NGHỆ THUẬT SỐNG
2

 

MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP

NGƯỜI CHÀO BÁO

THƯ TÌNH

TÌNH BẠN

ĐỪNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI

ĐỂ ĐỌC KHI CON MỘT MÌNH

MÓN QUÀ MỘT NỬA

BƯƠM BƯỚM BAY

HÃY THẮP LÊN MỘT QUE DIÊM

ĐÁNH NHAU BẰNG GẬY

XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI

CÂU HỎI QUAN TRỌNG NHẤT

BÀI HỌC TỪ LOÀI NGHỖNG

CẬU BÉ CHỜ THƯ

LỜI NHẮN GỬI TỪ MỘT NGƯỜI BẠN

CHIẾC CẦU

ĐỨA BÉ CỦA HOÀ BÌNH

THƯ VIẾT CHO BA

ĐÔI BÀN TAY

GIÁNG SINH ĐẸP NHẤT

SỐNG TRỌN VẸN TỪNG NGÀY

CHÚT SUY TƯ TRONG NGÀY

NGỌN NẾN TRONG ĐÊM

ĐÔI BÀN TAY ÂU YẾM

HAI HẠT NGỌC

NƠI NÀO CÓ TÌNH YÊU…

CÀ PHÊ MUỐI

 

MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP

Võ Đức Huy (theo Internet)

Đây là một câu chuyện mà mẹ Têrêsa kể lại trước khi mẹ đi vào thế giới vĩnh hằng.

Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưng một người đang cảm thấy chán nản, cô đơn mặc cảm, lại là người muốn bước ra khỏi hè phố. Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là một điều khó khăn hơn để vượt qua những nghịch cảnh của cuộc đời. Có thể những người nghèo không của cải, nhưng họ lại thấy cuộc đời đầy thú vị và ấm áp biết bao.

Một buổi tối nọ tôi ra ngoài và đón nhận bốn người ăn xin, một trong số họ đang trong tình trạng nguy kịch. Tôi báo với người cùng đi là hãy chăm sóc ba người kia, còn tôi sẽ mang người đó về nhà, đặt lên giường, nhưng mắt người đó đã nhắm nghiền, tuy vậy nụ cười vẫn trên môi, nắm lấy bàn tay tôi và cô ta thốt lên "cảm ơn", sau đó nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn

Tôi không thể làm gì hơn nhưng tự hỏi lòng mình: "Tôi sẽ làm gì nếu tôi trong tình trạng giống như cô ta?". Và tôi cũng tự trả lời rất đơn giản: "Tôi sẽ cố gắng làm mọi cách để mọi người chú ý đến mình và cho tôi ăn, tôi sẽ nói tôi lạnh, đau đớn…".

Nhưng cô ta đã cho tôi thấy nhiều hơn nữa, đó là tình yêu, sự cảm kích của mình. Cô ta chết với một nụ cười sung sướng.

Sau đó có lần tôi đón nhận một người đàn ông từ một ống cống, nửa người của anh ta đã bị ruồi nhặng phá hoại. Sau khi mang anh ta về nhà, anh ta chỉ nói: "Tôi đã sống như một con thú và tôi sắp chết như một thiên thần, đã được yêu mến và chăm sóc", sau đó anh ta chết vẫn với một nụ cười trên môi.

Điều đó quả thật tuyệt vời, anh ta đã không đổ lỗi cho hoàn cảnh, bất cứ ai hay so sánh với điều gì. Như một thiên thần-giàu có về lòng thương, tình nhân ái hay cả khi nghèo khổ về của cải.

Cuộc sống như một cơ may hãy nắm lấy nó

Cuộc sống thì rất đẹp, hãy chiêm ngưỡng nó

Cuộc sống như một giấc mơ, hãy đón nhận nó

Cuộc sống như một thử thách, hãy đáp ứng nó

Cuộc sống như một trò chơi, hãy chơi với nó

Cuộc sống như một gia tài, hãy giữ lấy nó

Cuộc sống như một tình yêu, hãy thưởng thức nó

Cuộc sống như một nỗi buồn, hãy vượt qua nó

Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện

Cuộc sống như một sự bí ẩn, hãy khám phá nó

Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó

Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên

Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó

Và cuộc sống thì vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷ nó (*).

 

(*) Một bạn đọc ở TPHCM là bác sĩ Lưu Văn Thắng cho biết trong quốc sách Lớn hơn cả tình yêu (NXB Robert Laffont, 1990), những dòng này đã ra đời trong hoàn cảnh:

"Aán Độ, một đêm mưa gió bão bùng, ở làng quê trong một khu nhà ổ chuột, Mẹ Têrêsa đã cảm xúc viết những suy tư về số phận đời người. Về sau, những lời này được viết lên tường trại phong, của trại điều dưỡng Aids… để trại viên học và suy ngẫm".

 

CÀ PHÊ MUỐI

Họ ngồi cạnh nhau trong một quán cà phê xinh xắn. Anh căng thẳng đến độ không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào. Cô gái cảm thấy rất khó chịu. "Để mình về nhà còn hơn…" cô nghĩ thầm. Bỗng nhiên, chàng trai gọi người bồi bàn đến và nói: "Vui lòng cho tôi thêm một tí muối vào ly cà phê nhé!". Mọi người ngạc nhiên nhìn anh. Mặt đỏ bừng ngượng nghịu, nhưng rồi anh vẫn uống ly cà phê ấy.

Cô gái tò mò hỏi: Tại sao anh có sở thích lạ lùng thế? Anh trả lời: Khi còn là một đứa trẻ, tôi sống gần biển nên tôi có thể nếm được mùi vị của biển, cảm giác nó mặn mà và có vị chát. Mùi vị ly cà phê này cũng thế. Nó gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ của mình, về ngôi nhà nhỏ bên bờ biển và tôi nhớ cha mẹ tôi, người suốt đời sống ở đấy, biết bao nhiêu!

Nói đến đây đôi mắt anh đẫm nước mắt. Cô gái vô cùng xúc động trước những cảm xúc chân thật tận đáy lòng chàng trai. Một người đàn ông như thế hẳn là người sống rất tình nghĩa và yêu quí, có trách nhiệm với gia đình. Cô bắt đầu kể về thời thơ ấu, gia đình, công việc… của mình. Buổi trò chuyện thật tuyệt vời, và đó là một sự khởi đầu tốt đẹp.

Những lần hò hẹn sau, cô gái nhận ra chàng trai thật sự là người mà cô cần: anh có lòng khoan dung, trái tim nồng hậu, sự chân thành… anh là người đàn ông tốt mà cô không thể để vuột mất. Rồi mọi chuyện diễn ra hệt như một câu chuyện cổ tích có hậu: hoàng tử cưới công chúa, họ sống một cuộc đời hạnh phúc bên nhau. Và mỗi khi pha cà phê cho chồng, cô luôn thêm vào một ít muối theo cách mà anh thích.

40 năm sau…người đàn ông qua đời, để lại cho người vợ lá thơ: "Em yêu quí, hãy tha thứ cho anh, cả cuộc đời anh đã nói dối em. Nhưng chỉ một việc duy nhất: ly cà phê muối. Em còn nhớ lần đầu tiên hò hẹn của chúng mình? Lúc ấy anh đã quá lúng túng, thật ra anh muốn thêm tí đường vào lý cà phê nhưng anh đã nói nhầm thành muối… Thật khó để thay đổi lời nói nên anh đành phải uống ly cà phê ấy. Nhưng anh không thể ngờ điều đó đã bắt đầu cho mối quan hệ của chúng ta. Đã nhiều lần anh định nói sự thật ấy với em nhưng anh lại sợ mất em. Bây giờ anh không còn lo lắng điều gì nữa, anh muốn cho em biết sự thật: anh không thích uống cà phê muối, mùi vị của nó mới tệ làm sao… Nhưng nhờ nó mà anh đã có em, anh đã tự hứa rằng sẽ không bao giờ nối dối em bất cứ điều gì nữa, và suốt cuộc đời anh đã không vi phạm lời hứa ấy. Có em trong đời, đó là hạnh phúc lớn nhất của anh. Nếu có thể sống thêm một lần nữa, anh sẽ vẫn muốn được biết em và có em làm vợ, thậm chí anh có phải uống cà phê muối…".

Đôi mắt cô nhoè đi và lá thư ướt đẫm…

Một ngày, có người hỏi cô: "mùi vị của cà phê muối thế nào?" "rất ngọt nào bạn ạ!"- cô trả lời.

LÊ THU HIỀN (dịch từ Iternet)

 

NGƯỜI CHÀO BÁO

Tự quyết định đời mình là một việc rất khó nhưng không phải là không làm được.

Năm lên 14 tuổi, tôi Kiếm được một chân làm thêm báo định kỳ cho tờ báo địa phương. Khi ấy toà soạn đã gởi tôi đến các vùng lân cận kinh khủng nhất để chào báo tận nhà. Cho dù phải thường lăn lộn sau khi trời tối trong những khu ổ chuột để tìm kiếm các lô nhà, tôi vẫn rất biết ơn công việc này.

Đây là một sự thách thức vì người ta thường không thích có một người lạ gõ cửa nhà họ, đặc biệt là một đứa bé cố nài nỉ họ mua một món gì đó. Có lần, một người đàn ông đã đóng sầm cửa trước mặt tôi và gắt rằng ông ta không cần tờ báo chết tiệt đó. Tôi tự buộc mình phải gõ cửa lần nữa để có thể nói ông về lợi ích của tờ báo. Rốt cuộc, tôi đã bán cho ông một đầu báo định kỳ. Ít lâu sau, tôi đã nằm trong nhóm những người bán được nhiều báo nhất và được trao trách nhiệm huấn luyện những thành viên mới.

Cũng trong khoảng thời gian đó, tôi cũng bắt đầu chơi Hamonica và Giutar. Một thời gian dài tôi đã chơi cho một ban nhạc và một số tụ điểm khác. Khi 18 tuổi, tôi tập trung vào học để trở thành một nhạc sĩ nhà nghề. Tôi không bao giờ quên được giấc mơ này của mình. Tôi chắc rằng ý chí bền bỉ mà mình có được bấy lâu chính từ những lần gõ cửa nhà người lạ.

Kinh nghiệm giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống. Khi mới bắt đầu sự nghiệp âm nhạc, tôi đã bị kẹt vào một cuộc cãi vã với người quản lý cũ. Ông ta buộc tôi phải bỏ cuộc nhưng tôi từ chối. Nhờ thế mà tôi mới có được thành công hôm nay. Tôi biết rằng chính cảm giác bị các cánh cửa đánh sập ngay vào mặt khi còn bé đã cho tôi sức mạnh để đứng vững trước những gì đe doạ tôi hôm nay. (Ca sĩ nhạc đồng quê Clint Black đã bán được 16 triệu album).

Đôi lúc cái mà người ta có được từ công việc của mình không phải là tiền bạc mà là những bài học quí báu.

H.L.A. (Theo Internet)

 

THƯ TÌNH

Nếu nhà tôi bị cháy, tôi dẽ ưu tiên cứu ba thứ mà tôi cho là quí báu nhất đối với mình: album lễ cưới của vợ chồng tôi, mấy tờ giấy ghi cách thức chế biến thức ăn do bà nội tôi ghi lại và vài lá thư tình của chồng tôi viết trên giấy vở xé ra.

Chỉ có ba lá thư tình thôi trong cả cuộc đời dài, vì sau ngày cước chồng tôi không viết lá thư nào nữa. Tuy nhiên nói cho đúng, chồng tôi không ngưng viết thư tình đâu, nhưng viết một cách hoàn toàn khác với thư tình trước ngày cưới, thế thôi. Tôi xin nêu vài ví dụ. Sau đây là một thư để lại trên bàn giấy vào tuần trước:

"Em yêu, phải cẩn thận khi vào chuồng ngựa nhé, đường đi trơn lắm đó. Anh"

hoặc lá thư sau đây để cạnh điện thoại, viết trên tờ thực đơn của một tiệm ăn:

"Anh đã tắt máy giặït và trả băng video rồi. Có vài tờ hoá đơn đây nè. Đừng lo bữa ăn tối nhé. Anh sẽ mang ít món về ăn".

Bạn thấy đo,ù các thư này không có thứ âm nhạc như thư tình ngày xưa: "hãy đón xem anh yêu em biết mấy…" hoặc: "Anh luôn yêu và nhớ em…". Tuy nhiên, xét cho kỹ, chúng cùng nói một thứ chuyện như nhau, đó là chuyện tình yêu phải không bạn. Phụ nữ chúng tôi mong muốn chồng mình cứ viết cho chúng tôi, viết gì cũng được, vì chúng tôi luôn xem đó là tình yêu dành cho mình. Và đó là hạnh phúc chứa chan!

NANCY SHULINS,

Every day I love you more

N.T.ĐA.St

 

TÌNH BẠN

Hai người bạn đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kìm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người khi bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".

Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết trên đá: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi".

Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, còn bây giờ anh viết trên đá?".

Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ bay chúng đi cùng sự tha thứ… và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta hãy nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không có ngọn gió nào xoá nhoà được…".

Hãy học cách viết trên cát và đá…

LÊ THU HIỀN (dịch từ Internet)

 

ĐỪNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI

Ngày xưa có một nhà vua trị vì vương quốc nọ rất thịnh vượng. Một hôm, ông quyết định vi hành đến miền đất xa xôi của đất nước. Khi trở về cung điện, ông than phiền chân ông rất đau đớn vì lần đầu tiên đi một chuyến dài ngày như thế trên những con đường rất gồ ghề và lởm chởm đá vụn. Nhà vua ban lệnh cho mọi người phải phủ da thuộc lên khắp các con đường của vương quốc. Rõ ràng việc này cần hàng triệu bộ da bò và sẽ tiêu phí rất nhiều tiền của.

Một hầu cận thông minh dũng cảm tới tâu nhà vua: "sao bệnh hạ lại dùng tiền một cách không cần thiết như thế? Sao bệ hạ không đo cắt một miếng da vừa với chân mình?".

Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng rồi ông chấp thuận gợi ý của người hầu cận để làm cho một "đôi dày" cho riêng mình.

Bài học vô giá từ câu chuyện này là: để thế giới này trở thành một nơi hạnh phúc với mọi người, tốtá hơn hết hãy thay đổi chính mình chứ đừng thay đổi thế giới.

MAO TRÍ HÙNG (Dịch từ Iternet)

 

"ĐỂ ĐỌC KHI CON MỘT MÌNH"

Chị tôi 13 tuổi, gia đình dọn đến miền nam California. Tôi bước vào tuổi thanh niên trong tinh thần "nổi loạn". Tôi luôn nóng nảy và muốn phản kháng với bất cứ điều gì nhỏ nhặt nào mà cha mẹ tôi bảo ban. Như những đứa trẻ mới lớn khác, tôi vùng vẫy để thoát khỏi bất cứ điều gì mà tôi không bằng lòng về thế giới với ý nghĩ mình là một đứa trẻ"biết hết mọi chuyện không cần ai bảo ban, tôi từ chối tất cả những hành động yêu thương.

Một tối, sau một ngày đặc biệt chán nản, tôi vùi mình trong phòng riêng, đóng kín cửa và nằm lăn ra giường. Khi vùi đầu trên gối, tôi phát hiện dưới gối có một phong thư. Tôi lấy ra trên bì thư ghi rõ "để đọc khi con một mình".

Vì lúc đó chỉ có một mình, không ai có thể biết tôi có đọc hay không nên tôi mở thư ra. Thư viết: "Con ơi mẹ biết cuộc sống thật khó khăn, mẹ biết con đã thất vọng, chán chường và mẹ biết không phải lúc nào chúng ta cũng làm đúng. Mẹ biết rằng mẹ yêu thương con biết bao và dù con làm gì, nói gì cũng không thay đổi được tình thương mẹ đã dành cho con. Mẹ luôn bên con khi con cần chia sẻ và nếu con không cần cũng ổn thôi. Chỉ cần con biết rằng dù con đi đâu, làm gì trong đời mình, mẹ luôn yêu con và tự hào con là con trai của mẹ. Mẹ luôn bên cạnh con và yêu con, điều đó không bao giờ thay đổi. Mẹ của con".

Đó là thư đầu tiên trong chuỗi thư "để đọc khi con một mình". Tôi chẳng đả động với ai về chúng mãi đến khi trưởng thành.

Bây giờ tôi đã đi khắp nơi trên thế giới để giúp đỡ mọi người. Một lần, khi diễn thuyết ở Sarasota, Florida, cuối ngày học, một quí bà đã đến tìm tôi và tâm sự về những khó khăn để hai mẹ con cảm thông được với nhau. Chúng tôi cùng đi dạo dọc bờ biển và tôi kể cho bà nghe về tình thương bất tử của mẹ tôi, về những lá thư "để đọc khi con một mình" của mẹ. Vài tuần sau đó, tôi nhận được một bưu thiếp báo rằng bà đã viết lá thư đầu tiên cho con trai bà và để dưới gối.

Từ đó, khi đi ngủ, tôi đặt tay dưới gối và bồi hồi nhớ lại cái cảm giác thanh thản, khuây khoả mỗi lần tôi nhận được thư của mẹ dưới gối.

Giữa những năm tháng hỗn loạn của tuổi niên thiếu, những lá thư của mẹ là điểm tựa vững chắc để tôi luôn tin rằng tôi được yêu thương dù bất cứ điều gì xảy ra. Trước khi ngủ, tôi luôn cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời, biết được tôi, cậu con trai"nổi loạn" bé nhỏ của bà, cần gì.

Ngày nay, khi cuộc đời gặp phong ba bão táp, tôi biết chắc ngay dưới gối nằm của mình là một điểm tựa vững chắc của tình thương của mẹ-kiên định, vĩnh cửu, không điều kiện, sẽ mãi mãi lèo lái cuộc đời tôi.

LẠI TÚ HUỲNH

(Dịch theo Chicken Soup For The Mother’s Soul)

 

 

MÓN QUÀ MỘT NỬA

Tôi lên 10 tuổi và anh Nick 12 tuổi. Ngày các bà mẹ sắp tới. Chúng tôi chuẩn bị mua quà tặng mẹ. Đây là lần đầu tiên trong đời chúng tôi làm việc này. Chúng tôi nghèo nhưng món quà phải cho ra quà chứ. Hai anh em chúng tôi sung sướng đi làm thêm để có tiền mua quà tặng mẹ.

Khi chúng tôi nghĩ đến việc dành cho mẹ một sự ngạc nhiên thì chúng tôi càng phấn chấn hơn. Chúng tôi bàn chuyện với bố và bố tự hào lắm. Bố nói:

Ý kiến của các con rất hay. Các con sẽ làm cho mẹ hạnh phúc lắm đấy.

Qua giọng nói của bố, chúng tôi biết bố đang nghĩ gì. Bố rất ít tặng quà cho mẹ trong cuộc sống hôn nhân của hai người. Mẹ đã làm việc vất vả suốt ngày trong nhà để chăm sóc chúng tôi. Mẹ nấu nướng giặt quần áo, làm mọi việc nội trợ mà không hề kêu ca. Mẹ không cười nhiều nhưng khi mẹ cười, nụ cười thật rạng rỡ. Bố hỏi:

Các con định tặng quà gì nào?

Mỗi đứa tặng quà riêng bố ạ-tôi trả lời.

Bố hãy nói với mẹ về chuyện này để mẹ phấn khởi chờ đợi nhé. Bố đáp:

Đó là một ý nghĩ lớn xuất phát từ những cái đầu nhỏ bé đấy!

Nick bật cười. Anh đặt tay lên vai tôi và nói: "bố cũng nghĩ vậy em à". Tôi đáp:

Không, em không nghĩ thế. Nhưng món quà của em sẽ nói lên điều đó. Trong những ngày sau, chúng tôi cũng tỏ ra bí mật với mẹ. Khuôn mặt mẹ rạng rỡ hơn khi mẹ làm việc. Hình như mẹ chưa viết gì và mẹ thường cười nhiều hơn. Dáng điệu của mẹ đầy ấp tình yêu thương.

Nick và tôi bàn về món quà sắp mua. Anh bão:

Anh em mình "bật mí" cho nhau biết là sẽ mua quà gì nào?

Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi mua cây lược có đính vài viên đá lấp lánh. Những viên đá trông như kim cương vậy. Anh Nick rất thích món quà của tôi nhưng anh không nói anh sẽ mau món quà gì.

Chúng ta sẽ tặng quà khi nào anh nhắc em nhé.

Tôi ngạc nhiên hỏi lại: lúc nào anh hả?

Bí mật mà, vì phải có chuyện gì đó đi kèm với món quà của anh. Em đừng hỏi thêm!

Sáng hôm sau, khi mẹ tôi chuẩn vị chùi sàn nhà, anh Nick bảo tôi lấy quà để tặng mẹ. Mẹ đang quỳ gối chùi sàn nhà, mẹ dùng giẻ cũ cẩn thận chùi từng vết bẩn. Đây là công việc mẹ ghét nhất. Anh Nick đưa quà của anh ra. Mặt mẹ trở nên tái nhợt khi mẹ nhìn thấy món quà. Đó là một cái chổi chùi có tay cầm và vải quấn sẵn. Mẹ nói giọng xúc động:

Chổi chùi nhà… một quà tặng nhân ngày các bà mẹ đây. Chổi chùi nhà!

Những giọt nước mắt lăn trên đôi má anh tôi. Anh lẳng lặng cầm cái chổi và bước xuống cầu thang. Tôi cũng bỏ lược vào túi và chạy theo anh. Anh khóc và tôi cũng bắt đầu khóc.

Anh Nick nức nở: Con không tặng quà này nữa.

Bố đáp: không đây là món quà tuyệt vời. Chính bố đã không nghĩ đến món quà này. Chúng tôi trở lên lầu. Mẹ đang chùi sàn nhà bếp. Không nói lời nào, bố chà xà phòng vào sàn và dùng chổi chùi sạch sàn nhà. Bố nói với mẹ:

Em để cho Nick làm tiếp đi. Một phần quà của con là chùi sàn nhà sạch mà. Đúng không Nick?

Hơi chút xấu hổ, nick hiểu ra. Nhưng mẹ nói với giọng thông cảm:

Việc này hơi nặng cho con đấy vì con còn bé mà.

Giờ thì tôi mới hiểu bố. Bố nói:

Ồ, có cái chổi này thì công việc không vất vả nữa. Tay con vẫn sạch và không phải quỳ gối để làm đâu. Nói song bố làm thử cho mọi người xem. Mẹ ôm anh Nick: Ồ mẹ thật dại dột như thể đấy, con ạ. Mẹ hôn anh. Rồi bố hỏi tôi:

Còn quà của con đâu? Anh Nick nhìn tôi. Tôi thấy cái lược của mình không có giá trị như cái chổi của anh, dẫu sao nó cũng có những viên đá lấp lánh như kim cương. Tôi nói buồn bã: chỉ bằng nửa cái chổi thôi. Và anh Nick nhìn tôi trìu mến.

ROBERTZACKS

N.T.ĐA (Theo Sélection)

BƯƠM BƯỚM BAY

Hi con nhộng chui ra khỏi được cái kén chật hẹp của mình, nó sẽ tung bay vào bầu trời xanh rộng bao la đầy hoa và nắng ấm. Và đây là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nó.

Một ngày kia, tổ kén trên cành cây hé mở một chút. Một người ngồi gần đó quan sát: đã hàng mấy tiếng đồng hồ chú bướm cứ cố gắng chui ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu ở đầu kén. Rồi bỗng chú bướm bất động, dường như nó đã kiệt sức và không thể chui ra thêm một đoạn nào nữa. Thế là người đàn ông quyết định giúp đỡ chú bướm. Oâng ta lấy kéo và tỉa cái miệng kén cho rộng thêm ra. Chú bướm liền chui ra một cách dễ dàng. Nhưng nó chỉ là một thân nhộng trần trụi với đôi cánh nhăn nhúm và khô héo như chiếc lá cháy sém dưới sức nóng của ánh sáng mặt trời. Người đàn ông tiếp tục quan sát chú bướm vì ông ta nghĩ rằng thế nào đôi cánh đó cũng mọc lớn lên để kịp nâng thân bướm khi nó rời khỏi kén. Thế nhưng cả hai điều đó đều không xảy ra. Chú bướm dùng thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình trường quanh với một thân nhộng trần trụi và đôi cánh khô nhăn nhúm. Nó chẳng bao giờ có thể bay được.

Điều người đàn ông tốt bụng kia không biết đến là miệng kén chỉ mở rất hẹp và con nhộng kia cần phải nỗ lực hết sức mình, đến mức kiệt sức để có thể chui ra. Và cách thiên nhiên tạo ra loài bướm là chính khi con nhộng dùng hết sức để chui ra khỏi miệng kén như vậy, cơ thể nó sẽ tiết ra một loại dịch nhờn và bươm vào đôi cánh của nó để đôi cánh sẽ lớn dần lên và chú bướm có thể tung bay vào bầu trời xanh bao la ngay khi nó rời hẳn cái kén.

Nhiều lần trong đời chúng ta cần phải nỗ lực đến kiệt sức để có thể đạt được điều mình mơ ước. Nếu cuộc sống cho chúng ta một cuộc đời không có những trở ngại và gian truân, thì chính cuộc đời đó sẽ làm cho chúng ta què quặt. Chúng ta sẽ rất yếu ớt và không thể có được một sự mạnh mẽ mà lẽ ra chúng ta phải có. Chúng ta cũng chẳng thể nào tung bay được .

Nếu chúng ta xin sức mạnh, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những gian truân để làm cho chúng ta mạnh mẽ lên.

Nếu chúng ta xin sự khôn ngoan, cuộc sống sẽ gởi cho chúng ta những vấn nạn để chúng ta phán đoán và giải quyết.

Nếu chúng ta xin sự thịnh vượng, cuộc sống sẽ gởi cho chúng ta một khối óc và sức mạnh của cơ bắp để làm việc.

Nếu chúng ta xin lòng can đảm, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những hiểm nguy để chúng ta vượt qua.

Nếu chúng ta xin tình yêu, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những người đang gặp hoạn nạn để chúng ta giúp đỡ.

Nếu chúng ta xin giúp đỡ, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những cơ hội.

Chúng ta thường không nhận được những gì mình muốn nhưng lại nhận được mọi thứ mình cần.

N.T.D.

(Dịch từ Internet)

 

HÃY THẮP LÊN MỘT QUE DIÊM

Ột bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nổi tiếng – ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đang diễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói: Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tất cả đèn sáng trong sân vận động này.

Dèn tắt cả sân vận động chìm sâu trong bóng tối âm u. Ông John Keller nói tiếp:

Bây giờ tôi đất lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm đang cháy thì hãy hô to "Đã thấy!".

Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: "Đã thấy!".

Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích:

Aùnh sáng của một hành động nhân ái dù bé nhỏ như một que diêm cũng sẽ chiếu sáng trong đêm tâm tối của nhân loại y như vậy.

Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói được vang lên:

Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên! Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng.

Oâng John Keller kết luận:

Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến tranh, khủng bố, cái ác và oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là một môi trường sống vắng bóng của chiến tranh. Hoà bình không chỉ là cuộc sống chung im tiếng súng. Vì trong sự giao tiếp giữa người với người, đôi khi con người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm đau khổ nhau, áp bức bóc lột nhau mà không cần chiến tranh.

Cách tốt nhất để xây dựng hoà bình là tăng thêm thật nhiều những hành động yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thương xuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, những hành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua đuổi bóng tối của những đau khổ và cái ác.

VŨ HOÀNG (Theo the love and life)

 

ĐÁNH NHAU BẰNG GẬY

Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, hoạ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha. Bức tranh mang tên Đánh nhau bằng gậy.

Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ nét gì sắp sảy đến. Người ta không đón được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.

Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: "Đấu tranh để bảo tồn sinh mạng". Sinh viên khác: bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh. Sinh viên khác nữa lại phân tích: bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà đây là thú vật có lý trí nên cắn nhau bằng gậy.

Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một lần nữa. Cả lớp im ắng. Mãi một lúc sau ông mới ông mới chậm rãi nói: "Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây chỉ là bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý của bức tranh: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang thổi đến phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết".

Vị giáo sư dừng lại hồi lâu rồi nói tiếp: "Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào thú dữ" họ cắn xé nhau. Bức tranh trên đây của danh hoạ Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai hoạ, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh… thì con người lại giành giật chém giết lẫn nhau.

Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người.

Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe doạ từ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này"

NGUYỄN VŨ SAO ĐÊM

(Theo The Love and Life)

 

"XIN THẦY HÃY DẠY CHO CON TÔI"

(Trích thư Tổng thống Mỹ Abaraham Lincoln gởi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học)

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực; cứ mỗi chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quí giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin hãy dạy cho cháu biết bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Ơû trường xin hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cho cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin dạy cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin hãy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu đón nhận những gì tốt đẹp.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chìu cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân , bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình… Con trai tôi quả thật là một cậu bé tuyệt vời.

RUBY (Sưu tầm từ Internet)

 

CÂU HỎI QUAN TRỌNG NHẤT

Vào tháng hai của một khoá học tại trường đào tạo nghiệp vụ y tá, giảng viên cho chúng tôi làm một bài kiểm tra về kiến thức phổ thông. Tôi vốn là một sinh viên chăm chỉ cho nên dễ dàng trả lời mọi câu hỏi trong bài kiểm tra, trừ câu hỏi cuối: "Chị tạp vụ ở trường tên là gì?". Tôi nghĩ đó chỉ là một câu hỏi cho vui. Tôi đã trông thấy chị ta vài lần. Chị có dáng người cao, mái tóc nâu sẫm và khoảng 50 tuổi, nhưng làm thế nào mà tôi có thể biết được tên chị kia chứ? Tôi nộp bài và bỏ trống không trả lời câu hỏi đó.

Trước khi tan học, một sinh viên đứng lên hỏi giảng viên về cách tính điểm câu hỏi cuối trong bài kiểm tra vừa làm. Giáo sư bộ môn trả lời: "Tất nhiên là có tính điểm. Trong mọi ngành nghề, các anh chị luôn phải gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người. Tất cả những con người đó đều có ý nghĩa. Họ đáng được anh chị quan tâm chú ý đến, cho dù tất cả những gì ta có thể làm cho họ chỉ là một lời chào hỏi và một nụ cười".

Tôi đã không quyên bài học đó trong suốt đời mình. Tôi cũng đã biết tên của chị làm tạp vụ trong trường. Chị ta tên là Dorothy.

ĐÀM THƯ (sưu tầm và dịch)

 

BÀI HỌC TỪ LOÀI NGHỖNG

Vào mùa thu, khi bạn thấy loài ngỗng bay về phương nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.

Khi là thành viên của một nhóm, người ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, người ta sẽ đến nơi họ ïmuốn nhanh hơn và dễ dàng hơn bởi vì họ đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.

Nếu chúng ta cũng có sự cảm nhận tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang hướng đến cùng một mục tiêu như chúng ta.

Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác dẫn đầu.

Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả, và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.

Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ tốc độ của chúng.

Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho nhưng người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam.

Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi khó khăn.

Lần sau có cơ hội thấy một đàn ngỗng bay, bạn hãy nhớ…

Bạn đang hưởng một đặc ân khi là thành viên của một nhóm.

NHẬT THUỶ (Dịch từ Internet)

 

CẬU BÉ CHỜ THƯ

Hồi đó tôi đang là giáo viên ở một trường trung học nội trú dành cho nam sinh. Khác với các học sinh khác, Bob không bao giờ nhận được thư từ gia đình. Thế mà mỗi buổi chiều em là người nhanh chân nhất chạy đến chỗ đặt các hộp thư riêng chăm chú ngó vào hộc của mình cho đến thư phát hết rồi mới quay đi.

Tôi tìm hiểu và biết rằng tiền ăn, tiền trường, tiền tiêu vặt của em vẫn được gởi tới đều đặn. Tháng sáu mỗi năm, trường lại nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Thì ra viên thư ký của bố em được giao nhiệm vụ lo cho em tất cả những điều đó. Nhưng bố mẹ em không ai viết cho em một lá thư nào. Một lần tôi đến nói chuyện với em và em kể cho tôi biết bố mẹ em đã ly thân.

Tội nghiệp Bob, em vẫn tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng.

Tôi trao đổi với đồng nghiệp Joe Hargrove về tình cảnh của em. Oâng nói: "nếu trong vài tháng nữa, em vẫn không nhận được một bức thư nào thì hậu quả có thể sẽ rất tai hại đối với tâm lý của em".

Thế rồi, một bạn học thân nhất của Bob tên là Laurent nảy ra một sáng kiến. Laurent sống trong một gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tuần nào em cũng nhận được thư của cha mẹ và của anh chị em nữa. Một hôm, khi thấy Bob buồn bã nhìn những lá thư mình cầm trên tay, Laurent bỗng nói:

Bob , vào phòng mình đi. Mình sẽ đọc thư của mẹ cho cậu nghe.

Một lúc sau, hai cậu bé ngồi sát bên nhau cùng đọc thư.

Từ hôm đó, Bob được cùng đọc thư của các bạn. Mỗi lần nhận thư, nhiều cậu bé cứ nhao nhao lên:

Hôm nay bạn muốn đọc thư của mẹ mình không?

Một hôm, tôi nghe Bob hỏi Laurent một cách rất hồn nhiên:

Hôm nay tụi mình có thư không?

Laurent mỉm cười đáp: Có chúng mình có một lá thư từ mẹ.

Tôi và Joe rất cảm động và ông quyết tâm hành động. Trong chuyện này, từ lâu tôi vẫn có suy nghĩ không tốt về mẹ của Bob. Nhưng Joe không chịu ngồi yên và định gặp bà ta nhiều lần. Một hôm ông đến tìm tôi, tay cầm sáu bức thư có đề địa chỉ của Bob và dán tem sẵn sàng. Oâng nhiệt tình nói:

Tôi vừa đánh máy xong sáu bức thư này. Tôi sẽ gửi chúng cho mẹ của Bob và bà ta chỉ cần ký tên dưới dòng chữ "mẹ của con" rồi gửi mỗi tuần một bức thư. Tôi sẽ cố thuyết phục bà ta.

Tôi đọc những bức thư đó. Thư viết khá hay.

Vài hôm sau, Bob lại cùng các bạn ngóng thư ở các hợp thư và em đang châm chú nhìn vào học của Laurent. Bỗng một học sinh la lên: Ê Bob. Bạn có thư đây này! Có thư này!

Bob đưa hai tay run run lên nhận bức thư, trông em giống như một thiên thần bé nhỏ đang cầu nguyện. Em nói như thể vẫn chưa tin đó là sự thật:

Ờ, có tên mình ngoài bì thư đây này. Và rồi em nhảy lên reo hò:

A! Mình cũng có thư! Mình cũng có thư! Các bạn ơi, có ai muốn đọc thư của mình không?

Bọn trẻ bế Bob đứng lên trên một cái bàn nhỏ rồi cả bạn vây xung quanh.

Bob ngập ngừng đọc:

Con cưng của mẹ! Rồi em ngẩng lên giọng xúc động: Mình không thể đọc nhanh được.

Laurent bảo: không sao Bob! Cứ đọc chầm chậm càng tốt.

Tháng sáu năm ấy, vào buổi phát phần thưởng của trường, tôi thấy mẹ Bob đến dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó vì sau khi gửi hết những bức thư ông Joe viết sẵn, bà đã tự tay viết thư cho con. Bob đã cho tôi xem bức thư bà gởi cho em báo trước bà sẽ đến dự buổi lễ phát phần thưởng. Khi buổi lễ kết thúc, bà kéo tôi ra một chỗ và hỏi:

Cô thấy tôi viết thư cho cháu có được không?

Bà viết hay lắm. Cháu nó rất vui về những lá thư đó. Bà nói tiếp giọng ngập ngừng: Tôi muốn nhờ cô nói với cháu… Vợ chồng tôi hiện nay đã hoà thuận hơn trước. Chúng tôi đang dự tính kỳ nghỉ hè này sẽ đưa cháu về nhà. Và… Tôi không thể nói gì hơn vì lúc ấy trong tôi ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

MINH NGUYỄN (Theo Internet)

 

LỜI NHẮN GỬI TỪ MỘT NGƯỜI BẠN

Một tiếng gõ cửa lớn vang lên. Cậu bé ra ở cửa. Một người đàn ông lạ mặt xuất hiện trong một bộ quần áo nhàu nát. Anh ta cười ra trên tay mang một chiếc giỏ đầy thức ăn cho ngày lễ tạ ơn.

Cả gia đình rất đỗi ngạc nhiên. Người đàn ông nói: "Món quà này từ một người biết các bạn đang cần và mong muốn các bạn hiểu rằng các bạn được quan tâm và yêu mến". Lúc đầu ông bố không muốn nhận, nhưng người đàn ông nói: "Tôi chỉ là người mang đến hộ". Và anh ta đặt chiếc giỏ vào tay cậu bé đang đứng gần cửa rồi quay đi.

Vào giây phút, đó cuộc đời của cậu bé đã thay đổi vĩnh viễn. Qua hành động đơn giản của lòng tốt đó cậu bé hiểu rằng có nhiều người – kể cả "người không quen biết" – thật sự quan tâm. Cậu cảm thấy biết ơn vô hạn và hứa với lòng mình rằng một ngày nào đó cậu sẹ tặng những người khác bằng cách tương tự. Vào năm 18 tuổi, chàng trai trẻ bắt đầu thực hiện lời hứa. Với thu nhập ít ỏi của mình, anh chạy đi mua thức ăn, rau quả và bánh kẹo, không phải cho bản thân mà cho hai gia đình nghèo mà anh biết họ rất cần. Anh lái xe đi tặng những giỏ thức ăn trong bộ quần áo cũ như thể anh là người giao hàng. Khi anh đến căn nhà dột nát đầu tiên, anh gặp một người phụ nữ nhìn anh đầy vẻ nghi ngờ. Cô ta có sáu đứa con.

Chàng trai trẻ nói: "Tôi mang hộ những thứ này đến cho bà". Anh mang ra những giỏ thức ăn và bánh kẹo. Người phụ nữ sửng sốt. Còn lũ trẻ thì reo lên sung sướng. Bà mẹ trẻ ôm lấy chàng trai và hôn anh ta. Cô ta lắp bắp: "Anh đúng là món quà của Thượng đế. Thượng đế đã phái đến!".

"Không, không-Chàng trai nói-Tôi chỉ là người giao hàng. Đây là món quà từ một người bạn". Anh chìa cho người phụ nữ một mẫu giấy trên đó viết: "Đây là một lời nhắn gửi từ một người bạn. Bạn và gia đình bạn xứng đáng có nó. Hãy biết rằng bạn được yêu thương. Và một ngày nào đó, nếu bạn có cơ hội, hãy làm điều tương tự đối với những người khác".

Chàng trai trẻ tiếp tục mang những giỏ thức ăn cho nhiều người khác. Anh cảm thấy vui sướng và tràn đầy thương yêu. Mỗi lần anh quay ra từ một căn nhà, anh cảm thấy rất xúc động. Khi ngoáy đầu nhìn lại những gương mặt tươi cười của những người anh đã giúp đỡ, anh cảm thấy "cái ngày khủng khiếp" trong quá khứ đã dẫn dắt anh đến một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Chắc các bạn cũng muốn biết chàng trai trẻ trong câu chuyện trên là ai và hiện có đang tiếp tục thực hiện lời hứa của mình hay không. Chàng trai trẻ đó chính là Anthony Robbin, 39 tuổi, hiện là người sáng lập và chủ tịch của Anthony Robbin Companies, một công ty nổi tiếng trong lãnh vực tư vấn phát triển tài năng. Robins đã tư vấn về phát triển tài năng cho rất nhiều lãnh đạo cấp cao cho rất nhiều công ty như IBM, AT&T, American Express, McDonnell-Douglas và US Army cũng như nhiều câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp Los Angeles Kings và nhiều vận động viên đoạt huy chương vàng Olympic.

Với ước nguyện của mình, anh luôn luôn dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để giúp đỡ rất nhiều người vượt qua khó khăn và số phận khắc nghiệt. Năm 1991, anh thành lập tổ chức từ thiện Anthony Robbins để giúp những trẻ em khuyết tật, những người vô gia cư, những người già. Cho đến nay, với thu nhập hàng năm lên đến hơn một triệu USD, Anthony Robbins vẫn cùng những người thân trong gia đình và cả một đội ngũ đông đảo những người tình nguyện đi tặng những món quà cho hơn 10.000 gia đình trong 400 cộng đồng khác nhau ở Mỹ và Canada.

Cuộc sống là một món quà, và tất cả chúng ta khi có khả năng phải nhớ rằng chúng ta có trách nhiệm cho lại những người khác. Hãy cùng nhau giúp những người kém may mắn hơn có những gì tốt hơn trong cuộc sống. Đó chính là lời nhắn gởi từ một người bạn.

MINH TRIẾT

 

CHIẾC CẦU

Tại học viện quân sự West Point (Mỹ) trong một tiếc học về môn kỹ thuật, khi giáo sư ra đề tài vẽ một chiếc cầu, dĩ nhiên sinh viên của trường phái hiểu đây là một chiếc cầu cần được thiết kế cho mục tiêu quân sự. Các sinh viên khác đều thiết kế một cái cầu theo tiêu chuẩn và kỹ thuật như đã học ở phần lý thuyết. Riêng Whister lại không đếm xỉa gì đến khía cạnh quân sự. Anh vẽ một chiếc cầu thơ mộng, bắc qua một mỏm núi cao với một gam màu sáng của ánh nắng mặt trời đang ló dần trên đỉnh. Dọc hai bờ sông là thảm cỏ xanh rì. Nhưng thơ mộng hơn nữa là có hai đứa bé đứng câu cá trên chiếc cầu ấy.

Vị giáo sư cầm bức tranh lên quan sát và tỏ vẻ không ưng ý chút nào. Oâng yêu cầu phải xoá hình ảnh hai đứa bé. Whister ngẫm nghĩ một hồi bèn đặt cọ lông duy chuyển hai cậu bé từ chiếc cầu xuống thảm cỏ bên bờ sông. Lần này vị giáo sư tỏ ra giận dữ, ông quát to và đập tay xuống bàn: "Tôi đã bảo anh phải cất chúng ra khỏi bức tranh".

Không thể vẽ cảnh thiên nhiên mà thiếu bóng dáng con người, Whister bèn vẽ hai ụ đất trên thảm cỏ dọc theo dòng sông như muốn vị giáo sư hiểu ngầm rằng anh đã chôn hai cậu bé trong hai cái mộ ấy.

Người sinh viên ấy là hoạ sĩ tài ba James Mc.Nei Whister.

Với anh, chiếc cầy bắt qua dòng sông là để nối liền đôi bờ và chiếc cầu nối liền đôi bờ là để con người ở hai bờ sông liên lạc với nhau. Không thể được gọi là cầu nếu chiếc cầu không sùng để đi lại, thông thương hay chiếc cầu sẽ trở thành vô nghĩa nếu thiếu vắng sự qua lại của con người.

Hằng ngày, chúng ta cũng đang vẽ bức tranh của những chiếc cầu gặp gỡ, cảm thông, yêu thương để xoá đi những ngăn cách, những hận thù . Một cử chỉ hỏi thăm , một nụ cười, một cái bắt tay , một ánh mắt cảm thông của con người đang là những thanh gỗ được ghép lại thành những chiếc cầu để nối kết nhân loại.

Con người chỉ có thể sống hoà bình và an vui khi giữa chúng ta được nối kế bằng những chiếc cầu của gặp gỡ, yêu thương và tha thứ.

NGUYÊN VŨ SAO ĐÊM

(Theo The Love and life)

 

ĐỨA BÉ CỦA HOÀ BÌNH

Những người da đò miền Đông Bắc Hoa Kỳ thường truyền tụng một câu chuyện xa xưa, được kể lại ngôi thứ nhất theo thói quen của họ:

"Khi ấy tôi còn là một thanh niên, thường có nhiệm vụ đi thám tính cho bộ lạc của mình. Hôm ấy là một ngày cuối mùa đông, tuyết phủ đầy, gió buốt lạnh khủng khiếp mà lương thực hầu như đã cạn sạch, mọi người đều đói lả. Chúng tôi lại còn phải đi truy lùng những kẻ thù của bộ lạc chúng tôi, và bản thân tôi hết sức hãnh diện được phái đi thi hành nhiệm vụ khó khăn ấy.

Sau ba ngày ba đêm ròng rã, tôi phát hiện một túp lều của kẻ thù. Tôi bò từng bước đến gần và khoét một lỗ nhỏ gần bằng bàn tay trên vách lều. Nhìn vào trong, tôi thấy một đôi vợ chồng trẻ đang ngồi sưởi ấm bên bếp lửa và một thằng bé chưa đầy hai tuổi đang chơi cạnh đó. Với bước đi chập chững, nó đứng dậy cầm chiếc thìa gỗ thọc vào nồi xúp, rồi nó bắt chước người lớn khuấy đi khuấy lại nhiều lần…

Bất thần đứa bé lại quay sang nhìn đúng vào cái lỗ mà tôi đã khoét để ngó vào trong lều. Tôi hốt hoảng sợ bị phát giác. Nhưng đúng vào lúc bố mẹ của nó đang mải mê bên bếp lửa, đứa bé lại thọc cái thìa gỗ vào nồi múc lấy một ít xúp và đưa thẳng vào miệng tôi. Cứ thế, nó xúc cho tôi ăn liên tiếp nhiều lần mà bố mẹ nó chẳng hề hay biết…

Cuối cùng thì tôi quyết định phải rút lui và tìm đường trở về bộ lạc của mình. Nhiệm vụ đã hoàn tất, tôi đã tìm được vị trí đóng trại của kẻ thù để anh em của tôi có thể bất ngờ đến đánh úp giữa đêm tối và tiêu diệt họ y như họ đã từng làm như thế đối với bộ lạc chúng tôi cách đây vài năm.

Tôi cắm cổ chạy trên tuyết cho tới khi đuối sức thì dừng lại, ngồi nghỉ trên một mỏm đá giữa rừng vắng và bắt đầu suy nghĩ về những gì vừa diễn ra. Hình ảnh và cử chỉ của thằng bé đã không buông tha tôi lấy một giây. Nó là ai? Tại sao nó lại can đảm múc xúp cho kẻ thù của bố mẹ, cho cả bộ tộc nó? Sức mạnh thiêng liêng nào đã thúc đẩy nó làm như thế?

Chứ thế tôi suy nghĩ miên man về thằng bé, nó phải được sống sót trong trận càn quét sắp tới của bộ lạc chúng tôi. Tôi chợt nảy ra ý phải quay trở lại tức khắc, bí mật giết chết bố mẹ thằng bé rồi bắt cóc nó đem về nuôi dạy nó theo phong tục của bộ lạc chúng tôi. Thế nhưng thú thật tôi không thể làm như thế vì thằng bé còn quá nhỏ. Nó cần được chính bố mẹ nó nuôi nấng.

Nghĩ như vậy tôi quay trở lại túp lều, đi thẳng vào cửa trước. Bị bất ngờ đôi vợ chồng trẻ kinh hoảng, nhưng tôi ra dấu trấn an họ ngay. Nhận thấy tôi không có ý gì đe doạ, họ đã vui vẻ mời tôi vào ngồi bên bếp lửa hồng. Người chồng chuẩn bị một tẩu thuốc, người vợ bưng nồi xúp ra để mời khác, còn thằng bé thì mừng rỡ như nhận ra khuôn mặt quen thuộc của tôi. Thế là nó lại lấy chiếc thìa gỗ xúc một ít xúp, còn phùng miệng thổi phù phù cho bớt nóng rồi mới đưa vào tận miệng tôi.

Tôi chậm rãi tiết lộ tông tích của mình và bảo họ: "Trước tiên vì sự hồn nhiên vô tư của thằng bé, kế đó là lòng hiếu khách của anh chị, tôi sẽ không làm hại gì đến gia đình bé nhỏ này. Anh chị hãy mau lánh nạn chỗ khác. Không sớm thì muộn bộ lạc chúng tôi cũng sẽ phát hiện nơi này, họ sẽ đến và chiến tranh hận thù sẽ xảy ra".

Hình ảnh cuối cùng mà tôi còn giữ mãi chính là hình ảnh thằng bé được mẹ địu trên lưng, tay vẫn múa máy chiếc thìa gỗ và mỉm cười với tôi.

Mùi tử khí trong tôi đã được thay thế bằng mùi xúp nóng thơm phức mà thằng bé đưa tận miệng tôi hôm nào. Tôi đã từ bỏ thói hung hăng hiếu chiến, lòng hận thù dai dẳng trong tôi cũng đã tắt ngấm. Càng có tuổi, tôi càng tin rằng tất cả chúng ta cần phải có một "đứa bé hoà bình" như thế, mãi mãi ở giữa chúng ta!

MAI VĂN KHÔI

(Theo Internet, 2000)

 

THƯ VIẾT CHO BA

Ai cũng viết thư cho người đang sống, còn con thì…

Con trở lại trường sau năm ngày nghỉ học chịu tang cha. Buổi trở lại trường đầu tiên nghe tiếng trống bãi, con vội xếp tập vô cặp rồi như thường lệ đứng trước cổng trường để đợi… Tuổi thơ làm cho con mong vào những điều kỳ diệu, mong nỗi bất hạnh đó không phải là sự thật, nhưng đến quá trưa nhìn lại sân trường vắng lặng và trước cổng trường chỉ còn mình con đứng đợi, con bàng hoàng nhận ra rằng ba đã mất thật rồi và từ đây không còn đến trường để đón con nữa. Hai hàng nước mắt chảy dài, nắng ban trưa rọi xuống đường hình cô gái nhỏ lủi thủi đi về mà lòng hụt hẫng xót xa.

Ba chỉ đau trong một thời gian ngắn mà bất ngờ bỏ chúng con mà đi. Lúc đó con chỉ mới 13 tuổi. Nỗi mất mát đó đối với con là quá lớn và quá sớm. Một trăm ngày ba mất, má bão thôi từ nay đừng cúng cơm ba nữa mà luôn thắp nhang cho ba, đừng để "hương tàn bình lạnh". Má cũng muốn nỗi đau lắng xuống để chúng con tập trung học hành. Nhưng rồi mỗi bữa cơm chúng con lại đặt một cái chén, một đũa nơi ba vẫn ngồi trong bàn ăn, xới một liễn cơm nóng, dọn những đĩa thức ăn ba ưa thích. Nhiều năm sau này con vẫn còn ngậm ngùi nhớ lại hình ảnh những đứa con nhỏ của ba lên mâm cơm vẫn muốn lưu giữ kỷ niệm về người cha đã khuất. Biến cố ấy đã đem lại bao mất mát và càng khôn lớn con càng thấm thía đó là những thiếu thốn không gì bù đắp nổi.

Cuộc sống mỗi lúc một bấp bênh. Đôi vai mỏng mảnh của má như oằn xuống trước gánh nặng gia đình quá lớn. Giữa "ngày còn ba" và "ngày mất ba" dường như là hai thế giới. Miền Trung vào những ngày mùa đông trời lạnh như cắt thịt, những đứa con nhỏ của ba đi học về càng se thắt nhớ những ngày ba đội mưa đợi các con trước cổng trường. Một ngày mới của con được bắt đầu từ những hình ảnh, những âm thanh mà ba mang lại – một ngày tuổi thơ sung sướng. Những gì thuộc về ba trong hoài niệm của con đều đưa con quay về với những quãng đời thơ ấu, ấm áp tình phụ tử, nhưng con cũng không quên có buổi chiều đi đâu về con bước vào phòng ba, ba không bật đèn, phòng mờ tối và ba ngồi đó, câm lặng… Con nhìn thấy rón rén quay ra và như bắt chước ba con cũng ngồi ngoài hiên, một mình trong bóng tối… con thấy thương ba quá!… Tuổi thơ con cũng có những nỗi buồn của riêng mình nhưng tất cả nỗi niềm ấy đều được ba chia sẻ. Còn bây giờ, ba đang buồn và không thổ lộ nhưng con không biết làm sao an ủi. Ba đang nhớ các anh chị của con phải không ba? Con gái lớn lấy chồng xa, hai người con trai bi bắt vào tù khi hoạt động phong trào tranh đấu của sinh viên. Con nhớ đến ngày theo ba má đến trại giam để thăm anh. Thấy anh con trong hình dáng ốm yếu, da dẻ xanh xao, má khóc ròng bước tới, còn ba thì lùi lại lén chùi nhanh những giọt nước mắt. Cơn bạo bệnh nhanh chóng cướp ba đi hẳn, cũng có một phần của những nỗi nhớ thương bị dồn nén đó.

Các anh, các chị con nhớ lại trong khoảng thời gian gia đình trải qua những thử thách nghiệt ngã, chưa bao giờ ba khuyên các con hãy chọn lựa cho riêng mình một cuộc sống bình yên. Nhưng ba vẫn nói đã chọn con đường cách mạng để đi thì phải đủ tâm, đủ lực đi cho trọn con đường, đừng để dang dở đời mình và luỵ cả cho người.

Năm 1976 con đúng 20 tuổi, cũng là năm thành lập thanh niên xung phong thành phố, con đã bước chân vào đội ngũ. Ngày lên đường con đã thắp nhang thưa với ba về chiến đi xa nhà, chuyến đi thật xa, thật lâu với những khó khăn, thử thách mà lúc đó con không thể nào lường hết được. Bây giở nhìn lại những quãng đời đi chung đồng đội, một nỗi mừng càng lúc càng thắm sâu, càng lan toả trong con. Vâng, con đã đi, đã được hỗ trợ bởi nhiều nguồn sức mạnh để gắn bó với sự chọn lựa của mình. Có ba luôn ở trong con dù ở Đắc Nông, Bù Đốp, hay những cánh rừng xa thẳm ở Tây Nam. Những gì ba dạy chúng con để chỉ bằng lời ma bằng cả cuộc sống gay go khắc nghiệt. Thời thơ ấu vất vả ba phải vượt lên nỗi đau mồ côi để vừa làm, vừa học, sống có nhân cách, có lòng nhân ái.

Ba vẫn ao ước các con của ba đều được vào đại học. Khi gia nhập lực lượng TNXP con mới tốt nghiệp trung học. Chính đội ngũ ấy đã tạo điều kiện cho con được đến giảng đường đại học. Ngày nhận tấm bằng đại học, con thẩm cảm ơn đơn vị, cảm ơn đồng đội đã giúp con thực hiện được niềm mơ ước của ba hướng về con mà con đã canh cánh mang theo, ấp ủ trong lòng mình những năm dài.

Ba đã xa chúng con ba mươi năm rồi mà chúng con cứ mãi ngậm ngùi tiếc thương khi nhớ về ba. Và vì thế khi thấy những trẻ thơ mất cha là lòng con đau xót, day dứt. Có những đứa trẻ mất cha là mất đi hình ảnh thiêng liêng, mất đi một người cha bằng da, bằng thịt. Nhưng cũng có những đứa trẻ mất dần cha do những đổ vỡ trong hạnh phúc gia đình.

Mỗi khi chồng con đau, con đã chăm sóc tận tình, sợ bệnh tật sẽ cướp đi của con mình tình phụ tử. Khi giận hờn, căng thẳng với anh ấy, con thường nhớ về cái buổi trưa đợi ba trước cổng trường mà ba không còn đến đón để thông cảm, bỏ qua những chuyện không bằng lòng trong cuộc sống lứa đôi. Con biết rằng ngày mai lúc tan học, con của con đứng đợi ở cổng trường sẽ có cha đến đón. Buổi cơm chiều trong một gia đình nhỏ sẽ ấm cúng đầy đủ cả ba người. Những đứa con có ba thật là một hạnh phúc tuyệt vời. Nhưng sao viết ngang đây con nhớ đến một lần lại thăm nhà dưỡng lão . Nhiều ông cụ, cụ bà ngồi thầm lặng, buồn bã và khi có người hỏi: Cụ ơi! Cụ còn con cái gì không? Thì các cụ run run không trả lời, những giọt lệ như sương mờ trên khoé mắt. Hình ảnh đó như nhắc nhớ con phải thường xuyên về thăm má, không phải chỉ con trẻ cần đến cha mẹ mà ngay cả cha mẹ lúc tuổi già cũng rất cần đến tình thương của con cái.

Bạn bè thường dặn con hãy nhớ về những điều vui để cho lòng mình thanh thản. Nhưng cũng chính trong nỗi bất hạnh nếu biết nhận ra một điều quan trọng cần nghĩ suy thì cũng không nên quên phải không ba?

Thế giới vật chất không cho con chuyển bức thư này đến với ba ở một cõi mênh mông, nhưng con nghĩ rằng trong tình phụ tử ba vẫn đọc được lòng con.

 

H.T. DIỄM TRANG

 

ĐÔI BÀN TAY

Một giáo sư lớp xã hội học đưa các sinh viên thực tập tới khu ổ chuột Baltimore để làm hồ sơ lý lịch cho 200 bé trai. Qua các câu hỏi để làm bản lươnïg giá về tương lai các em, các SV đều nhận định về từng em: "không có hy vọng tiến thân".

20 Năm sau, một giáo sư xã hội học khác tình cờ đọc qua bản nghiên cứu trước đây tại trường. Oâng cho các sinh viên của mình tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra cho những bé trai này. Sau khi nghiêng cứa, các sinh viên thấy: trừ 20 đã đi nơi khác hay đã chết, có tới 176 trong số 180 em còn lại đã thành đạt, trở nên những bác sĩ, luật sư và thương gia…

Giáo sư rất ngạc nhiên và quyết định tìm vấn đề sâu xa hơn.

Mọi người đều trả lời trong xúc động. Chúng tôi đã đạt tới thành công nhờ tình thương của một người thầy. Người thầy đó bây giờ vẫn còn sống, giờ đã là một bà lão, tuy già nhưng vẫn còn minh mẫn.

Giáo sư hỏi bà đã dùng phương thức thần diệu nào để kéo những bé trai đó ra khỏi khu ổ chuột và đạt được thành công như vậy.

Đôi mắt bà lão sáng lấp lánh với nụ cười trên môi, bà nói:

Thật đơn giản, tôi đã yêu thương chúng bằng chính bàn tay này-bà xoè đôi bàn tay chai sần và đầy gân guốc của mình-tôi đã cầm tay từng cháu và dạy những điều cháu sẽ phải biết. Tôi đã dạy các cháu về sự tuyệt diệu của sách vở. Lấy sách vở làm khí giới,coi ngu dốt là địch thù, lấy văn minh nhân loại làm cuộc khải hoàn. Hãy biết trân trọng từng giá trị trong cuộc sống. Mọi nghề nghiệp trong xã hội đều tốt đẹp, không có gì đáng xấu hổ cho bằng nghề trộm cắp và gian dối. Tôi đã dạy chúng biết bán sức mạnh cơ bắp và khối óc cho người mua đấu gáo cao nhất, nhưng không bao giờ đặt giáo cho tâm hồn dù có lúc rơi vào tình cảnh cùng cực nhất. Chính đôi bàn tay này tôi đã giúp chúng lớn lên về thể xác và giúp chúng tôn trọng từng mẫu bánh và ngụm nước. Tôi đã cho bọn chúng thấy nhân loại có thể nghèo về vật chất,nghèo về tiện nghi, nghèo về trí thức nhưng không bao giờ nghèo về tấm lòng và tình thương. Chính sức mạnh của tình yêu, của tình người, của tình nhân loại đã giúp chúng vươn lên và tình yêu đó có từ đôi tay này.

Nguyễn Vũ Sao Đêm

(Theo the love and the life)

 

GIÁNG SINH ĐẸP NHẤT

Buổi tiệc Giáng sinh đã mãn. Mọi người vẫn còn nán lại bên bàn hồi tưởng về những ngày Giáng sinh thuở nhỏ. Câu chuyện chẳng mấy chốc xoay quanh đề tài là Giáng sinh đẹp nhất của mỗi người. Chuyện tiếp chuyện, nhưng vẫn có một chàng trai ngồi lặng thinh không nói gì. Mọi người bảo "này Frank, thế Giáng sinh đẹp nhất của cậu là vào lúc nào?". Frank bấy giờ mới lên tiếng: "Giáng sinh đẹp nhất của tôi là mùa Giáng sinh mà tôi chẳng nhận được món quà nào cả". Mọi người ngạc nhiên, họ nóng lòng muốn nghe câu chuyện. Và Frank bắt đầu kể:

"Tôi lớn lên ở New York. Đó là mộ tuổi thơ khá ảm đạm vì gia đình chúng tôi rát nghèo. Tôi mồ côi mẹ từ khi mới 8 tuổi. Cha tôi cũng có việc làm, nhưng ông chỉ làm được hai hoặc ba ngày trong tuần. Thế là cũng tốt lắm rồi. Chúng tôi sống kiểu lưu động, rày đây mai đó, chật vật lắm mới đủ ăn, đủ mặc. Lúc ấy tôi còn nhỏ và không chú ỳ gì.

Cha tôi là một người đàn ông giàu lòng tự trọng. Oâng ấy chỉ có độc nhất một bộ áo quần và chỉ mặc nó để đi làm việc. Khi về nhà ông cởi áo vét ra, còn thì ngồi vào bàn với áo sơmi, cà vạt và cả áo ghilê. Cha có một chiếc đồng hồ bỏ túi cũ kỹ và khá lớn. Đó là quà của mẹ tặng cha. Mỗi khi cha ngồi dây đeo đồng hồ ở túi đựng thường tòi ra ngoài. Chếic đồng hồ đó là tài sản quí giá nhất của cha. Nhiều lần tôi thấy cha tôi ngồi yên ngắm chiếc đồng hồ quí của mình. Tôi đoán chắc cha đang nghĩ về mẹ.

Năm ấy, khi tôi tròn 12 tuổi, bộ đồ chơi thí nghiệm là một cái gì đó rất lớn lao. Trị giá của một bộ đồ như thế là 2 USD. Một số tiền quá lớn đối với bọn trẻ yêu thích bộ đồ chơi này, trong đó có tôi. Tôi nì nèo với cha cả tháng trời trước Giáng sinh để mong có được nó. Các bạn biết đấy, tôi cũng hứa hẹn đủ điều như những đứa trẻ khác: "Con sẽ ngoan, con sẽ làm việc, con sẽ không vòi vĩnh gì thêm". Cha tôi đáp: "Để xem xem".

Ba ngày trước Giáng sinh, ông dẫn tôi tới chợ lưu động. Ơû đó, người ta bán hàng trên những chiếc xe ngựa. Họ bán hàng hạ giá và bạn có thể mua được một món hàng tốt. Cha dẫn tôi tới một quầy hàng, chọn cho tôi một ít đồ chơi nhỏ rồi hỏi: "Này con, con có thích những thứ vậy không?". Tôi dĩ nhiên chỉ trả lời: "không, con chỉ muốn một bộ đồ thí nghiệm cơ!". Chúng tôi đi hết mọi quầy hàng. Cha đưa tôi đi xem hết những món đồ chơi như xe hơi, súng… nhưng tôi đều từ chối. Tôi nào có nghĩ rằng cha không đủ tiền để mua một bộ đồ thí nghiệm cho tôi. Sau cùng cha bảo: "Thôi, bây giờ tốt nhất là cứ về nhà đã và hôm sau hẵng quay lại!".

Trên đường về nhà, tôi cứ nói mãi về bộ đồ thí nghiệm đó. Tôi chỉ muốn một bộ đồ thí nghiệm thôi. Đến bây giờ tôi mới hiểu ra lúc ấy cha tôi đã đau khổ đến chừng nào khi không cho tôi được nhiều hơn. Cha hẳn đã nghĩ mình không xứng đáng là một người cha, và cả tự nguyền rủa mình vì cái chết của mẹ tôi. Khi lên bậc cấp vào nhà, cha sẽ hứa sẽ tìm cách mua cho tôi bộ đồ thí nghiệm đó. Đêm ấy gần như tôi không ngủ. Tôi tưởng tượng mình sẽ tự sáng chế thứ này thứ kia.

Ngày hôm sau, sau khi xong việc, cha dẫn tôi trở lại chợ. Trên đường đi, tôi còn nhớ cha đã mau một ổ bánh mì và kẹp vào nách mang theo. Ơû quầy hàng đầu tiên, cha bảo tôi hãy chọn lấy bộ đồ thí nghiệm mà tôi yêu thích. Chúng giống nhau cả, nhưng tôi vẫn xem xét, lục lọi như thể đãi cát tìm vàng. Tôi tìm được bộ đồ thí nghiệm tôi yêu thích và nói rằng như reo lên: "Cái này nè cha!".

Tôi còn nhớ hình ảnh cha tôi thọc tay vào túi lấy tiền. Khi ông lấy 2 USD ra, một tờ đã rơi xuống đất. Oâng cúi người xuống lượm tiền, và vì thế sợi dây đồng hồ trong túi rớt ra, xoay vòng trên nền đất. Không có chiếc đồng hồ. Trong tích tắc, tôi đã hiểu cha tôi đã bán nó rồi. Cha đã bán chiếc đồng hồ, tài sản quí giá nhất của mình, để mua cho tôi một bộ đồ chơi thí nghiệm. Oâng bán chiếc đồng hồ, món quà cúi cùng mà mẹ tôi tặng cha…

Tôi chụp vội lấy tay cha và hét lên: "Không!". Chưa bao giờ tôi chụp lấy tay cha như thế, chưa bao giờ tôi hét lên với cha như thế. Tôi nhớ cha đã nhìn tôi, một cái nhìn đầy cả sự ngơ ngác, lạ lẫm. "Không, cha không phải mua cho con bất cứ thứ gì-Tôi ứa nước mắt-Cha, con biết cha yêu con".

Chúng tôi rời khu bán hàng và tôi nhớ cha nắm tay tôi suốt dọc đường về.

Frank nhìn mọi người: "Bạn biết không, chẳng có tiền bạc nào có thể đủ để mua giây phút lúc đó. Giây phút mà tôi hiểu ra rằng cha yêu tôi hơn bất cứ điều gì trên thế gian này".

VÕ CA DAO (Dịch từ Internet)

 

SỐNG TRỌN VẸN TỪNG NGÀY

Trong một buổi chiều giảng thuyết vào đầu năm học, Brian Dison – tổng giám đốc của tập đoàn Coca Cola – đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.

"Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một cuộc trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: Công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần. Bạn đang tung chúng lên không trung. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là một quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nẩy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thuỷ tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.

Bạn làm thế nào đây?

Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt. Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.

Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắt lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Nều gì bởi không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm.

Bạn chớ khoá kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách chóng nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chấp cho nó đôi cánh.

Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quyên mất nơi mình sống mà có khi quyên cả bạn định đi về đâu.

Bạn chớ quyên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.

Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.

Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi thì sẽ không khi nào bắt lại được. Cuộc đời không phải là một đường chạy mà nó là một lộ trình mà bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

Quá khứ đã là lịch sử. Tương lai là một mầu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta gọi đó là tặng phẩm (*)".

ĐÀM THƯ

(Sưu tầm và biên dịch từ bản tiếng Anh)

(*) Present – cách chơi chữ trong tiếng Anh – có nghĩa là hiện tại đồng âm với tặng phẩm.

 

CHÚT SUY TƯ TRONG NGÀY

Một bác thợ mộc đến tuổi về hưu nói cho ông chủ thầu biết những dự tính của mình trong thời gian sắp tới. Bác sẽ xin nghỉ hưu để vui hưởng tuổi già với con cháu. Bác biết rằng nếu nghỉ việc thì tài chính của gia đình có phần nào thiếu hụt nhưng bác tin rồi đây gia đình mình có cách xoay xở được.

Oâng chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. Oâng ta đề nghị bác cố xây giúp cho thêm một ngôi nhà nữa rồi nghỉ coi như là vì ông. Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu rằng bác miễn cưỡng nhận lời chứ không thực lòng muốn nhận công việc này.

Bác ta gọi đại một nhóm có tay nghề kém và mua những loại vật tư chất lượng kém để xây dựng căn nhà ấy. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận công trình và trao vào tay bác chiếc chìa khoá nhà. Oâng nói với bác: "Đây là nhà của anh. Tôi biếu anh món quà này để cám ơn anh đã làm việc cho công ty bấy lâu nay".

Chúng ta thì có khác gì bác thợ ấy. Chúng ta xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả, tuỳ tiện với tâm lý đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Ơû một vài thời điểm thật quan trọng trong cuộc đời mình, chúng ta không hề dốc hết sức lực để thực hiện mọi việc cho thật tốt. Thế rồi khi trông thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong căn nhà do chính tay ta dựng nên thì chúng ta cảm thấy bị sốc. Giá như được biết trước, hẳn chúng ta đã hành động khác đi.

Hãy hình dung mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời ta chính là ngôi nhà. Mỗi ngày bạn đóng đinh, lát sàn hoặc xây tường, bạn hãy xây nhà mình một cách khôn ngoan. Bạn chỉ có một cuộc đời mà thôi. Ngay cả trong trường hợp bạn chỉ còn sống một ngày, ngày sống đó cũng đáng để bạn sống sao cho tử tế và có tư cách.

Tấm bảng gắn trên tường ghi rằng: "Sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra". Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống của bạn và những lựa chọn của bạn của bạn ngày hôm nay.

ĐÀM THƯ (sưu tầm và biên dịch)

 

NGỌN NẾN TRONG ĐÊM

MARSHA ARONS

Cứ mỗi tuần một lần, vào sáng thứ sáu, tôi đều tìm đến một bệnh viện tại Strokie, bang Illinois để phân phát các giá nến cho những nữ bệnh nhân Do thái ở đó. Thắp nến là một truyền thống mà người Do thái vẫn làm để chào đón ngày Sabbath. Nhưng do nội quy bệnh viện không cho phép bệnh nhân đốt nến thật, nên chúng tôi đành mang nến điện để họ thắp lên vào chiều thứ sáu.

Một sáng nọ, khi tôi đến bệnh viện như thường lệ, tôi nhận ra một bà cụ – có lẽ đã 90 tuổi. Tóc của bà bạc trắng, da mặt và tay đều nhăn nheo. Dù vậy, đôi mắt bà vẫn sáng, xanh và giọng nói thì vẫn mạnh mẽ. Dựa vào danh sách của bệnh viện, tôi biết tên bà là Sarah Cohen.

Sarah nói với tôi rằng bà không bao giờ muốn bỏ sót một lần thắp nến vào trong đời, do vậy tôi phải cấm ngọn nến điện vào cạnh giường, nơi bà có thể với tới dễ dàng để tắt mở. Ngay khi tôi rời khỏi phòng, bà nói: "Ta hy vọng các cháu của ta sẽ đến đây kịp lúc để nói lời từ biệt sau cùng với ta".

Khi vừa ra khỏi phòng, tôi gặp một cô gái khoảng 20 tuổi. Tôi nghe bà Sarah nói: "Malka! Bà rất mừng được gặp cháu. Vậy David đâu?".

Sáng chủ nhật, tôi trở lại bệnh viện để thu các giá nến. Khi đến gần phòng của bà Sarah, Malka đã chờ sẵn ở cửa: "Chị có thể để lại giá nến cho tôi vài giờ được không?", cô ta hỏi tôi. Tôi thật sự ngạc nhiên trước đề nghị này.

"David đang ở Ixraen. Nó đã hay tin bà ốm nặng và sẽ bay đến đây vào khoảng 12 giờ trưa nay. Liệu chị có thể để lại giá nến lúc đó được không?".

Tôi thật sự không hiểu mối liên quan giữa cái giá nến và chuyến viếng thăm của David. Malka giải thích: "Đối với bà nội của tôi, Sabbath là một ngày vui vẻ. Do vậy, bà không muốn chết vào ngày này. Nếu chúng ta làm cho bà tin rằng vẫn còn ngày Sabbath, có thể bà sẽ cầm cự được cho đến khi gặp David".

Tôi nói với Malka rằng tôi sẽ làm theo yêu cầu của cô. Thật ra trong suốt ngày hôm qua, tôi không sao quyên được bà Sarah Cohen. Dường như ở bà cụ này có một sức mạnh và tình yêu rất lớn. Do vậy bà không muốn cho người thân của mình buồn bã vì cái chết của mình.

Khi trở lại bệnh viện vào tối chủ nhật, tôi chạy như bay đến phòng bà Sarah. Tôi bước vào trong. Chiếc giường hoàn toàn trống trải và ngọn nến điện đã tắt. Đoạn tôi nghe một giọng nói dịu dàng từ phía sau, giọng nói của Malka: "David đã đến vào trưa nay. Nó đã kịp nói lời cuối cùng với người bà thân yêu, đặc biệt là nó cũng kịp thông báo cho bà một tin vui: vợ nó đã có thai. Nếu đó là một bé gái, tên đứa bé sẽ là Sarah".

Tôi quấn dây điện vào chân đế của giá nến. Nó vẫn còn ấm, và tôi vừa nhận ra một lẽ: giống như ngọn nến thắp trong đêm, tình yêu cũng mang đến cho trái tim con người niềm tin, hy vọng và lòng can đảm.

PHAN SƠN (Theo Women’s world)

 

ĐÔI BÀN TAY ÂU YẾM

Phòng cấp cứu chuyển ông xuống khoa tim mạch. Tóc dài râu tua tủa, dơ bẩn và béo ị một cách bệnh tật, ông khoát hờ hững một chiếc áo Jacket bằng da cáu bẩn và rách tươm. Toàn thân ông bốc mùi nồng nặc của rượu, của mồ hôi đã lâu không tắm giặt, và nhất là cái mùi của những bãi rác mà ông thường lê la.

Thoạt nhìn thấy ông được đẩy vào phòng, những nữ y tá đã giật mình và bối rối nhìn nhau. "Đừng, tôi không muốn chăm sóc người này", dường như những y tá đang nói với nhau bằng ánh mắt. Họ lấm lét nhìn Bonnie, người y tá trường vốn nổi tiếng là nghiêm khắc và nguyên tắc. Ai cũng sợ bị phân công tắm rửa cho người đàn ông mới được chuyển vào.

Bonnie nhìn quanh một lượt rồi quyết định một điều mà không ai có thể nghĩ đến: "Đây sẽ là bệnh nhân của tôi". Bonnie nhanh nhẹn mang găng tay cao su và một mình chuẩn bị xà phòng, thuốc sát trùng, dao cạo…

Dịu dàng và dè dặt, Bonnie vừa tẩy rửa vừa giúp người đàn ông không còn cảm thấy sợ sệt nữa. Cô nhẹ nhàng nói: "Vào những ngày lễ chúng tôi rất bận bịu. Nhiều khi việc vệ sinh cho các bệnh nhân cũng được làm một cách qua loa. Oâng hãy thư giàn cơ thể và cảm nhận làn nước mát này. Nó sẽ làm cho ông cảm thấy dễ chịu vì bệnh viện là nơi làm cho người ta thấy yêu cuộc sống hơn".

Thân thể người đàn ông, đầy những vết sẹo nham nhở. Có thể ông đã nghiện rượu, ma tuý, đã từng tham gia thanh toán các băng đảng… Bonnie vừa chùi rửa vừa cầu nguyện cho một linh hồn bị vùi dập trong cuộc đời khắc nghiệt.

Công đoạn cuối cùng của bonnie là xoa sữa làm ấm cơ thể và thoa phấn trẻ em lên người bệnh nhân. Ngược với dóc váng dữ tợn, khi úp mặt vào gối để được xoa bóp ở lưng, người đàn ông tấm tức khóc. Khi quay lại, đột nhiên ông ta nhìn Bonnie với một ánh mắt xanh lơ đẹp kỳ dị: "Cám ơn cô, đã lâu lắm rồi không có ai chạm vào người tôi một cách dịu dàng thế này! Dường như trái tim tôi cũng đang liền xẹo!".

THẨM HẠ (từ Chicken soup for the soul)

 

HAI HẠT NGỌC

Gia đình kia có người con duy nhất nhưng lại cứng đầu và ương ngạnh. Cha cậu bé làm nghề đánh cá, sống nhiều giờ ở ngoài biển khơi hơn là ở nhà với gia đình. Vắng bóng cha, cậu bé thường hay vô lễ với mẹ. Người mẹ hết lời khuyên răn sửa dạy con, nhưng tính nào tật ấy, những lời khuyên dạy xem ra vô ích. Một hôm bà mẹ đợi tới khuya người con mới trở về nhà, bà muốn dạy con một bài học nên không mở cửa cho con vào. Bà nói:

Con sẽ không được trở về nhà nếu con không tìm được hai hạt ngọc trong sáng nhất đem về cho mẹ. Hai hạt ngọc đó không đáng giá một đồng xu nào, nhưng đối với mẹ sẽ là những hạt ngọc quý giá nhất.

Cậu bé nhún vai, dửng dưng ra đi trong đêm tối, nhưng rồi cũng đành phải cố tìm hai hạt ngọc đem về cho mẹ, để được trở về nhà. Đi được một quãng, đến góc đường, cậu bé nhìn thấy hai điểm sáng, mừng thầm trong lòng tưởng đó là hai hạt ngọc. Nhưng khi đến gần thì hai điểm sáng lại biến mất. Thì ra, đó là hai điểm sáng của đôi mắt con mèo trong đêm tối.

Đây này, hai điểm sáng nữa. Nhưng đó chỉ là hai bóng đèn điện trên cột đèn cao, cậu không thể nào leo lên tới được.

Oâ kìa! Lại hai điểm sáng nữa, nhưng quá thấp bởi vì chỉ là phản chiếu ánh sáng mặt trăng chiếu xuống hồ nước. Đi thêm một đoạn nữa, dõi mắt theo mấy đốn sáng trên bãi cỏ, nhưng đến gần thì chỉ là những con đom đóm chập chờn đó đây.

Trời về khuya càng thêm lạnh, bụng đói như cào, vừa chán nản, vừa buồn tủi, cậu bé quyết định tìm đường trở về nhà, khi nhìn thấy hai ngọn đèn sáng trước nhà, cậu lại định đi luôn. Nhưng sau cùng nỗi ân hận trào dâng, nước mắt chảy dài trên gò má,cậu đến gõ cửa nhà. Bà mẹ mở cửa, vừa nhìn thấy con bà thốt lên:

Ô kìa! Mẹ thật không lầm. Đây chính là hai hạt ngọc quí báu nhất. Cậu bé ngạc nhiên hỏi mẹ:

Hai hạt ngọc ở đâu? Thưa mẹ?

Ơû trên hai gò má con. Đây là những giọt nước mắt đầu tiên của con. Đây là những hạt ngọc quí báu nhất của lòng ăn năn hối hận.

VŨ HOÀNG (Theo Love and life)

 

NƠI NÀO CÓ TÌNH YÊU…

Một người phụ nữ bước ra trước cửa và thấy ba ông lão râu tóc bạc phơ đang ngồi trước sân nhà mình. Cô không biết họ là ai nhưng vẫn nói: "Có lẽ các ông phải đói lắm rồi, thế thì xin hãy vào đây và ăn với chúng tôi".

Chồng cô có ở nhà không? – Ba ông lão hỏi.

Không, anh ấy chưa về.

Vậy chúng tôi không thể vào nhà được.

Buổi chiều tối, khi người chồng trở về, người vợ kể lại toàn bộ câu chuyện và người chồng bảo:

Em hãy ra nói với họ rằng anh đã về, anh đang chờ họ trong đây!

Người phụ nữ đi ra, mời những ông lão vào nhưng lần này họ nói:

Chúng tôi không cùng vào một căn nhà với nhau được.

Tại sao thế? Người phụ nữ hỏi.

Một trong ba người giải thích: "Người kia tên ông là Thịnh Vượng, còn người này, ông ta là Thành Công và tôi tên Tình Yêu", cô hãy vào nhà và cùng thảo luận với chồng xem thật ra gia đình cô muốn mời ai vào nhà, một trong ba chúng tôi.

Người phụ nữ trở vào nhà và kể cho chồng nghe. Người chồng thích thú "Hay quá! Trong trường hợp này, hãy mời Thịnh vượng vào nhà, ông ấy sẽ đem lại cho chúng ta thật nhiều của cải". Người vợ không đồng ý "Anh ơi, tại sao chúng ta không mời ông Thành công?".

Con dâu của họ nghe chuyện liền đề nghị: "sẽ tốt hơn với ông lão Tình yêu, nhà ta sẽ ngập tràn tình cảm yêu thương".

Ư,Ø hãy thử theo lời khuyên của cô ấy xem. Người chồng nói với vợ.

Oâng tình yêu sẽ là khách mời của chúng ta vậy.

Lần này, người vợ trở ra và hỏi:

Oâng nào là tình yêu ạ? Xin mời vào nhà.

Oâng lão đứng dậy, thong thả vào nhà. Điều kỳ lạ là cả hai ông lão kia cũng đứng lên và đi theo Tình yêu. Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi ông lão Thịnh vượng và Thành công:

Tôi chỉ mời ông Tình yêu. Tại sao các ông cũng vào với ông ấy?

Hai người trả lời đồng thanh: "Nếu cô chỉ mời một trong hai chúng tôi, hai người còn lại sẽ ở ngoài. Nhưng vì cô quyết định mời Tình yêu nên chúng tôi đi theo ông ấy. Nơi nào có Tình yêu, nơi ấy cũng sẽ có Thịnh vượng và Thành công…".

THANH HẰNG (Dịch từ Internet)