Tuỳ Bút Xanh

(sưu tầm)

Ba 

Trái Tim Người Mẹ

Thần Tượng 

Nếu Thiếu Vắng Sẻ Chia 

Sinh Nhật Tuổi 24 

Một Thời 

Bạn Bè 

Về Nhà 

Hạnh Phúc Nào Hơn 

Kỷ Vật Trong Ba Lô 

Đồng Dao 

Thương Một Miền Quê 

Bồ Kết Thời Con Gái 

Hương Của Mẹ 

Mùa Thi 

Giỗ Của Ngày Xưa 

Liều Thuốc Hồi Sinh 

Gian Nan Ngày Hè 

Những Tiết Học Cuối Cùng 

Aùnh Trăng 

Viết Sau Ngày Valentine 

Những Đứa Trẻ Ngày Aáy 

Khát Biển 

Về Quê 

Ly Kem Thời Sinh Viên 

Bay Đi Mưa Chiều 

Con Đường 

Nhật Ký Nửa Đêm 

Hương Cau 

Đâu Rồi Tình Thân 

Những NgườiThầy Của Tôi 

Bếp Quê 

Những Lời MáDặn 

Chiếc Aùo Của Mẹ Tôi 

 

BA

Ba lên thành phố vào buổi chiều và chờ đến tối mới gặp con đi chơi về muộn. Càng ngày con càng ít về quê. Thế là lâu lâu nhớ con, ba phải gác công việc nhà vườn để đón xe đò lên thăm.

"Ông lên xem con mình học hành, ăn ở thế nào, nó có ốm lắm không..." – ba kể lúc đi mẹ cứ dặn hoài như vậy. Hai đứa em cũng rất nhớ anh Hai. Ba hỏi con hết chuyện này đến chuyện nọ. Con đi cả ngày về mệt nhoài, trả lời ậm ừ, rồi đi ngủ. Còn ba vẫn ngồi hút thuốc hết điếu này rồi điếu khác... Sáng chủ nhật con vẫn có việc phải đi. Hồi nhỏ, những lần hai cha con lên thành phố ở nhà ngoại, sáng nào ba cũng dắt con đi ăn cơm tấm ở quán đầu ngõ. Còn bây giờ thì con lật đật thay đồ rồi vội vã dắt xe ra cửa. Ba nhờ: "Con chở ba đến thăm nhà của cô bạn cũ ba ngày xưa, vì không lấy ba mà ở vậy tới giờ. Ba xin mẹ ký "giấy phép" đàng hoàng rồi mới dám đấy!". Con cười: "Ôi, tóc ba muối tiêu rồi mà còn... Thôi thì con sẽ chở ba đến, rồi con đi. Ba tự đón xe ôm về nhé!". Buổi chiều, đúng ra con chở ba ra bến xe, nhưng thấy con nằm có vẻ mệt mỏi nên ba nói: "Thôi để ba đi một mình cũng được rồi, con cứ nghỉ ngơi cho khỏe". Con đi ăn cơm chiều một mình như thường lệ ở một quán bình dân. Banø bên cạnh có hai cha con vừa ăn vừa chuyện trò đủ thứ. Người con là sinh viên ở ký túc xá, được bố mới lên thăm nên gương mặt hồ hởi và rõ là vui lắm. Anh ta hỏi bố thật nhiều, từ chuyện gia đình đến chuyện đi đường của bố có mệt không, rồi lại ồ lên kinh ngạc khi nhận ra mái tóc bố có nhiều sợi bạc...

Con bỏ dở dĩa cơm, chợt nhớ ba xách giỏ trở về quê một mình hồi chiều. Ba ơi...

Trung Nghĩa

 

TRÁI TIM NGƯỜI MẸ

Mọi người nói má mất vì bệnh già. Đó chỉ là một cách nói. Ở tuổi 71, má được xem là "nhân sinh thất thập cổ lai hy". Còn các bác sĩ chẩn đoán: bệnh tim. Theo cách hiểu của con, má mất vì đau tim. Bới trái tim nhỏ bé trong lồng ngực của má phải làm việc cật lực suốt cuộc đời. Trái tim đó đã quá tải bởi nỗi đau, nỗi lo, hy sinh và chịu đựng, và hôm nay trái tim đó ngừng đập.

Đã bao lần sinh nở, ấp ủ, chở che và nuôi dưỡng đàn con đông đúc cho đến lúc trưởng thành, má không một lời thở than. Chiến tranh, đạn bom, nghèo đói, và những thăng trầm của cuộc đời một mình má chống chèo. Đêm đêm, không lúc nào trái tim má được đập thanh thản. Má lo dậy lúc trời chưa sáng để gói từng chiếc bánh con đàn con kịp đem ra chợ bán. Những ngày đông tháng rét, cối sữa đậu nành má gò lưng xay để con có ly sữa ấm lòng. Các ngón chân của má xòe ra, thô ráp, chai sần vì phải bám chặt xuống nền nhà ẩm ướt lúc thức khuya dậy sớm, lúc má lội xuống ao rau muống hái từng bó kiếm tiền đong gạo cho con.

Rất nhiều lần, má sửa soạn hnững chuyến đi chơi, thăm bà con, bè bạn để rồi má chẳng bao giờ đi đâu cả. Chuyến đi xa đầu tiên của má cũng là lúc má đi mãi.

Sáng sáng, khi con cháu lục tục đi học, đi làm cũng là lúc má vấn khăn lên đầu, xách giỏ ra chợ, vừa đi vừa toan tính cho bữa ăn hàng ngày và khẩu vị của những đứa con.

Buổi trưa, nhìn đàn con xúm xít quanh mâm cơm, má lặng lẽ bê một chén cơm ra ngoài, chậm rãi ăn, sung sướng, hạnh phúc khi nhìn con cháu ngon miệng, sum vầy.

Giây phút nhàn rỗi nhất của má là buổi trưa vắng vẻ và chiều hôm khi công việc đã xong. Cơi trầu bên cạnh, má ngoái trầu và bỏm bẻm nhai, kể cho lũ cháu lau nhau nghe chuyện "đời xửa, đời xưa" của má.

Đêm nay, đêm đầu tiên trong căn nhà của mình, đàn con cháu ngơ ngác nhìn nhau. Quanh quất, nơi náo cũng có hơi thở của má, bàn tay của má, bước chân và giọng nói của má. Lần đầu tiên con hiểu ra rằng những người mẹ già mất đi, có nghĩa là trái tim của những người mẹ đó đã làm việc quá sức, không ngừng nghỉ suốt cả cuộc đời.

Hồ Tú Anh

 

THẦN TƯỢNG

Nó si mê anh, anh là thần tượng trong lòng nó. Bao nhiêu CD, video của anh nó đều có đủ cả. Những lúc túi đầy nó lại đến các tụ điểm để nhìn thấy anh, nghe anh hát.

Nó hay ngồi mơ mộng. Nó mơ được nói chuyện với anh, đi chơi với anh, ngắm bình minh và hoàng hôn trên biển cùng anh... Mơ tất cả những gì mà tuổi 18 của nó có thể tưởng tượng ra.

Những buổi giao lưu với anh nó đều đến, nhưng luôn cách xa anh. Nó thích nhìn ngắm anh.

Điều nó ao ước lớn nhất là được chụp hình với anh. Hôm nay, nó đập ống heo và rất vui vì tậu được máy ảnh. Nó đến tụ điểm anh thường hát và chờ anh trước cổng. Nó, lần đầu tiên nói chuyện với anh, cố kìm cảm xúc và run run nói: "Anh có thể chụp chung với em một tấm ảnh!". Và nó chờ đợi.

"Dở hơi", anh bảo thế và rồ ga đi mất. Nó sượng trân, mất hồn. Kể từ đó, mỗi khi tụi bạn khoe vé mời hay CD của anh, nó lại khẽ mỉm cười. Và nó nghĩ thà đứng xa nhìn anh như mọi lần nó sẽ không cảm thấy vụn vỡ như bây giờ.

Minh Vi

 

NẾU THIẾU VẮNG SẺ CHIA

Tôi vào đội công tác xã hội, mỗi mùa Giáng Sinh lại ‘hóa thân’ áo đỏ, mũ đỏ, khệ nệ quà bánh di vào từng con hẻm nhỏ. Đêm Giáng Sinh thật lộng lẫy, thật rực rỡ muôn màu. Đèn từ nhà thờ, từ phố, từ những tòa nhà cao ốc, từ những cây thông lấp lánh... hòa thành thứ ánh sáng lung linh, vương giả của đêm hội lớn. Nhưng khuất sau những nguồn sáng ấy, đôi chân chúng tôi bước trên mặt đất nhơm nhớp thứ bùn đóng lâu ngày. Nơi đây không có Giáng Sinh, chỉ có những căn nhà tole, ván ép lụp xụp, tối tăm. Không có những đứa bé xinh xắn trong những bộ quần áo mới với những gói quà đẹp, những chùm bóng bay sặc sỡ. Chỉ có những đứa bé rách rưới, khét nắng mà có lẽ cả tuổi thơ của chúng sẽ chẳng biết rằng đêm nay còn có ông già Noel. Chúng tôi đến và đã bật khóc trước những câu hỏi ngây ngô của các em: "Ông già Noel là ai vậy chị? Có giống cái ông thường cho em 3000 đồng mỗi lần đánh giày không? Có phải ông igà Noel thương con nít lắm không? Sao năm ngoái ông hổng tới?... Những túi quà nặng trĩu của chúng tôi bỗng trở nên nhỏ bé và ít ỏi hơn trước những tuổi thơ ấy. Dù đã dốc cạn cả những đồng tiền và những thứ dành cho buổi liên hoan nửa đêm, chúng tôi vẫn còn mắc nợ nhiều bàn tay. Biết làm sao được!

Hai giờ sáng, chúng tôi trở về với những chiếc túi không và nhiều khuôn mặt... ngái ngủ của những bạn chưa quen thức khuya. Đường phố vẫn còn nhộn nhịp, từng đoàn xe vút qua trên mặt đường phủ dày một lớp bông giấy. Giới trẻ đón mừng Giáng Sinh thật nồng nàn và phấn khởi với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Từng đội, từng nhóm tươi tắn, sang trọng trong những bộ váy mới vội vã bước trên đường; hờ hững và lạnh lùng trước ánh mắt của lũ trẻ tiễn đưa chúng tôi. Thiếu vắng lòng nhân ái và sự sẻ chia – ý nghĩa cốt lõi của đêm Giáng Sinh, những cuộc vui bạc triệu của các bạn liệu còn đọng lại được điều gì? Đêm Noel Sàigòn đã đẹp, nhưng hãy đẹp hơn nữa những tấm lòng nhân ái của tuổi trẻ!

Nguyễn An

 

SINH NHẬT TUỔI 24

Hôm qua, cha hỏi tôi về việc tổ chức sinh nhật. Rồi người hồ hởi tặng cho tôi món quà mà người đã giữ kín. Oà, đó chỉ là những bài báo của tôi trong suốt năm qua, được người cất giữ cẩn thận và đóng thành tập rồi photo lại. Tuy vậy, tuyển tập vẫn rực rỡ nhờ sự khéo léo tô màu của người. Tôi biết nó đã ngốn không ít thời gian và công sức của người. Lật từng trang giấy, đọc lại những bài báo, tôi chợt nhận ra nình đã viết rất nhiều thứ, từ thơ tình đến những bài phân tích ‘kinh tế’ nặng ký nhưng vẫn không có dòng nào cho mẹ, cho cha. Nhìn mái tóc muối nhiều hơn tiêu của cha và gương mặt đã đổ đồi mồi của người, tôi xót xa nghĩ tới ngày sẽ không có ai sưu tập những bài báo giùm tôi.

Chuẩn bị mừng sinh nhật tôi, mẹ lụi cụi lo toan từ mấy ngày trước. Dù vậy, mẹ vẫn không quên công việc thường ngày của một nhà giáo. Nhìn bóng mẹ bên ánh đèn vàng cùng trang giáo án, tôi chợt nhớ về những tháng năm khốn khó. Có ai tin một cô giáo yếu đuối như mẹ mà cũng đi bốc vác đường, bán bầu, bí ở chợ, nuôi bò... để kiếm tiền nuôi gia đình trong những ngày cha đi công tác xa. Rồi những ngày tháng cuối cấp, mẹ đã làm thêm để có tiền mua hột vịt lộn, óc heo... bồi dưỡng cho đứa con gầy gò học thi. Hai mươi bốn tuổi đời với một thân thể cường tráng, với bằng cấp nọ kia, tôi hiểu rằng trong từng thớ thịt, đường gân của mình có mồ hôi nước mắt của mẹ cha.

Mọi người vẫn cho tôi là người may mắn. Tôi tin. Nhưng tôi cũng hiểu rằng mình đã phải làm, phải học, phải cố gắng nhiều hơn hgười khác để có cơ hội đạt được sự may mắn đó. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng mình là người may mắn. May mắn vì cha mẹ đã giáo dục tôi tinh thần tự lập, thái độ yêu thương giúp đỡ mọi người ngay từ khi còn tấm bé. Tôi hiểu một cách sâu sắc về những điều mình đã nhận được từ tấm lòng mẹ, trái tim cha. Vì vậy, tôi không ngần ngại phải dốc hết sức, hết lòng vì nó. Dám hứa không tuổi 24 của tôi ơi?

Nguyễn Tuấn

 

MỘT THỜI

 

Ngày xưa, bọn mình hay lang thang sau mỗi lần tan học. Ta cứ nhớ hoài vị đậm đà của món quẩy nóng bên hồ Gươm và bánh tôm hồ Tây. Và cả những chiều đông heo heo lạnh, ta cùng bạn chui vào quán cóc ven đường, chợt buồn khi nghe Hà Nội mùa vắng những cơn mưa.

Ngày ấy, bọn mình vẫn vô tư, tiếng cười trẻ con vang trên từng góc phố, như xao động cả mặt nước sông Hồng.

Nhưng có ngờ đâu những tháng năm êm đềm, vô tư ấy bỗng vỡ ra khi bọn mình vào đại học. Ta phải cùng gia đìnnh chuyển vao Nam. Ngày ấy, ta biết bạn buồn lắm, và trong sâu thẩm lòng mình ta chợt nhận ra môt điều gì đó thật thầm kín. Nhưng ta im lặng và bạn vẫn không nói gì. Đêm, trước hôm đi, ta cùng bạn lại chui vào quán cóc quen thuộc, lặng lẽ lang thang qua từng góc phố. Hôm ấy, trời Hà Nội thật đẹp, mùa thu mà. Ngang qua phố Nguyễn Du, bạn dừng xe, hái cho ta thật nhiều hoa sữa.

Thế rồi ta vào Sàigòn, mang theo cả nỗi nhớ về Hà Nội. Bạn vẫn thường viết thư và gọi điện cho ta. Mỗi mùa thu, bạn gửi cho ta những bông hoa sữa ép khô và ‘đừng quên Hà Nội nhé!’.

Thời gian trôi qua, tình bạn của chúng mình đã thay đổi. Khi bạn nói ra điều thiêng liêng ấy thì tất cả đã muộn. Ta đã có bạn mới, bạn có trách ta không? Bạn im lặng và gửi vào cho ta băng nhạc ghi mỗi bài Hà Nội mùa vắng những cơn mưa. Ta khóc, ta hiểu bạn muốn nói gì.

Hãy tha lỗi cho ta, bạn nhé! Tại vì ta đã không biết đợi chờ.

Ly (Tp. HCM)

 

BẠN BÈ

 

Tôi là gái, còn bạn là trai. Lắm kẻ độc mồm bảo: trai gái hử, tất nhiên là ‘ấy’ rồi còn gì! Có người thì chép miệng: bây giờ ra đường thấy trai chở gái, ngoài anh em thì cứ y là bồ bịch! Tôi cười. Bạn cũng cười. Thế mà không đấy! Mấy năm học chung ở phổ thông, lên đại học ở cùng nhà trọ, thứ tình cảm nảy nở giữa tôi và bạn chỉ đơn giản: tình bạn!

Người ta nói hai người yêu nhau giống nhau nhiều điều lắm. Thì tôi với bạn cũng giống đấy. Hai đứa có chung cái gnhèo, chung nỗi nhớ cồn cào chốn quê hiền lành, mộc mạc, ẩn bên một dòng sông cũng hiền lành và mượt mà như tóc con gái. Mỗi tối thứ Bảy, hai đứa vẫn chung trên chiếc xe đạp vòng vòng xuống phố, nghêu ngao bài Xe đạp ơi. Những đêm trăng

 

 

VỀ NHÀ

 

Tháng mười hai ơi, chờ tôi. Đã không dưới một lần tôi và các bạn cùng học ở Viện Đại học IIMC (Delhi) ngước cổ lên trời và thốt lên như thế mỗi khi những chiếc máy bay của Hàng Không Aán Độ bay ngang qua khu ký túc xá. Dù đến từ 17 nước khác nhau với đủ các màu da, giọng nói, nhưng mỗi người đều có một mảnh quê hương thương nhớ trong lòng. Khi khoá học 5 tháng kết thúc, lạ thay, niềm vui đoàn tụ với gia đình lại quyện hoà với nỗi lòng quyến luyến với những gì đã có, đã thấy ở đây.

Khi chiếc máy bay rời mặt đất, ánh đèn đêm Delhi mờ dần như những chùm sao rất xa, toi thất đồng cảm với ý nghĩ của một người bạn đã về nước trước vài tháng: ấn tượng mọi người mang về từ đất nước này có điều gì đó thật đặc biệt, giàu tính chất nhân văn. Gạt đi những cảnh nghèo đến thương tâm ở một nước đang phát triển, cảnh phân biệt đẳng cấp ở một quốc gia dân chủ… thì đọng lại trong ký ức của riêng tôi là tấm lòng mến khách và sự tôn trọng thiên nhiên cùng với những giá trị tinh thần của họ. Dù bạn vội đến thế nào, thì khi đến chơi, chủ nhà cũng cố mời bạn bằng được một tách trà ấm nóng. Con trai hầu như không hút thuốc trước mặt bố, còn con gái ra đường ăn mặc kín đáo đến độ người khác giới chỉ còn có nưóc… tưởng tượng mà thôi.chật hẹp như hàng trăm thủ đô khác nhưng Delhi là một trong vài thủ đô trên thế giới có rừng trong thành phố. Nơi đây không chỉ là nơi hội tụ muôn màu của bức tranh đời sống con người mà còn là nơi trú ngụ, sinh sôi an toàn của hàng ngàn loài cây, hoa và chim thú…

… Sau 4 giờ bay, giã từ cái lạnh tê người của Delhi, Bangkok đón tôi bằng sự ấm nóng, ồn ào đầy bận bịu và vội vã. Asian Games rót về cho thành phố này không chỉ cái không khí thể thao mà tất nhiên, cả cái hơi thở dễ dãi, cởi mở đến phô trương của dịch vụ sex-tour rẻ tiền trên thân xác con người. Khi thành phố buông đèn mới là lúc khách thập phương có được diễm phúc chiêm ngưỡng bộ mặt nhờ nhờ của những đấng mày râu nơi đây. Thật đáng tiếc vì những khuôn mặt ấy chỉ cất nổi vài từ tiếng Anh ngọng nghịu mời khách xem những cuốn album đầy ắp khuôn hình mà người có đạo đức chẳng bao giờ để mắt. Dù phố xá ở Bangkok sạch trơn không một cọng rác, người bạn tôi cứ luôn miệng thốt lên: "Ô nhiểm quá!".

… Hà Nội của tôi đaây rồi. Diện mạo thành phố không mấy đổi thay so với 5 tháng trước đây. Những con đường quen hiện dần ra trước mặt chứ không còn trong nỗi nhớ nơi xa xôi. Aán tượng đầu tiên khi về tới đất nước thì chẳng dễ gì quên được…

Thanh Huyền

 

 

HẠNH PHÚC NÀO HƠN

 

Buổi tiệc sinh nhật đưọc tổ chức trong một quán cà phê sang trọng trên đường Võ Thị Sáu. Nến, hoa lung linh, rực rỡ, những khuôn mặt thành đạt hớn hở quay cuồng trong tiếng nhạc. Mình lặng lẽ nơi góc phòng ngắm nhìn các bạn. Ai cũng đi làmø ở các công ty nước ngoài, lương tháng tính bằng "đô", nói với nhau bằng ngôn ngữ của kinh tế thị trường. Chợt một giọng nói cất lên: "Sao cô giáo, lương tháng được bao nhiêu?", "Bốn trăm". Tiếng cười vang lên: "Cứ cho điểm thấp. Kéo chúng nó học thêm. Thu nhập cao hơn bọn này đấy!". Mình cưòi buồn và tự nhủ nhà giáo có những suy nghĩ khác với nhà kinh tế. Bởi thế ngày xưa anh hay nói: "Em chỉ làm cô giáo chứ không làm gì được ". đó phải chăng là lý do để anh chia tay vào một đêm mưa buồn tháng tám?

Thứ hai đến lớp, lòng chợt thấy ấm áp vá hạnh phúc khi nhìn những khuôn mặt thơ nhây của các em. Cảm thấy yêu qúy vô cùng những gì mình đang có. Thu nhập cao chưa hẳn là mục đích cuối cùng trong cuộc sống.

Một đoá át mưa. Mưa cứ rả rích từ chiều hôm trước. "Năm giờ rưỡi" – nó nghĩ vậy và bắt đầu công việc giao báo buổi sáng của mình.

Từ căn phòng trọ đến tòa soạn phải đi một đoạn khá xa. Ít nhất phải mất 20 phút và phải qua những con đường vắng, rất vắng. Aáy là chưa kể đến những hôm không may trời đổ mưa như hôm nay.

Sáu giờ rưỡi, tờ báo cuối cùng trên tay nó vừa được giao xong. "Hai trăm nhân năm mươi"- nó nhẩm tính một điều gì đó rồi khẽ nói môït mình: "Ừ, cũng đủ cho một ngày". Nó vẫn còn 15 phút để đi thêm một đoạn khá dài đến trường cho kịp giờ học đầu tiên trong ngày.

11 giờ rưỡi, tan học, phòng trọ không có chỗ để ngồi học.

Chiều tối mưa như trút nước. Nó vội vã lội mưa ra về. Căn phòng trọ sáu người ở tận cùngg con hẻm có vẻ vắng lặng hơn. Tối tăm hơn thường ngày. Nó cởi bỏ áo mưa, bước vào phòng. Đèn bỗng dưng được bât sáng. Lũ bạn hát tướng lên mấy câu: ‘Happy birthday to you..’. nó chưa kịp hoàn hồn, Dũng đã nói to như thét: ‘Hôm nay ngày... tháng.... năm... là sinh nhật thứ 20 của G...’. nó sực nhớ đến ngày sinh của mình. Nhìn xuống nền nhà, nó thấy môt xoong chè và một bình rất nhiều hoa giấy. Nó cảm động lắm, đến nỗi chỉ có hai chữ cám ơn mà cũng không biết nói sao cho trọn vẹn...

Cả bọn lại nhốn nháo hẳn lên bên nồi chè. Lẫn trong tiếng mưa rơi, tiếng hát và cả những tiếng va rất khẽ của chén bát, có tiếng ai đó thốt lên: ‘Chè hơi hôi mùi khói nhỉ?’, ‘Phải rồi, đậu cũng còn sống đấy!’. Còn nó, nó vẫn chậm rãi nuốt trôi đi từng thìa, từng thìa... và cảm nhận thây chè hôm nay ngọt lắm..., ngọt đến vô cùng!

Đăng Ái

 

 

KỶ VẬT TRONG BA LÔ

 

Mùa đông năm ngoái, tôi dành dụm mua cho mẹ chiếc áo len và tấm chăn bông đơn vị cấp về làm quà cho mẹ. Mẹ tôi không vui như tôi nghĩ: ‘Mua sắm chi tốn tiền, Mẹ quen rồi con ạ’. Chiếc chăn bông Mẹ không đắp. Lần sau về, tấm chăn bông được buộc sợi dây lạt treo góc nhà. Tôi khuyên Mẹ thế nào cũng không được.

Tôi lại thương Mẹ hơn. mẹ khổ nhiều rồi, những ngày cuối đời mong Mẹ sống thanh thản để con bù đắp phần mất mát, thiệt thòi cho Mẹ. Ngày tôi lên đường nhập ngũ, Mẹ cầm chặt tay tôi run lên, không quên nhắc tôi mang theo chiếc áo len đã sờn cũ, to đùng. Chiếc áo ây khi xưa là người bạn đồng hành theo suốt những năm tháng đến trường. Và bây giờ là kỷ vật luôn nằm trong ba lô củâ tôi... .Mẹ phải bán đi mấy giạ thóc cho tôi đủ ấm học hành. Ba mất sớm, gia dình có sáu anh chị em, gánh nặng lại đè lên đôi vai của Mẹ. Mẹ lam lũ như thân cò lặn lội với ruộng đồng, luống rau. Lúc rảnh, Mẹ quàng đôi quang gánh lên tận vùng xa, là thuê cuốc mướn hay nhặt lượm những củ khoai, quả bắp đắp đổi thêm cho bữa ăn gia đình. Mấy năm liên tiếp gió bấc kéo về, lúa đồng đang trổ đứng trơ góc rạ. Ngáy chĩ có hai bữa ăn, một hạt cơm cõng năm bảy lát sắn, đệm thêm canh rau lang với muối.. tối, bên ngọn đèn dầu heo hắt, Mẹ đem những tâm chăn bằng vải dù của pháo sáng ra khâu vá lại cho lành lặn, đan thêm những tâm tranh lót cho anh em tôi đủ ấm,ngủ ngon. Khó khăn chồng chất, anh tôi bỏ học theo chân thợ hồ tứ phương. Chị xin một chân trong lò gạch, đỡ đần để Mẹ bớt khổ. Tôi là con út được ‘ưu ái’ tiếp tục học hành.

Mùa đông lại về, kéo theo những cơn bão tôi đâm ra sợ: ‘Mẹ già như chuối chín cây, gió lay Mẹ rụng con rày mồ côi...’.

Lưng Mẹ lại còng hơn, để cho con đứng thẳng tiếp bước vào đời. Mùa đông ơi hãy đừng về,bão hãy tan đi! Nắng lên vườn nhà mang hơi ấm cho Mẹ và bao bà Mẹ khác nữa gió nhé...

Phong Nam

 

 

ĐỒNG DAO

 

Mưa Sài Gòn khác lắm! Nhưng mưa rơi vẫn làm ta chạnh lòng nhớ mùa mưa quê mình. Những cơn mưa mùa đông âm thầm dai dẳng rơi xuống từng góc phố. Những cơn gió heo may cùng cái rét tràn về là lạnh cóng những bà chân trẻ thơ, phủ lên nỗi nhọc nhằn của Mẹ. Ta lớn lên đi qua bao mùa giá rét, cứ ngây thơ nghĩ rằng: sao ghét quê mình thế? Để bây giờ khi đi xa lại nhớ quê mình đến lạ!

Nhớ quay quắt một thời thơ dại! Nhớ những buổi chiều tan trường cùng lũ bạn về dưới cơn mưa. Những bàn chân trần nhỏ xíu lội bì bõm xuống từng vũng nước, hất tung tóe lên nhau. Về nhà, Mẹ vội vàng cuống quýt lấy khăn lau sợ ta ốm. Rồi những buổi tối mùa đông, ngồi học bài trên cái bàn nhỏ xíu gắn liền trên đầu giường mà cha đã làm cho hai chị em, quàng tấm chăn bông lên người, ấm ap trong từng hơi thở và trong cả tình thương của cha Mẹ.

Khi lớn lên, ta thấy thú vị, biết buồn vẩn vơ khi cùng đứa bạn thân lang thang trong mưa. Mưa xứ Bắc lạnh lắm! Ai đã một lần đi qua chắc không thể nào quên được cái rét. Bây giờ khi đi xa, ta mới nhận ra rằng đó chính là cái nét đáng yêu của mùa mưa quê nhà.

Bây giờ quê nhà lại sắp vào mùa mưa. Sao nhớ quá!

T. Tuyết

 

THƯƠNG MỘT MIỀN QUÊ

 

Anh chưa về Quảng Trị quê em, mà câu hát ‘...cửa Tùng sóng vội chia ly...’ nghe ngọt ngào ray rứt. Có phải chăng Vĩnh Linh miền quê bom đạn dội, em lớn lên trong khắc khoải nắng gió Lào...

Mẹ không còn, em gánh nước nấu cơm; thương cha bụi sờn vai tóc bạc; cha bây giờ thuộc về cha người khác – rưng rưng buồn một điệu ca dao:

‘Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng’.

Em bảo rằng anh qua sông Hiền Lương, tìm doi cát hái trái dưa giữa mùa nắng cháy, cắn một miếng nghe ngọt ngào tình con gái; em vụng về trong tuổi cánh thơ bay.

Dấu tích chiến tranh vẫn còn hoang phế trên lưng, mộ Mẹ mình dẫu chưa thành lăng tẩm, gập gềnh dòng sông chiều nghiêng bọt sóng, cho anh giang tay gom ký ức giữa đôi bờ.

Anh sẽ về nơi Thành cổ xưa, gửi niềm thương ‘bên ni... bên nớ’, nghe câu ca trong chiều bạc gió, cửa Tùng êm quẫy biển bạc muôn màu...

Nguyễn Hữu Thái

 

 

BỒ KẾT THỜI CON GÁI

 

Tôi đi làm xa, một năm dăm ba lần về thăm nhà. Lần trước tôi mua về biếu Mẹ một chai dầu gội đầu loại đắt tiền.

Lần sau về, chai dầu vẫn còng nguyên trên giá. Giận Mẹ... chê đồ con mua, Mẹ bảo nào phải, ấy là Mẹ không quen xài. Thế trước giờ Mẹ vẫn... Ừ, nhhững phiên chợ ngày Mẹ vẫn ghé mua về những trái bồ kết, thứ mà Mẹ vẫn thích và dùng để gội đầu bao lâu nay.

Trái bồ kết đen đen, nướng cháy lên nghe mùi khen khét, thả vào nước âm ấm ra màu nâu nâu. Lược bỏ xác, lấy nước gội đầu, chất bẩn cứ như là thi nhau ra hết, trả lại cho tóc vẻ mượt mà óng ả. Ngày xưa, Mẹ vẫn thường tự tay nấu những trái bồ kết và ngồi xối từng gáo nước mỗi khi tôi gội đầu. ‘Cố mà giữ mái tóc con ạ, đó là cái vóc, cái dáng người con gái’. Bây giờ, có thể thành thị hiếm khi thấy những trái bồ kết, có thể các cửa hiệu đầy dẫy dầu gội đầu, và có thể bàn tay cô thợ gội đầu hẻm êm nhẹ làm sao... Tôi đã quên mất những trái bồ kết thời con gái. Để rồi chiều nay ngồi xối nước cho Mẹ, tình thương chợt trào dâng khi nhận ra tóc Mẹ bạc và rụng nhiều.

Vậy đó, mọi cái đeều có thể thay đổi theo thời gian, nhưng Mẹ cứ vẫn là Mẹ.

Để tôi luôn hnớ mình phải là mình.

Đ. B. Th

 

HƯƠNG CỦA MẸ

 

‘Ai xôi đây’. Má! Con bật dậy. Không, không phải!

Đó là những buổi sáng đầu tiên.

Thời gian trôi đi nhanh quá. Con không bật dậy. Nhưng con lắng nghe. Đôi gánh oằn vai, lầm lũi trong ngõ hẹp. Má! Không, hình ảnh của Má!

Con mua xôi. Con thầm mong nhiều người mua xôi của Má. Má chắt chiu. Má dành dụm. Má mong con thành người từ những gánh xôi. Con âu thơ. Con khôn lớn. Con đi xa. Con bao giờ cũng được hương xôi nếp dịu dàng ấp iu, nâng đỡ.

Người bán xôi già nua. Con lắng nghe. Con như nghe thấy từng hơi thở. Con như cảm nhận được mùi mồ hôi cay nồng. Và, con như đọc được cả từng ý nghĩ. Có người Mẹ nào lại khác người Mẹ nào!

Sáng nay trời mưa. Người bán xôi vẫn còn nặng gánh. Con đạp xe đi qua. Con quay trở lại... Hương nếp thơm nồng bao giờ cũng trìu mến níu chân con. Kìa, vai Má oằn đi vì gánh xoi quá nặng hay lưng Má còng vì gánh nặng ước mơ con?

Nguyễn Phan

 

 

MÙA THI

 

Vậy là đa õba lần vòng tuần hoàn thu – đông – xuân – hạ của đời sinh viên. Ngày tháng cuối càng đến gần thì chúng ta lại càng ít gặp nhau: thư viện – giảng đường – văn phòng khoa... là những nơi chúng ta chen chúc và quay như chong chóng để chuẩn bị cho mùa thi tốt nghiệp. Bài vở chất chồng chấm dứt những buổi cà phê lang thang. Mớ tiểu luaaận đè nặng đã lấy hết những buổi xem phim và rong ruổi... Thi thoảng gặp nhau giữa trường, chỉ kịp cười môt cái, than vài câu, ghẹo nhau vài chuyện là đã cong lưng như chạy.

Chiều, từ thư viện về ngang trường, biết là đã muộn mà vẫn mong có một gặp gỡ nào đấy với bạn bè. Gửi xe vào trường, lên giảng đường và chợt ngỡ ngàng trước vẻ trống vắng của nó. Chỉ một lúc thôi, rồi lại bật cười giễu mình ngây ngố. Ngồi xuống chỗ quen thuộc, tự dưng thèm nghe lại một tiếng nói quen, thèm chia sẻ một nụ cười quen và thèm gặp lại một khuôn mặt đã thân quen bao ngày tháng. Không có! Và chợt dưng lòng thấy sợ hãi trước những ngày sắp đến. Những ngày mai chỉ có mình ta trên cuộc mưu sinh vạn dặm. Cái ngày mai không có ai để chia sẻ thật lòng mọi buồn vui. Đó là ngày mai đơn độc tranh đấu. Trong thoáng nghĩ quay quắt này, chỉ ước ao sao khi ngày mai ấy đến, bất chợt gặp lại nhau ta vẫn tay bắt mặt mừng.

Thôi nhé, mùa thi... Vẫn còn đấy bao bận rộn học trò mà ta phải hoàn thành. Vẫn còn đấy vòng tay bạn bè thân ái bên nhau. Chắc chỉ có mình ta lơ đãng và thiếu tự tin nên lo xa về mọi chuyện chưa xảy đến. Hai chữ bạn bè tuy cụ thể nhưng lại rất trừu tượng, tuy hạn hẹp mà lại mênh mông. Ở bên này cửa trường, chúng ta là bạn; nhưng bước qua lằn mức bên kia, chúng taa chỉ còn có bè trong vòng quay xã hội... Vòng quay mà khi ta cuốn mình vào đó, cửa trường sẽ mỗi lúc mỗi xa... Bạn bè sẽ mỗi lúc mỗi lạ... Đó là điều tất yếu, nếu ta không dành cho nhau một góc nhỏ trong tim có dấu ấn của cánh phượng hồng...

Lâm Minh Trang

 

GIỖ CỦA NGÀY XƯA

 

Không gần gũi, ít tới lui, chỉ họa hoằn lâu lâu Má tôi từ Hà Nội vào chơi, tôi mới có dịp đi cùng Má thăm bác Năm Nguyễn. Vậy mà Bác vẫn nhớ đến tôi. Tháng ba hàng năm, cứ như đến hẹn lại lên, bóng dáng gầy choắt của tuổi già ngoài 70 lại xuất hiện ở cơ quan tôi, hoặc bận không đến được thì Bác lại nhờ gnươi nhắn tôi đến dự giỗ Bác trai.

Chỗ ở hẹp, nấu nướng cũng đơn giản, nhưng giỗ bao giờ cũng đông người. Phần đông là bạn bè, đồng chí của hai Bác và cũng là của ba má tôi thời kháng chiến. Bao lần như một, tôi đến, Bác Năm đều cầm tay, đưa tới giới thiệu với vài cô, chú, bác nào đó: thằng con của anh Chín Kỳ và bà Âu đây. Rồi từng người một lại trìu mến nắm tay tôi, ít nhiều kể lể về những ngày xưa ở Đầm Dơi – Cà Mau (khu kháng chiến cũ). ‘Hồi ấy khổ cực gian truân lắm cháu ơi. Có lúc má cháu phải bế cháu xuống hầm tránh bom... Này, hồi đó Ba cháu hay đi công tác, bọn cô thường qua nhà ông Năm Sứt – chỗ trọ của Ba Má cháu – để bồng dỗ cháu đấy. Có lần cô vừa bồng lên, cháu đã tè ướt cả người cô...’. Hàng chục năm đã trôi qua, với bao công việc, con người đan xen, vậy mà Bác Tiểng, chú Bảo, chú sáu Thái Lan vẫn nhớ rõ: ‘Cháu sinh đúng vào ngày đình chiến Triều Tiên đó nghe!’. Rồi bao lời, bao chuyện ngày xưa về Ba Má tôi, về cơ quan, về các cô, chú cớ tuôn trào suốt bữa giỗ. Và tôi, kẻ chi vài tháng tuổi trong cái ngày xưa ấy, chỉ biết lặng im ngồi nghe. Nghe để thầm cảm nhận rằng cái tình, cái nghĩa của những con người sống chết bên nhau thời ấy đậm đà, đẹp đẽ biết bao. Đậm đến mức lớp bụi thời gian cũng chẳng thể nào phủ che được.

Tháng ba năm nay, tôi lại đến nggôi nhà tập thể nhỏ nhắn ở góc đường Ngô Thời Nhiệm – Trương Định để thắp nén nhang lên bàn thờ Bác trai Năm Nguyễn. Lần này vẫn chuyện ngày xưa,nhưng được đệm thêm chuyện hôm nay và cho ngày mai. Các bác, các cô, chú bàn việc phát triển hội viên câu lạc bộ truyền thống kháng chiến, trong đó có cả lớp con cháu đi sau như tôi, dù chưa trải qua một ngày kháng chiến nào. Chú Bảo đưa tôi lá đơn xin gia nhập câu lạc bộ, nói: ‘Các chú, bác lớn tuổi cả, rồi sẽ ra đi như bác Năm, như ba cháu. Lớp tụi cháu phải vào, để kế tục truyền thống gia đình’. Tôi nghe buồn man mác. Rồi sẽ không còn những bữa - giỗ - của - ngày - xưa mà cũng là những buổi bồi dưỡng ngoại khóa về niềm tin của tôi ư? Mới nghĩ xa mà đã thấy cảm giác hụt hẫng thật gần.

Nguyễn Lưu

 

 

 

LIỀU THUỐC HỒI SINH

 

Đi giữa cái nắng của Sài Gòn, con lúc nào cũng nhớ về quê nhà xa tít. Mùa này quê mình nóng lắm phải không Ba? Rẫy cà phê chắc cần thêm nhiều nước tưới, nghe Mẹ nói đào giêng sâu lắm mới tìm được nước. Vậy là bao nhọc nhằn thêm đè nặng vai Ba. Thương Ba nhiều, con chắt chiu những đồng tiền Mẹ gửi và tự nhủ với lòng phải cố gắng làm thêm.

Quê xa, Mẹ bảo mỗi năm về thăm một hai lần là đủ. Lần trước về nhà thấy hoa cà phê màu trắng phủ bạt ngàn, con mừng lắm nhưng chợt thảng thốt nhận ra rằng đó cũng là màu trên mái tóc Ba. El Nĩno đem cái nắng như thiêu đốt. Phải chăng cái nóng này làm màu da Ba sạm thêm trên nương rẫy, và lamø mắt Mẹ thêm thâm quầng với bao trằn trọc, lo toan.

Sáng nay đọc báo biết quê nhà có mưa, con mừng phát khóc. Vậy là Ba Mẹ bớt khổ rồi! Vị mặn của nước mắt rơi giống như vị mặn của mồ hôi Ba làm mảnh đất quê nhà như thêm độ phì nhiêu.

Chiều nay bước vào giảng đường lòng con dịu lại. Ba Mẹ bớt nhọc nhằn làm con yên tâm hơn, như những con mưa vừa rồi giúp rẫy cà phê quê nhà có thêm vài liều thuốc hồi sinh phải không Ba?

Nguyễn Dương Quân

 

GIAN NAN NGÀY HÈ

 

Tháng Sáu. Bạn bè gặp nhau thường hỏi: ‘Hè có về quê không?’. ‘Ờ, cũng không biết nữa...’. Không biết trả lời sao, về hay không về? Cuộc sống của những sinh viên xa nhà nào biết được, nhiều khi muốn về quê, đành ngân ngấn nước mắt ở lại với cái nóng Sàigòn.

Cứ mùa hè đến thì người ta thường nói về những cuộc chơi và những ngày giải trí. Nhưng cuộc sống đâu chỉ đơn giản như thế. Hè đến là lo, là buồn thế là lao vào kiếm việc làm. Dạy kèm, tiếp thị, bán cà phê, bán báo... Việc gì cũng làm, miễn sao là đừng quá sức mình. Hè đến, ai mà không muốn về nhà. Nhìn sắc phượng đỏ rực trên hè phố mà nao lòng bởi nỗi nhớ quê. Thế mà... Cũng chỉ vì mong mấy ngày hè không phải đến trường, gắng làm thêm chút nữa cho Ba Mẹ đỡ vất vả nơi quê nhà. Để cho quen với cuộc sống xa nhà một mình tự lập.

Mùa hè. Viết những dòng này cho L. - thằng bạn cùng quê đã có hai mùa hè bên những căn nhà mới xây hăng hắc mùi sơn mới. Suốt cả ngày tiếp xúc với thứ nước sơn có mùi đến nhức óc, đến lột cả da tay mà vẫn cười, vẫn khẳng định: ‘làm thêm một mùa nữa để có tiền nộp học phí’. Còn D., người bạn thân luôn năng động trong cuộc sống: bán cà phê, bán thuốc lá, rồi bị chủ đuổi vì không chịu nghe lời... hè này ở lại Sàigòn chưa biết làm gì. Còn về quê thì thấy cảnh cha mẹ quần quật sớm hôm mà cầm lòng không được.

Chợt nghĩ mùa hè đâu chỉ có tiếng ve và hoa phượng. Mùa hè đâu chỉ có những chuyến đi về. Nên với những bạn bè tôi, mùa hè còn gian nan lắm.

Hứa Hải

 

 

NHỮNG TIẾT HỌC CUỐI CÙNG

 

Quản trị, kinh tế Việt Nam & thế giới, lao động, phóng viên... – sáu môn học của học kỳ II, năm 4 cũng là những tiết học cuối cùng của thời sinh viên. Những ngày này, lớp mình dường như ai cũng mang tâm trạng giống một dứa trẻ trước giờ mải mê đọc một mạch quyển truyện tranh hay, nay còn vài trang cuối mới chợt giật mình nhìn lại và cảm thấy tiếc nên phải đọc chậm lại từng chữ, từng chi tiết, ghi nhớ từng gương mặt!

Những đứa hay đi làm thêm nhất, lúc này cũng tranh thủ đến lớp đều đặn. Lũ con gái học buổi sáng xong, rủ nhau đi ăn trưa và ở luôn lại trường để vừa tỉ tê tâm sự, vừa chờ tiết học buổi chiều. Cánh con trai coi bộ cũng lắm chuyện. Một đứa cắt tóc cao? Gán cho cái tên kiểu tóc đó là... El Nĩno và khen, chê tới bến! Một bạn vừa thi đậu bằng B sinh ngữ? Tin truyền nhanh như... Internet, thế là phải dẫn lũ bạn ra căng-tin chớ hỏi gì nữa! Mùa thi đến có đứa bị bệnh? Sau giờ học cả bọn đội nắng kéo nhau đi thăm: ‘Mày đừng lo, mấy con rồng Châu Á còn có lúc bệnh nữa là!’, rồi photo giúp bạn có tài liệu ôn tập...

Tuần này hồi hộp chép lịch thi. Tuần sau các sĩ tử sẽ lúi húi làm bài. Thoáng một cái đến ngày thi tốt nghiệp cho coi. Rồi sau đó?

P. thực tập loại giỏi trên báo PL, H. bấy lâu vẫn có tin kinh tế cho tóa soạn V, K. có mấy bài văn nghệ trên TT, M. sáng tác tốt, được HHT mời về rồi... Sướng nha! Lấp lánh trong ánh mắt mỗi đứa là những ước vọng cho một làn gió mới...

Từ trên hnững dãy lầu A, B đã trở nên quá đỗi thân quen nhìn sang bên kia cổng trường, cây phượng già đang thắp lửa. Màu đỏ đến nao lòng. Câu chuyện về một thời sinh viên dần khép lại. Và mở ra...

Trung Nghĩa

 

ÁNH TRĂNG

 

Thành phố bây giờ nhìn đâu cũng thấy quảng cáo. Hở ra khoảng nào là người ta treo ngay đèn màu, bảng hiệu vào khoảng đó. Những khoảng không gian chật hẹp được tận dụng một cách triệt để. Chẳng phải cứ mặt tiền mới mở được quán café. Những lối đi hẹp, những chiếc cầu thang gỗ ngoắt ngoéo, những cái saân thượng ẩm ướt rêu phong hóa ra lại là những đặc điểm đáng yêu, đáng nhớ của một quán café.

Nhà anh cũng có một cái sân thượng như thế với chiếc cầu thang gỗ ngoắt ngoéo rất đặc trưng của phố cổ Hà Nội. Lần nào bạn bè đến chơi, anh cũng bảo thằng con trai bảy tuổi mang chiếu lên sân thượng trải để bố và các cô chú ngồi uống nước, nói chuyện. Lần đầu tiên lên sân thượng nhà anh, tôi đã đứng ngây ra như trời trồng, choáng ngợp bởi cái không gian thoáng đãng, rộng rãi đến không ngờ trước mặt. Tứ cái không gian này nhìn xuống, hồ Gươm sáng lấp lánh với dòng xe cộ chạy vòng quanh như đèn kéo quân. Xung quanh, mái ngói cũ nát lô xô, im lặng và buồn bã dưới anh trăng bàng bạc. Hà Nội thật đẹp khi nhìn từ độ cao này, độ cao khiến cho tiếng xe cộ chạy nườm nượp dưới đường khi vọng lên chỉ còn là tiếng ì ầm xa vắng.

Anh chỉ cười khi mọi gnười gợi ý: "Sao không mở một quán café trên này? Quang cảnh ở đây Flagon (tên một quán café nổi tiếng ở Lò Sũ) nằm mơ không thấy". Trước đó anh đã từng từ chối mấy người ở công ty quảng cáo khi họ đến đặt vấn đề dựng biển quảng cáo trên sân thượng nhà anh. Một kẻ gàn dở, một người không thực tế, không thức thời? Tôi không biết, chỉ biết rằng đêm đêm vào những ngày trăng sáng, anh và cậu con trai bảy tuổi lại bê chiếu lên sân thượng. Ơû đó, hai bố con nằm giang tay hóng gió, ngửa mặt nhìn trăng, đếm sao. Bên dưới, thành phố tấp nập, chi chít bảng hiệu và đèn màu. Chẳng có chiếc bảng hiệu nào và chùm đèn màu nào che chắn được tầm mắt của họ.

Lưu Hương

VIẾT SAU NGÀY VALENTINE

 

Cánh hồng ấy vẫn nằm trang trọng nơi góc tường. Đôi lúc em tự hỏi tại sao mình lại có được một tình yêu thú vị và diệu kỳ. Bới em vẫn hay cúi mặt và cắn một chút tủi thân lên môi. Em chỉ là cô thợ may bình thường.

Ngày Valentine nào dường như cũng đẹp trời, đang độ xuân mà. Mây thì xanh, nắng thì tươi, em thì cặm cụi bên đống hàng lỡ hẹn với khách. Một chút nắng len qua cửa sổ, xoay xoay theo cái ống chỉ đang quay. Rồi anh che khuất nó đi. Em ngước lên, ngỡ ngàng đến bàng hoàng khi nhận ra một cánh hồng đọng đầy những giọt sương. Cánh hồng trong tay em, còn tay em thì trong tay anh. Bàn tay anh ấm nóng lạ kỳ.

... Em cắc cớ: "Nhưng nếu hôm ấy không là ngày Valentine, liệu anh có tỏ tình không?". Anh cười: "Ngốc ạ, để thêm đúng điệu mùi mẫn, vậy thôi". Ưø, có lẽ. Valentine cho anh một chút can đảm, một chút nồng nàn. Valentine cho em một điều bất ngờ. Điều bất ngờ từ trong ước mơ.

Mây vẫn xanh, nắng vẫn tươi, em vẫn tự tay may cho anh những hciếc sơ mi xinh xắn. Valentine này nữa là mấy Valentine rồi, tình yêu mình thêm tuổi. Cánh hồng nếu có héo thì cũng chỉ do thời gian chứ không do em. Em vẫn thế, vẫn nhỏ bé và hạnh phúc trong tình yêu anh. Và cả sợ, những ngày công việc cuốn anh đi không về. "Ngốc ạ, ai mà bắt anh. Khi người ta yêu, người yêu mình luôn là hoa hậu, để mình về".

Em vẫn chăm chút tình yêu mình hằng ngày. Cảm ơn một ngày Valentine mang anh đến cho em. Cảm ơn tình yêu của anh mang cho em cuộc sống ý nghĩa tràn đầy. Valentine này bận bịu nhiều công việc, chắc là øanh không rỗi để ở bên em. Nhưng em vẫn biết khi anh về, dẫu là chiều, tối hay khuya luôn có một cánh hồng dành cho em. Như ngày xưa...

Để em vẫn nghe mình có một ngày Valentine ấm áp.

Huyền Đăng

 

NHỮNG ĐỨA TRẺ NGÀY ẤY

 

Con nhớ ngày thơ, những trưa hè nắng chang chang, gió Lào thổi nhẹ rát nồng da mặt, con thường trốn cha mẹ, chân trần đầu không đội nón, lang thang với lũ bạn cùng xóm qua khắp các góc phố nghèo trong thị xã bắt ve sầu, hái phượng, bẻ cây. Con nhớ có một loài hoa gắn liền với tuổi trẻ chúng con ngày ấy là hoa cứt lợn. Hoa không sang trọng nhưng trong mắt chúng con hoa thật đẹp, nhiều màu sắc, nổi bật nhất là hai màu đỏ, trắng. Hoa mọc đầy bên bờ hồ, chúng con hái thật nhiều hoa rồi đưa về nhà, đứa nào cũng xâu thành từng chuỗi làm vòng đeo cổ. Thị xã nghèo, nhà đứa nào cũng nghèo nên chẳng có vòng gì để mà đeo. Nhưng cũng chẳng đứa nào thắc mắc, nũng nịu đòi mua. Mỗi lần có ông cụ đẩy chiếc xe đi qua, đứa nào cũng chạy về nhà tìm chiếc dép nhựa đứt quai, cái thìa nhôm bị gãy vứt ở xó nà đó trong nhà... để ra đổi những chiếc vòng tay bằng nhựa, vòng cườm đeo cổ, những chiếc kẹp bằng sắt, những quả bóng nhựa bé xíu hoặc chút quế cay cay để ngậm, hoặc là những que kem mát lạnh. Đến bây giờ con đã ăn qua nhiều loại kem sữa, kem chocolate mà vẫn không tìm ra được vị ngon của que kem ngày ấy. Que kem màu trắng mát lạnh, thè lưỡi ra liếm thấy ngon đến kỳ lạ. Có khi hai ba đứa đổi chung được một que, thế là ăn chung, cười nắc nẻ.

Mùa hè miền Trung hay có những cơn mưa rào lớn. Con thường xin mẹ tắm mưa. Mẹ vẫn thường dặn rằng phải chờ mưa ướt đường, nếu không sẽ bị thấp khớp. Cả một lũ trẻ lẫn con trai con gái tắm chung, chạy đuổi bắt nhau, hét chí chóe chẳng biết ngại ngùng là gì. Tắm xong da đứa nào đứa nấy tím lại.

Con giờ đã lớn khôn, không còn đọc cổ tích như ngày xưa nữa. Với con, đó là những gì đẹp nhất, thơ dại nhất của cuộc đời mình. Cái tuổi vô tư, chỉ biết vui chẳng biết buồn là gì. Lớn lên rồi muốn tìm lại dẫu chỉ là một chút của ngày xưa thôi sao mà khó quá! Nhìn trẻ con nơi những thành phố con qua sao chúng khác con nhiều thế. Chỉ có những trò chơi điện tử, có những đứa bé đeo cặp kính dày ngồi trước máy vi tính, trước những bài học, ở trong những ngôi nhà kín, cao tầng, đi đâu cũng phải có người lớn đưa đi, không còn tụm ba tụm bày chơi đồ hàng mẹ con, chơi đám cưới giả, chơi nấu ăn, bán hàng. Nhưng có một điều con biết nơi những quê nghèo con chưa từng đến, vẫn có những đứa trẻ như tuổi thơ chúng con ngày ấy.

Trần Thanh Tuyết

 

KHÁT BIỂN

 

Đêm Sàigòn. Gác trọ nóng sôi. Giấc ngủ chập chờn. Mồ hôi từ trên trán cứ lùa vào đầu môi nghe mặn đắng mà cứ ngỡ mình đang về với biển. Giật mình, thao thức... chợt thấy thèm một ngọn gió, một tiếng sóng vỗ bờ. Đâu rồi giấc ngủ của ngày xưa? Đêm quay quắt nhớ...

Sáng. Bước ra ngõ, lên giảng đường, nghe mọi người kháo nhau về cảnh biển Hà Tiên mà thấy chạnh lòng. Bao lâu rồi, bỏ biển ta đi nhỉ, để nước da giờ sao xanh tái như da thị thành?

Đã bao lần tự nhủ sẽ có một ngày ta về với biển, sẽ quăng mình vào lòng biển cả để được sóng biển vỗ về, đẩy đưa, rũ bỏ mọi lo toan và ngủ một giấc không mộng mị, mồ côi...

Giờ địa lý du lịch. Người giảng viên già mãi say sưa nói về cảnh biển Hà Tiên: bí hiểm, kỳ lạ nhưng lại rất dịu dàng, nữ tính... Biển Hà Tiên làm mê say hết thảy sinh viên nơi giảng đường này. Và tôi, tôi ngồi đấy, nhắm nghiền mắt mà nghe tâm thức mình đang trỗi dậy. Tôi nghe cả tiếng gió, tiếng rì rào của sóng biển, tiếng lách cách của thuyền chài và cả tiếng kêu thanh bình của loài hải âu biển...

Nóng rát, mê man, biết mình đã trôi vào cơn sốt. Nhập nhòe, mọi người đang chen nhau rời khỏi giảng đường. Tôi cũng cố gắng gượng dậy như nào có được. Tôi nghe nơi cổ họng mình mặn đắng. Khát... Khát quá biển ơi!

Lê Trường An

 

VỀ QUÊ

 

Nó về thăm nhà ngoài dự kiến của ba mẹ. Ở Sàigòn, vào lúc 10 giờ đêm như thế này mọi người vẫn hãy còn tấp nập ngoài phố, bận rộn đông vui lắm. Điện đường lúc nào cũng sáng trưng, nhạc cứ xập xình thâu đêm suốt sáng. Còn đêm ở quê mấy năm nay vẫn vậy; buồn thiu trôi một con kênh đục ngầu, vẫn le lói bên hiên những ánh điện yếu ớt, vẫn lặng im như không một bóng người. Con Nô nhà mình sủa vang lên mấy hồi trước khi ve vẩy đuôi nhận ra nó. Có tiếng ho khù khụ trong nhà. Điện trước hiên chợt sáng. Ba nó nhọc nhằn dõi mắt về phía con: "Ai đó?", "Thưa con". Mẹ bước ra vồn vã: "Sao về khuya vậy con?", rồi rơm rớm nước mắt: "Bay làm gì mà ốm vậy?". Nó im lặng bước vào nhà. Mấy đứa em thơ đang ngon giấc cũng dụi mắt ngồi dậy nhìn anh Hai nó từ Sàigòn mới về. Vậy mà nó chẳng có gì làm quà cho chúng. Mẹ bới cho nó một tô cơm mới vừa được hâm lại. Nó ăn qua loa, rửa, rồi leo lên giường mà mẹ đã giăng mùng sẵn.

Chiều, mấy đứa bạn đến rủ nó đi chuyến xe đêm vào Sàigòn. Ba bất chợt đạt ống điếu xuống bàn nhìn mẹ. Mẹ nhìn vào mắt ba. "Để mai đi cho an toàn con ạ!" – mẹ bảo vậy. Nó hiểu và thuyết phục được bạn mình.

Đêm đó hình như ba mẹ nhỏ to bàn tán mãi chuyện mà nó đã hiểu lúc chiều. Rồi ba đi đâu đó, 11 giờ khuya mới về. Nó vẫn còn thức, vẫn nghe thấy tiếng bước chân nặng trĩu của ba từ ngoài sân, vẫn biết mẹ đang thao thức đợi ba về, vẫ nghe rõ mồn một tiếng mẹ: "Sao ông?" và giọng ba khàn khàn: "Có rồi".

Mới sáng sớm ba đã ngồi bên cái bình trà đặt sệt, châm điếu. Mẹ đã chuẩn bị sẵn mọi thứ cho nó, dặn dò nó nhiều lắm. Nó nhìn lại người mẹ gấy gò; quay sang người cha khắc khổ; nhìn lại các em thơ ngơ ngác, xanh xao; hàng giậu xiêu xiêu vẹo vẹo của nhà nó... rồi cúi nhìn mình tươm tất áo quần, giày dép. Nó cũng chợt nhớ lại những lần la cà ở quán café, ồn áo bên hnững ly bia ở Sàigòn phồn hoa đô thị. Nó ra đi... nước mắt lưng tròng.

Đăng Ái

 

LY KEM THỜI SINH VIÊN

 

Chiều chủ nhật, hai đứa dắt nhau ra quán. Đột nhiên nó đòi ăn kem. Ông chủ quán ngạc nhiên buông lửng câu nói: "Sinh viên sắp ra trường mà còn ăn kem!"

Hình như đã lâu chúng tôi thường ngồi quán với ly café trước mặt.

Nhớ lại những ngày mới lên Sàigòn, đi ăn kem là một khái niện hơi là lạ, cứ lúng túng với chiếc muỗng, ly kem nhiều màu sắc và... cả ánh mắt ‘chiếu tướng’ của cô bạn đối diện. Nhưng lâu dần thành quen, vả lại, ăn kem cũng không phải là một việc gì khó!

Bạn bè hồi ấy thường lấy kem làm ‘chuẩn’ cho các sự kiện: nhận học bổng, về quê lên, sinh nhật... Hình như quán sinh viên chỉ có kem là món duy nhất.

Ông chủ quán hình như cũng ‘máu’ sinh viên lắm. Thi thoảng có những dịp không thể không... ra quán mà túi không tiền, khi về chỉ cần đạp nhẹ lên chân ông ấy, thế là... yên tâm.

Chiều nay ra quán với thằng bạn, mới hay thời sinh viên đã sắp đi qua. Không biết rồi trên nẻo đời trăm nghìn lối rẽ, cũng lắm khi ngồi quán như trước mặt không là ly kem nhiều màu sắc, biết ai còn nhớ đến góc quán thơ mộng của một thời?

Trần Minh Trường

 

BAY ĐI MƯA CHIỀU

 

Tháng năm, con đường bỗng đỏ rực phượng vĩ. Chiều vòng xe qua phố, tình cờ gặp lại mình trên lối cũ. Cứ đinh ninh rằng Sàigòn nhiều nắng lắm, nên khi cơn mưa ập đến bất ngờ mới hay ướt mèm tóc áo,ướt mèm kỷ niệm.

Mưa thường gọi kỷ niệm về, mưa dễ làm ướt tâm tư. Hàng cây, tán lá, mưa giũ sạch bụi bặm. Cũng chiều mưa của một ngày rất xa – thuở học trò, cũng màu phượng đốt lòng như lửa cháy, cũng tiếng ve vỡ òa, ở một góc phố huyện ba đứa vừa thi xong tốt nghiệp chia tay nhau, mỗi người vào đời bằng những lối riêng. Giờ thì mỗi đứa một phương trời. Điều đáng mừng là cả ba đều giữ được lời hứa: sống bằng chính những gì mình có.

Tình bạn hình như là điều thiêng liêng lắm! Chợt nhớ trong một câu chuyện. Có người bảo rằng: "chuyện bạn bè nên để nói nhau nghe". Điều ấy đúng, nhưng thiếu – phải nói với cuộc đời nữa chứ!

Tình bạn hình như là điều bình thường lắm. Nhiều người nói với tôi như vậy. Bởi có khi người ta sống bằng hnững điều không phải người ta có...

Và chiều, cơn mưa ập đến bất ngờ. Bầu trời xanh hơn, phượng vĩ đỏ hơn sau cơn mưa. Đứng ngẩn ngơ dưới hàng hiên ký ức, bất chợt nhớ có một chiều thành phố sắp mưa, ai đó dúi vào giỏ xe chiếc áo đi mưa. Lại kỷ niệm! Phải chi tất cả đừng là kỷ niệm!

Mưa của chiều nay, mưa của... kỷ niệm – và Sàigòn không nhiều nắng như tôi tưởng. Sàigòn có những chiều mưa ập xuống bất ngờ, để thấy nhớ, thấy bâng khuâng và thấy yêu cuộc sống này hơn...

Thôi, bay đi, mưa chiều!

 

 

CON ĐƯỜNG

 

Tôi đã đi nhiều đường từ cái thời lộ nhỏ giữa cánh đồng rờn xanh và ngọt lịm quà trời đất: hương của mọi thứ cỏ cây, gió mát rờn da, quả mặt trời đỏ lựng hay bùn đen dẻo quánh bắp chân... Rồi thành phố lắm huyền thoại, tên tuổi và tháng năm lịch sử. Mỗi sáng rong xe qua những vòm me xanh hay những trưa nắng trời nung lửa, bụi khói mịt mù. Bảng quảng cáo hay cây cổ thụ, quà me rớt vỡ tan trên lớp nhựa, tiếng chim ngớp chút sáng trong lành – đi qua, đi qua... như một con đường mưu sinh, như một nẻo về cuộc sống ngày mai.

Ngày lên Sàigòn cầm bản đồ chạy rong, chạy lạc... lo không biết bao giờ mình mới thích nghi với nẻo về trăm ngang, ngàn dọc thế này. Đường phố Sàigòn như đánh đổ, thử thách. May mắn anh gặp ngoài đường, rủi ro anh nhặt trên đường, ăn uống anh tấp vào bất cứ chỗ nào, làm bậy hay làm tốt – mặt đường cứ lồ lộ ra đó. Chứng kiến đi cái nổi của Sàigòn khi anh ngồi ở một bancony về đêm haay ban ngày. Có cái tốt làm anh rơi lệ, cái xấu làm anh phẫn lòng. Cuồn cuộn mà đi như là cuộc sống...

Có đường làm anh sợ, đường khác làm anh vấn vương: một ngôi nhà, một con người. Kỷ niệm trong veo hay mờ mịt, là tiếng tơ lòng hay bỏ nhỏ nốt thờ than dài thượt. Nhưng cũng có đường làm anh vô cảm, chỉ là lối đi về khi trong anh chồng chất lo âu. Nhiều lúc anh thấy mình vô lý khi cứ lặp lại mãi một con đường, anh chán ngán mỗi sáng chiều mà cứ phải đi.

... Đi mãi, đi mãi, ban đầu tôi cố tìm lối mới, dù có xa hơn. Nhưng dần mỏi mệt làm tôi quen đi lối cũ theo một thói quen, theo lực cuốn của mọi chuyện cần làm. Tôi thấy yên ổn. Bỗng hôm qua, bạn tôi chạy về hớn hở: "Mày ơi, tao khác rồi. Ra đường tao không còn ngó ‘mấy em’ nhiều nữa, tao quên quán xá, không nghĩ đến chuyện hút xách, hẹn hò trác táng. 25 tuổi, phải làm cái gì chớ hổng lẽ cứ mãi thế này?". Tôi ngạc nhiên: mười năm rồi nó cứ lầm lũi trong mê trận của những con đường cụt – càng đi càng bí lối, bước mãi không ra. Thế mà sáng nay, không kịp hỏi điều gì đã làm nó đổi thay. Một cú shock, một lời nói hay một ý nghĩ tự thân? Không cần biết, chỉ biết rằng có một con đường rất mới ở người quen thuộc – bạn tôi.

Nguyễn Văn Tiến Hùng

 

NHẬT KÝ NỬA ĐÊM

 

Buổi sáng ở giảng đường. Thầy ngừng giảng... "Đứa học trò ở Cà Mau vừa gọi điện lên báo tin cho thầy khi cơn bão đi qua...". Không hiểu sao cả lớp lại ồ lên rồi thinh lặng. Sinh viên báo chí bữa học nào lại không giấu những tờ báo mới tinh duớ hộc bàn. Những con số mất tích, thiệt hại cư hnư xé lòng.

Bốn anh em ngồi trong quán nước không vui như thường lệ. Đêm qua anh sinh viên lớn tuổi mới nhận tin dữ: nhà cửa ba mẹ mình duớ quê bị bão đánh sập hết. Anh đang trong kỳ thi năm cuối, lòng như lửa đốt... Ba người còn lại rùng mình và không biết san sẻ thế nào trước điều nghiệt ngã ấy. Nhưng nước mắt con trai thường chảy vào trong...

Nhóm bạn trẻ trong màu áo xanh công tác xã hội len lỏi trong khu chợ búa lắm tiếng người. Cơn mưa chiều làm họ ướt sũng... Tất cả như được sưởi ấm mỗi khi có thêm một người bỏ vào thùng tờ giấy bạc. Một chiều dầm mưa hiểu thêm thật nhiều điều đáng quý và đáng nhớ.

Những ghi chép vụn vặt như thế ở trang nhật ký đêm nay bỗng hnư cùng thì thầm một khúc hát sinh viên sáng tác: "Điều tốt trong mơ thành sự thực, ngày mai trời sẽ rực xanh nắng ngàn...". Chợt cảm thấy khi biết tin vào một điều gì đó thì cũng là niềm hạnh phúc!

Trung Nghĩa

 

 

HƯƠNG CAU

 

Ai về cuốc đất trồng cau

Để em vun xới dây trầu một bên

Chừng nào trầu nọ bén lên

Cau kia có trái lập nên cửa nhà

Câu ca dao ăn sâu trong tiềm thức đã trỗi lên khi chân tôi về lại quê xưa. Đường vào nhà nội hai bên có hàng cau cao vút, rì rào theo hàng gió đưa. Những cây cau mới ngày nào còn thấp lè tè nay đã lớn phổng, thay thế cho những cây già cỗi được đốn bỏ. Nép bên hàng cau là cái giếng khơi nước trong ngọt lịm, mà những đêm hè oi bức chúng tôi thường chạy ra xối ào ào. Anh tôi đã đi làm ăn xa nhưng vẫn ước mơ ngày nào về lại mái nhà xưa, để tắm nước giếng khơi bên hàng cau dưới ánh trăng thanh, dù nơi anh ở đầy đủ tiện nghi sang trọng. Hay là con người càng đạt đến tiện nghi vật chất thì tâm hồn lại muốn quay về với buổi hồng hoang đơn sơ của loài người?

Tôi hỏi nội: "Ở mình còn mấy người ăn trầu?", nội nhẹ nhàng: "Chỉ còn vài người như bà, chứ lớp sau chẳng có ai". Bây giờ đi tìm cô thôn nữ có hàm răng đen rưng rức như nội quả là khó. Tôi sực nhớ đến đám cưới của người bạn, bọn tôi phải chạy đôn chạy đáo mới tìm ra một bà cụ biết têm trầu cánh phượng. Thế hệ của chúng tôi bây giờ chỉ biết nhai chewinggum chứ không biết ăn trầu. Tôi buột miệng: "Thế nội trồng cau làm gì?". "Không có trầu cau thì làm răng tụi bây cưới xin được?" – nội tôi móm mém trả lời. Ưø nhỉ, đám cưới nào mà chẳng có trầu cau, dù sau đó chẳng ai đụng đến! Qua bao biến chuyển của nền văn minh, tập tục cổ truyền vẫn còn tồn tại, như hàng cau bàng bạc dưới ánh trăng đang thầm thì chiêm nghiệm lại mối tình xa xưa được lưu truyền muôn thuở.

Bùi Vũ Dũng

 

 

ĐÂU RỒI TÌNH THÂN

 

Cái thuở tụi mình cứ ríu rít như chim, nghịch như quỷ sứ đã xa tít mù rồi nhỏ ạ! Không biết bây giờ, ở cái xứ cao nguyên đất đỏ mà ngày trước nhỏ thường kêu là ‘buồn muôn thuở’ đó, cặm cụi với công việc của một điện thoại viên, nhó có còn hnớ những sáng rộn ràng nơi hành lang giảng đường, tụi mình chào nhau bằng những cái nháy mắt nghịch ngợm, những nụ cười không chút vụ lợi và cả những nụ cười chỉ có... sinh viên mới dùng mà thôi.

Chắc nhỏ không ngờ rằng ta giờ đây hệt một kẻ lạc vào ngõ khác. Hằng ngày đến nơi làm việc, hòa trong cái vẻ vội vàng của những người chung quanh, làm phần việc của mình, rồi ra về. Lời chào khách sáo lâu ngày dẹp bỏ, thay cho nụ cười xã giao. Có hôm mang nỗi buồn giận từ trong giấc mơ đêm trước đến văn phòng, quẳng luôn nụ cười vào sọt rác...

Ngày xưa, trong giảng đường mênh mông thế mà tụi mình vẫn có tình thân. Giờ đây, cái không gian nhỏ hẹp này chỉ có tiếng máy lạnh rì rì, tiếng lách cách của bàn phím và tiếng chuông điện toại réo từng hồi cùng hnững ánh mắt ơ thờ... Cũng may là ta vẫn còn chút lãng mạn của ngày nào để viết những dòng này cho nhỏ.

Thạch Tâm

 

NHỮNG NGƯỜI THẦY CỦA TÔI

 

Thuở nhỏ, tôi học ở trường làng. Quê tôi học ấy nghèo lắm. Một xã vùng sâu bom cày đạn xới. Nắng cháy đồng trưa, mưa mòn bến nước. Chiến tranh tàn khốc đi qua còn khắc lại trên mảnh đất đau thương nhưng hào hùng ấy nhiều chiến tích.

Ngôi trường mọc lên trên nền bót cũ. Những buổi lao động làm cỏ, dựng rào, chúng tôi vẫn thường xuyên nhặt được cả bao cát đầu đạn lẫn vỏ đạn. Cầm trên tay những vật vô tri vô giác ấy, cũng như khi ngoáy trầu trong vỏ i ti cho bà, chúng tôi sao hiểu được viên đạn nào đã xuyên qua máu thị ai...

Cột cây, vách lá, bàn ghế chông chênh, lật khật không đủ chỗ ngồi. Các bạn phía trên nggồi bệt cả ra đất từng hàng một, cúi gập xuống viết như những ông đồ xưa. Thỉnh thoảng vọng vào lớp học tiếng trâu nghé ngọ gọi bầy xen lẫn tiếng gù của chim cu đi mót lúa cuối mùa.

Sáu tuổi, tôi vào lớp 1. Hình ảnh người thầy đầu tiên trong đời đã đập vào mắt và lưu lại trong tâm trí tôi một ấn tượng sâu sắc không dễ gì quên. Thầy bước vào lớp bằng đôi nạng gỗ. Chúng tôi tròn xoe mắt nhìn. Có đứa hồn nhiên hỏi một chân thầy đâu không thấy. Thầy đáp: ở trong lòng đất. Chúng tôi không hiểu, nhưng vẫn đinh ninh trong lòng đất có một cái chân của thầy. Nhìn dáng đi liêu xiêu, lạ thường và khó nhọc của thầy, tôi bắt chước bà tôi đứng trước bà thờ thắp lên nén nhang rồi thầm van vái cho thầy tìm lại được cái chân đã mất. Biết chuyện, mẹ xoa đầu rồi khuyên tôi gắng học cho giỏi, sau này lớn lên sẽ hiểu, sẽ tìm lại được cái chân đã mất ấy cho thầy. Nhưng hỡi ôi, chưa tròn năm học thầy đã vĩnh viễn ra đi. Tôi cảm nhận một nỗi buồn đầu đời và hụt hẫng, như đánh mất một điều thiêng liêng, cao quý mà sẽ không bao giờ tìm lại được.

Đến khi vào đại học, bất ngờ sống lại trong tôi đến tá tê cái cảm giác của hồi thơ trẻ ấy, khi bắt gặp hình ảnh người thầy dạy bộ môn triết với năm ngón tay phải và ngón út của tay trái đã không còn nữa. Thầy viết bảng bằng tay trái. Tay phải huơ huơ trong không khí để minh họa cho lời nói. Nhìn bàn tay không ngón lạ mắt ấy, chúng tôi vô cùng xúc động. Tất cả lặng thinh, chỉ có ánh mắt chan chứa bao điều. Thầy đứng trên bụt giảng, nét mặt hiền từ, nhân hậu. Sao tròng kính bạc, ánh mắt vẫn lấp lánh bao niềm tin yêu. Lời giảng lúc sôi nổi hùng hồn, lúc âm trầm êm ái. Thầy kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thời chiến tranh. Tôi bỗng nhận ra thầy lớn lao, cao cả mà gần gũi, thân thương lạ!

Văn Triều

 

BẾP QUÊ

 

Mùa mưa!

Ba mẹ bận làm ăn tỉnh xa nên gửi con về với ngoại. Quê mình nghèo lắm. Cái làng hnỏ ven sông Thạch Hãn trông càng tội nghiêp hơn dưới nhũng cơn mưa trắng trời, thúi đất của miền Trung. Chợ huyện ế quá. Dì méo mặt than đã ba ngày chưa có ma nào đến mua mở hàng. Con sợ đôi mắt buồn như cánh đồng ngập nước của dì nên tìm cớ ở nhà với ngoại. Và mò xuống bếp. Cái chái bếp xộc xệch giật mình mỗi khi cơn gió mạnh làm tình làm tội những chiếc cột tre lỏng khỏng. Dáng ngoại lui cui ra vào, đun củi, chụm rác, cời tro rất đều tay. Ngọn lửa cứ bập bùng reo mãi. Kìa, ấm nước chè đã lập bập rung nắp. Kìa, con cá lóc đen trũi và mớ tôm tươi xanh – quà của sông của nước – đủ cho cả nồi cháo ngọt lừ. Hành mỡ xèo xèo... Chao ôi, cái bếp sao mà thơm quá, ấm quá! Những hương ruộng, hương vườn còn sót lại trong đám cành gãy, lá rụng, , rơm rạ, vỏ trấu ẩm ướt được ngọn lửa đánh thức đầu tiên. Cả đất trời cùng cay, cùng nóng trong trái ớt xiêm, cọng rau răm, khoanh hành tây của tô cháo. Xuýt xoa thổi, hít hà ăn, lọ nghẹ lem đầy mặt. Con chụm tay bắt một hơi nước chè sánh xanh, chan chát ấp vào mặt. Thơm quá, ấm quá cả tuổi thơ con!

Con xa quê bao nhiêu năm rồi ngoại hỉ? Ờ, gần 20 năm! Bây giờ con ở nhà lầu, nấu bếp gaz. Chỉ cần hai chữ on, off là có tất cả. Rất sạch sẽ, rất tiện lợi cho lịch làm việc kín mít của con. Con hối hả, con tất bật, con quên... và con bằng lòng. Cho đến khi...

Vâng, cho đến khi mùa mưa tới. Con chợt nhận ra bức tường lát gạch men trắng bóng và cái bếp gaz mới lạnh lùng, nhạt nhẽo làm sao! Thật lạ, cũng là ngọn lửa làm chín nhưng con cá kho, hạt cơm nấu bếp gaz, bếp điện không đượm, không dẻo bằng bếp than, bếp củi. Lửa gaz vô tình cháy, vô tình tắt, không để lại chút gì làm mùa đông ấm và thơm được. Con đắp chăn bông, con nằm nệm dày, con khoác áo sù sụ, ăn bát bún, đĩa ốc nghi ngút ven đường vẫn cảm thấy cái lạnh, cái buồn cố hữu của những cơn mưa len lỏi vào từng ngỏ ngách, rỉ rả gặm nhấm. Như lúc này đây...

Mưa! Lại mưa! Con lại tự ủ mình bằng cái bếp rất thơm, rất ấm của quê ngoại.

Nguyễn Như Ngọc

 

NHỮNG LỜI MÁ DẶN

Đó là tháng lương đầu tiên trong đời mà tôi kiếm được sau một tháng dạy kèm cho đứa học trrò lớp năm. Sáu tờ giấy bạc loại 50.000 đồng không đủ cho một lần đi shopping của người giàu, nhưng là cả một tháng làm cặm cụi của chị công nhân may mặc trong một xí nghiệp tư ở gần nhà, và bằng một phần bảy tiền học phí của tôi.

Cầm tiền trong tay, tôi thầm nghĩ phải mua một chút gì cho má. Và sau đó là những món cần thiết phải chi tiêu dè dặt, không được vung tay quá trán. Số tiền không cho phép tôi được tiêu xài theo ý thích cá nhân, với những thứ mà tôi thèm muốn và khao khát. Thoáng qua trong đầu tôi là những bộ đồ, những đôi giày "à la mode", những chai dầu ngoại đắt tiền, những túi xách lộng lẫy và sang trọng; rồi những quyển sách hay, những cuộn băng dành cho việc học ngoại ngữ, và cả một chồng giáo trình cho học kỳ tới. Tất nhiên tôi phải chọn. Làm thân kẻ khó, tôi phải luôn nhớ đến lời má dạy: muốn có tương lai, con phải bằng lòng với hiện tại. Ngẩng mặt lên con không bằng ai, nhưng nhìn xuống con còn hạnh phúc hơn nhiều người khác.

Người khác. Tôi biết má nói đến ai. Những đứa trẻ mồ côi, lớn lên thiếu tình thương cha mẹ. Những thanh niên vào đời sớm, phong trần già dặn, canh cánh ưu tư những nỗi muộn phiền. Những cụ già neo đơn khốn khó, không người thân; những kẻ cơ nhỡ sống đầu đường xó chợ; và những người nông dân lam lũ, dầm sương dãi gió ngoài đồng...

Trong hành trang vào đời, tôi mang theo những lời má dặn.

CHIẾC ÁO CỦA MẸ TÔI

Hồi ấy, mỗi khi trời trở lạnh, mẹ tôi lại lục đục, lần tìm, lôi áo lạnh ra vá lại rồi đem giặt. Thời ấy, thừ gì cũng hiếm, đắt, thứ gì cũng thiếu chứ không đuợc thoải mái như bây giờ. Chuyện ba bốn anh em trong nhà chuyền tay nhau một chiếc áo là thường. Tôi đứng ở vị trí áp chót trong anh em nên được phần áo vá nhiều nhất. Nhưng cũng chính vì phải mặc loại áo ấy nên tôi được mẹ thường xuyên chú ý chăm sóc hơn. Mỗi lần tôi mặc áo, thế nào bà cũng bắt xoay tới xoay lui, vuốt ve từng chỗ vá một, kéo đường chỉ cho áo phẳng phiu xong mới cho ra cửa. Bởi mặc áo vá nên vào mùa đông, tôi không thích đi học chung cùng bạn bè. Đến lớp, không cần ngoái lại cũng biết mẹ đứng ở đầu ngỏ, nhìn theo đến lúc tôi đi khuất. Một trong những niềm ao uớt của mẹ tôi thuở ấy là làm sao cho các anh em tôi, ai cũng có áo lạnh mới để mặc. Nhưng đó chỉ là mơ ướt xa vời. Mùa đông năm ấy trời lạnh ghê hồn, gió rét căm căm, rặng phi lao trước nhà réo lên từng hồi như cắt qua da thịt. Mẹ tôi đưa chiếc áo bông to xù của mẹ cho tôi. Nó đã cũ, vá nhiều, nhưng dày và ấm... Chiều ấy đi học về, tôi lúng búng, giải thích, chuyện bạn bè trêu chọc vì mặc áo con gái. Mắt mẹ tôi chợt tối lại. Sau này, chưa bao giờ tôi thấy mẹ buồn như lần ấy. Hôm sau tôi có áo lạng mới, và cũng mãi lâu sau đó, khi mùa đông qua, tôi mới biết mẹ đã phải bán đi nhiều đồ đạc riêng để mua áo cho tôi. Chiếc áo ấy là của riêng tôi, cho đến khi ngày mẹ tôi qua đời.

Năm nay mùa đông lại sắp về. Mỗi lần nghe cháu tôi chê ỏng chê eo áo này lạc hậu, áo kia không đẹp, tôi lại thấy cay cay trong mắt và lại muốn kể lại câu chuyện trên cho chúng nghe thêm một lần nữa. Và, hỡi những người bạn mặc áo vá cùng thời với tôi, các bạn có gặp hoàn cảnh như tôi không, các bạn có muốn kể lại câu chuyện chiếc áo vá của mình cho con cháu nghe không, rằng có một thời không xa, bố mẹ chúng ta đã phải cần kiệm, gian khổ như thế nào?

Trần