Nghệ thuật sống
1

 

 

Những Hòn Đá Cuội 

Chút Suy Tư Trong Ngày 

Sống Trọn Vẹn Từng Ngày 

Bươm Bướm Bay 

Ngọn Đèn Trong Đêm 

Một Dấu Chấm Đen 

Câu Hỏi Quan Trọng Nhất 

Những Con Sò Trên Bãi Biển 

Là Bạn Của Một Ai Đó 

Khi Thượng Đế Tạo Ra Người Cha 

Nó Là Bạn Cháu 

Bốn Từ Làm Thay Đổi Cuộc Đời 

Anh Đâu Là Tất Cả 

Thông Điệp Của Cánh Diều 

10 Lời Khuyên 

Để Phát Huy Tính Sáng Tạo 

Ngộ Nhận Trong 

Hãy Mở Kho Truyện Kể 

Khoảnh Khắc… Mưa… 

Chữ Nhẫn Làm Đầu 

"Tôi Không Sống Với Quá Khứ" 

Làm Người Lớn Khó Lắm 

Mảnh Đĩa Vỡ 

Tách Kỳ Diệu 

Người Thầy Tốt Nhất 

Tâm Sự Cùng "Đồng Nghiệp- Con" 

Sức Mạnh Của Nụ Cười 

Nếu Như Một Ngày Nào Đó, Tự Nhiên Cả Thế Giới Không Còn Nói Tiếng …. Mẹ 

Hãy Mở Lòng Ra Với Mọi Người 

Một Cử Chỉ Đẹp 

Để Tỏ Lòng Biết Ơn 

Người Con Trai 

Sách Chết 

Cô Bé Và Chiếc Xe Đạp 

Thế Giới Hấp Dẫn 

Tặng Quà 

Bông Hồng Mùa Báo Hiếu 

Để Đơn Giản Hóa Cuộc Sống Của Bạn 

Để Đơn Giản Hóa Cuộc Sống Của Bạn 

Điều Tôi Đã Học Được Từ Nhà Máy 

Để Chiến Thắng Tình Yêu Cần Phải Học Cách Thất Bại 

Hoa Cho Mẹ 

Bài Ngữ Pháp Cho Bạn Trẻ 

Người Bạn 

Người Thầy Của Tuổi Thơ 

Ngọn Nến Trong Đêm 

Hai Bà Mẹ 

Cao Hơn Núi Thái-Rộng Hơn Biển Đông 

Xoa Diu Nỗi Đau 

Và Câu Trả Lời 

Một Thời Để Sống-Một Thời Để Yêu 

Huyền Thoại Goá Phụ 

Một Câu Chuyện Cảm Động 

Đôi Hoa Tai Hình Giọt Nước 

Mẹ Tôi Thầy Tôi 

Người Cha Không Thể Quên Của Tôi 

Hãy Là Chính Mình 

Cậu Bé Chờ Thư 

Những vết đinh

Những hòn đá cuội

Báo tncn số 37-99 có đăng một mẩu chuyện :

Trong một buổi nói chuyện với một nhóm các doanh nhân, một chuyên gia trình bày về cách sử dụng thời giờ có hiệu quả. Đứng trước những người khá thành đạt trong cuộc sống, ông mĩm cười : "sau đây là một câu hỏi trắc nghiệm". Oâng ta lấy từ gầm bàn một cái lọ rộng miệng cỡ bốn lít và một túi chứa những hòn đá cuội to bằng nắm tay. Oâng lần lượt đặt từng hòn đá vào lọ cho đến khi không thể bỏ vào được nữa. "cái lọ có đầy chưa?" - ông hỏi.

"Đầy rồi" - mọi người đáp. "thật không ?" - ông lấy từ gầm bàn ra một cái túi sỏi nhỏ đổ từ từ vào lọ tất cả các khoảng trống giữa các hòn đá cuội. Oâng nhoẻn miệng cười và hỏi: "cái lọ đầy chưa?"

Lần nầy thì dường như mọi người bắt kịp ông. Ai đó trả lời : "chắc là chưa".

"Tốt!". Oâng nói và lấy ra một túi cát đổ vào lọ và cát chen đầy vào các khoảng trống giữa những hòn đá cuội và hòn sỏi. Một lần nữa ông hỏi : "cái lọ đầy chưa?".

"Chưa" - mọi người nhao nhao. "tốt" – ông lập lại và quơ lấy bình nước đổ vào lọ cho đến khi nước ngập đến miệng lọ. Oâng ngước nhìn mọi người và hỏi : "minh họa nầy nói lên điều gì ?".

Một nhà kinh doanh nhanh nhẹn đáp : "vấn đề là dù cho kế hoạch làm việc của bạn có sít sao thế nào đi nữa, nếu cố gắng bạn luôn có thể làm thêm nhiều việc nữa!".

"Không phải - ông đáp : đó không phải là vấn đề. Điều mà minh họa vừa rồi nói lên là: nếu bạn không đăït những hòn đá cuội vào lọ trước, bạn sẽ không bao giờ có thể nhét chúng vào được".

Cái gì là những "hòn đá cuội" trong cuộc sống của bạn? Có thể là những dự án, một hoài bão mà bạn muốn thực hiện, thời gian với những người mà bạn thương yêu, học vấn bạn, sức khoẻ của bạn … nhưng nhớ đặt những hòn đá cuội đó vào lọ trước hoặc bạn sẽ không bao giờ nhét chúng vào được. Chúng ta luôn cố gắng làm thật nhiều việc trong khoảng thời gian giới hạn của mình. Nhưng điều quan trọng là những việc mà bạn đang làm có thật sự có ý nghĩa?

Thế thì tối nay hay sáng mai khi bạn suy ngẫm về câu chuyện nầy, hãy tự hỏi chính bản thân mình rằng điều gì là những "hòn đá cuội" trong cuộc sống của chính mình bạn và hãy đặt chúng vào trong lọ trước.

Lạy chúa, tất cả chúng con đều có một số giờ trong một ngày. Xin cho chúng biết tận dụng thời gian để tạo thuận lợi cho cuộc sống và không chịu nhượng bộ cho đến khi đạt được mục đích. Xin chỉ cho chúng con thấy những "hòn đá cuội" nào phải đặt vào trước hết. Ước gì chúng con rèn luyện những gì chúng con có để cải thiện chính mình. Xin hãy dạy chúng con biết rằng chúng con có thể đạt được mục đích qua những công việc gian khổ và qua sự chuẩn bị chu đáo. Amen

Chút suy tư trong ngày

Một bác thợ mộc đến tuổi về hưu nói cho ông chủ thầu biết những dự tính của mình trong thời gian sắp tới. Bác sẽ xin nghỉ hưu để vui hưởng tuổi già với con cháu. Bác biết rằng nếu nghỉ việc thì tài chính của gia đình sẽ có phần nào thiếu hụt nhưng bác tin rồi đây gia đình mình sẽ có cách xoay trở được.

Oâng chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. Oâng ta đề nghị bác cố xây giúp cho hãng thêm một ngôi nhà nữa là nghĩ coi như là vì ông. Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu rằng bác miễn cưỡng nhận lời chứ không thực lòng muốn nhận công việc này.

Bác ta gọi đại một đám thợ có tay nghề kém và mua những loại vật tư kém chất lượng để xây dựng căn nhà ấy. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận công trình và trao vào tay bác chiếc chìa khoá nhà. Oâng nói với bác : "đây là nhà của anh. Tôi biếu anh món quà này để cảm ơn anh đã làm việc cho công ty bấy lâu nay".

Chúng ta thì có khác gì bác thợ ấy. Chúng ta xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả, tùy tiện với tâm lý đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Ơû một vài thời điểm quan trọng trong cuộc đời mình, chúng ta không hề dốùc hết sức lực để thực hiện mọi việc cho thật tốt. Thế rồi khi không trông thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong căn nhà do chính tay mình dựng nên thì chúng ta cảm thấy bị sốc. Giá như được biết trước, hẳn chúng ta sẽ hành động khác đi.

Hãy hình dung mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời ta chính là ngôi nhà. Mỗi ngày bạn đóng đinh, lát sàn hoặc xây tường, bạn hãy xây nhà mình một cách khôn ngoan. Bạn chỉ có một cuộc đời mà thôi. Ngay cả trong trường hợp bạn chỉ còn sống một ngày, ngày sống đó càng đáng để bạn sống sao cho tử tế và có tư cách.

Tấm bảng gắn trên tường ghi rằng: "sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra". Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay.

( trích ttcn số 19 – 99)

Sống trọn vẹn từng ngày

Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, brian dison – tổng giám đốc của tập đoàn coca cola – đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.

"bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có 5 quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần. Bạn đang tung chúng lên không trung. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là một quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại: gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.

bạn làm thế nào đây? Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là gì mỗi người chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt. Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.

Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.

Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm

Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận biết tình yêu là hãy cho đi. Cách nhanh nhất để đánh mất tình yêu là nếu giữ thật chặt. Còn phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.

Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà còn có khi quên cả bạn định đi về đâu.

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.

Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể mang theo bên mình một cách dễ dàng.

Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi thì sẽ không khi nào bắt lại được. Cuộc đời không phải là một đường chạy mà nó là một lộ trình mà bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mà mình đi qua.

Quá khứ đã là lịch sử. Tuơng lai là một mầu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống. Chính vì thế mà chúng ta gọi đó là tặng phẩm.

( trích ttcn số 21 – 99)

BƯƠM BƯỚM BAY

Khi con nhộng chui ra khỏi được cái kén chật hẹp của mình, nó sẽ tung bay vào trời xanh rộng bao la đầy hoa và nắng. Và đây là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nó.

Một ngày kia, tổ kén trên cành cây hé mở một chút. Một người ngồi gần đó quan sát : đã hàng mấy tiếng đồng hồ chú bướm chứ cố gắng chui ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu ở đầu kén. Rồi bỗng chú bướm bất động, dường như nó đã kiệt sức và không thể chui ra thêm một đoạn nào nữa. Thế là người đàn ông quyết định giúp đỡ chú bướm. Oâng ta lấy kéo và tỉa cái miệng kén cho rộng thêm ra. Chú bướm liền chui ra một cách dễ dàng. Nhưng nó chỉ là một thân nhộng trần trụi với đôi cánh nhăn nhúm và khô héo như chiếc lá cháy xém dưới ánh mặt trời. Người đàn ông tiếp tục quan sát chú bướm vì ông ta nghĩ rằng thế nào đôi cánh đó cũng mọc lớn lên để kịp nâng thân bướm khi nó rời khỏi kén. Thế nhưng cả hai điều đó đều không xảy ra. Chú bướm dùng thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình trườn quanh với một thân nhộng trần trụi và đôi cánh khô nhăn nhúm . Nó chẳng bao giờ có thể bay được.

Điều người đàn ông tốt bụng kia không biết đến là miệng kén chỉ mở rất hẹp và con nhộng kia cần nỗ lực hết sức mình, đến mức kiệt sức để có thể chui ra. Và cách thiên nhiên tạo ra loài bướm là chính khi con nhộng dùng hết sức của mình để chui ra khỏi miệng kén như vậy, có thể nó sẽ tiết ra một chất diïch nhờn và bơm vào đôi cánh của nó để đôi cánh sẽ lớn dần lên và chú bướm có thể tung bay vào bầu trời xanh bao la ngay khi nó rời hẳn cái kén.

Nhiều lần trong đời chúng ta cần phải nỗ lực đến kiệt sức để có thể đạt được điều mà mình mơ ước. Nếu cuộc sống cho chúng ta một cuộc đời không có những trở ngại và gian truân, thì chính cuộc đời đó sẽ làm cho chúng ta què quặc. Chúng ta sẽ rất yếu ớt và không thể có được một sự mạnh mẽ mà lẽ ra chúng ta phải có. Chúng ta chẳng thể nào tung bay lên được.

Nếu chúng ta xin sức mạnh, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những gian truân để làm chúng ta mạnh mẽ lên.

Nếu chúng ta xin sự khôn ngoan, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những vấn nạn để chúng ta phán đoán và giải quyết.

Nếu chúng ta xin sự thịnh vượng, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta một khối óc và sức mạnh của cơ bắp để làm việc.

nếu chúng ta xin lòng can đảm, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những người đang gặp hoạn nạn để chúng ta giúp đỡ.

Nếu chúng ta xin tình yêu, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những người đang gặp hoạn nạn để chúng ta giúp đở.

Nếu chúng ta xin sự giúp đở, cuộc sống sẽ gởi đến cho chúng ta những cơ hội .

Chúng ta thường không nhận được những gì mình muốn nhưng lại nhận được mọi thứ mình cần.

( ntd – biên dịch từ internet – trích ttcn số 22 – 99)

NGỌN ĐÈN TRONG ĐÊM

Cách đây nhiều năm, khi người vợ trẻ của tôi ốm nặng, tôi đã tự hỏi làm sao có thể chịu đựng nổi gánh nặng về thể chất và tinh thần khi chăm sóc nàng. Một đêm, khi tôi gần như không còn nghị lực và sức chịu đựng nữa thì một biến cố từ lâu bị lãng quên chợt hiện về trong ký ức.

Lúc đó tôi lên mười, cũng là thời gian mẹ tôi đang trong cơn bệnh thập tử nhất sinh. Một đêm lúc thức dậy uống nước, đi ngang qua phòng ba mẹ, tôi chợt thấy ở đó đèn vẫn còn sáng. Tôi nhìn vào. Ba đang ngồi trên ghế cạnh gường mẹ, chẳng làm gì cả, còn mẹ đang ngủ. Tôi hoảng hốt chạy vào: "chuyện gì vậy ba? Sao ba không ngủ?".

Ba chạm nhẹ vào người tôi : "không sao hết. Ba chỉ xem chừng mẹ thôi". Tôi không thể nói chính xác là như thế nào, nhưng ký ức về biến cố xảy ra từ rất lâu đó đã cho tôi thêm sức mạnh tiếp tục gánh vác việc gia đình. Ngọn đèn đáng nhớ đó và sự ấm áp từ căn phòng ba mẹ đã là một sức mạnh thần kỳ; và lời nói của ba đã theo tôi mãi: "ba chỉ xem chừng mẹ thôi". Cái trọng trách mà tôi đang gánh vác bằng cách nào đó dường như dễ chịu hơn, như thể có một nguồn lực được vực dậy từ quá khứ hay từ chính bản thân tôi.

Trong những khoảnh khắc tinh thần suy sụp, nhưng ký ức tuổi thơ thường trở thành nguồn lực vô cùng cho nhân cách, đó là những lăng kính chứa đựng những cảm nhận của ta về cuộc đời. Như james barrie đã từng viết: "thượng đế cho chúng ta ký ức để chúng ta có thể có được hoa hồng giữa tháng mười hai giá rét".

( lại Tú Quỳnh theo reader’s digest trích ttcn số 37 – 97)

MỘT DẤU CHẤM ĐEN

Nếu như có thể thay đổi một điều gì đó trong cuộc sống của mình….

"Khoảng cách giữa đạo đức và thói xấu hẹp hòi đến nỗi chỉ vừa đủ cho hoàn cảnh xen vào…"

J. M. Braude

Tôi là một người con thật thà, một người con hiếu thảo, ai cũng bảo thế. Nhưng với tôi, chưa xứng đáng bởi một lần trong đời tôi đã là thằng móc túi.

Xuất thân từ miền trung nghèo khó, bố mẹ vẫn cố vay mượn để tôi được đi học đại học. Năm đó tôi đậu cả ba trường, nhưng chọn trường tài chính kế toán với ước mong sau này có tiền bù đắp phần thiếu hụt trong cuộc sống của bố mẹ. Thời sinh viên tôi rất chăm chỉ học tập và đã gánh vác phần nào cho bản thân và gia đình, bởi tôi được học bổng bốn năm liền. Và cuối cùng tôi cũng đã tốt nghiệp với luận văn đạt điểm xuất sắc.

Sau ngày lấy giấy chứng nhận một tuần, tôi bắt đầu hành trình gõ cửa kiếm việc. Nhưng thật bất hạnh, đến đâu người ta cũng lắc đầu nhẹ nhàng. Có lẽ tôi là người không biết điều và điều kiện không cho tôi biết điều. Gần chục ngày sau tiền hết, tôi may mắn được bà dì họ đón về làm gia sư cho đứa con đang học lớp 10.

Người ta chăm chỉ quyết định đến 90% thành đạt. Vì vậy mà 10% còn lại của cô em vẫn chỉ đủ cho nó tổng kết các môn là 5 phẩy chứ còn vào đại học thì…. Hai tháng viết thư liên miên về nhà mà nội dung quanh quẩn là lời động viên mẹ già: "mẹ đừng lo, con không thể thất nghiệp đâu, mà con chỉ đợi công việc phù hợp chuyên ngành con học để phát huy khả năng". Tôi cứ gầy đi theo từng bức thư. Cuối cùng tôi quyết định rời khỏi nhà dì. Tôi tìm đến nhà anh con của dì để tá túc và hằng ngày đi tìm việc. Anh chị rất là tốt. Một ngày do hướng dẫn của trung tâm xúc tiến việc làm, tôi đã thi đậu vào một công ty liên doanh. Tôi lại không thể có 200 usd trả trung tâm nên đành trở về nhà anh chị, mặt lầm lì hẳn đi. Và một buổi chiều lại ra đi. Xách ba lô đi bộ dọc đường mà đến ga hà nội lúc nào không hay. Trong túi còn 20.000 đồng mà chưa dám ăn gì. Trời mưa, tối đó tôi run cầm cập vì lạnh. Một "hài cốt" lại hỏi tôi: "lên cơn hả?". Không cần trả lời ông ta kéo tôi đi kiếm chác một cái gì đó. Tôi cười và từ chối. Sáng sau, tôi đi xe buýt đến nơi tập trung nhiều công ty xúc tiến việc làm. Lúc đó tại cửa hàng bách hóa, tôi đi theo một bà già mang một chiếc giỏ xách. Tôi tìm cách đánh cắp chiếc giỏ và trong đó có một số tiền nhỏ đủ tiêu dùng vài hôm. Và tôi trở thành tên ăn cắp lúc đó. Sau đó tôi xin vào một công ty xây dựng và sau một tuần thì được nhận vào làm. Ngày 20 tết tôi được gọi lên phòng tổ chức với nhiệm vụ theo đội công trình đi cà mau.

Giờ đây tôi đã ổn định công việc, thỉnh thoảng tôi dành dụm tiền mua quà và gởi tiền về cho bố mẹ. Chị tôi hay bảo với các cháu rằng: "sau này chúng mày có hiếu như cậu sơn thì mẹ yên tâm". Tôi chỉ cười và thấy mình có lỗi. Tôi vẫn thường hay dặn bố mẹ cố giữ gìn tiền bạc hay đồ đạt khi đi chợ hay tới chỗ đông người.

Tôi vẫn nhớ cái nơi, mà con người chưa bao giờ ưu ái cho tôi. Nhưng nhớ nhất nơi đó có bà già mà cả đời tôi luôn cầu mong cho bà được mọi sự tốt lành. Mỗi khi tôi nhìn thấy bà già là lòng tôi đau nhói. Tôi quyết tâm giúp đỡ tất cả những người già trong những trường hợp có thể để bù đắp một chấm đen trong đời tôi.

Khánh Sơn trích ttcn số 8 - 98

Câu hỏi quan trọng nhất

Vào tháng thứ hai của một khoá học tại trường đào tạo nghiệp vụ y tá, giảng viên cho chúng tôi làm một bài kiểm tra về kiến thức phổ thông. Tôi vốn là sinh viên chăm chỉ cho nên dễ dàng trả lời mọi câu hỏi trong bài kiểm tra, trừ câu hỏi cuối: "chị tạp vụ ở trường tên là gì?". Tôi nghĩ đó chỉ là một câu hỏi vui. Tôi đã trông thấy chị ta vài lần. Chị có dáng người cao, mái tóc nâu sẫm và khoảng 50 tuổi, nhưng làm thế nào mà tôi có thể biết được tên chị kia chứ? Tôi nộp bài và bỏ trống không trả lời câu hỏi đó.

Trước khi tan học, một sinh viên đứng lên hỏi giảng viên về cách tính điểm câu hỏi cuối trong bài kiểm tra vừa làm. Giáo sư bộ môn trả lời: "tất nhiên là có tính điểm. Trong mọi ngành nghề, các anh chị luôn phải gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người. Tất cả những con người đó đều có ý nghĩa. Họ đáng được anh chị quan tâm chú ý đến, cho dù tất cả những gì ta có thể làm cho họ chỉ là một lời chào hỏi và một nụ cười".

Tôi đã không quên bài học đó trong suốt cuộc đời mình. Tôi cũng đã biết được tên của chị làm tạp vụ trong trường. Chị ta tên là dorothy.

Đàm Thư (trích báo ttcn số 17 – 99)

những con sò TRÊN BÃI BIỂN

Sáng sớm tinh mơ trên một bãi biển vắng. Cát trắng như trải dài đến tận chân trời xa tít. Những ngọn sóng nhấp nhô xô bọt trắng xóa lên những mỏm đá. Một cậu bé đang dạïo chơi buổi sáng trên bãi biển bất chợt nhận thấy những con sò nhỏ bị đợt thủy triều đêm trước đánh dạt lên bãi cát. Cậu bé nghĩ rằng chỉ vài giờ nữa thôi khi mặt trời lên , những con sò bé bỏng đáng thương đó sẽ chết dần đi trên bãi cát nóng. "thật là bất công nếu những con sò vô tội kia phải chết" . Cậu bé nghĩ và cúi xuống nhặt từng con sò ném trở lại với biển. Những đợt sóng nhảy múa như hòa cùng niềm vui của những con sò được cứu sống.

Say sưa với công việc của mình, cậu bé không hề để ý đến một ông lão đang đứng gần đó. "chào anh bạn trẻ. Anh đang làm gì với những con sò thế?" – ông lão cất giọng hỏi khi cậu bé ngẩng đầu lên. "dạ cháu đang mang lại sự công bằng cho những con sò bé bỏng đáng yêu này – cậu bé sôi nổi, ánh mắt lên niềm tự hào về công việc của mình – "chúng không đáng phải chết như thế và phải được cứu sống". Oâng lão xoa đầu cậu bé mĩm cười. Tôi đã đi dạo hằng ngày trên bãi biển này suốt 20 năm qua- giọng ông lão trầm trầm hoà trong tiếng sóng biển – mỗi buổi sáng, tôi đã nhìn thấy hàng vạn con sò nằm chờ chết trên bãi biển này. Trên thế giới này còn có hàng vạn bãi biển như thế. Liệu anh bạn có thể mang lại công bằng cho tất cả những con sò đó?". Cậu bé im lặng suy nghĩ, tay vẫn mân mê con sò nhỏ trong tay. Sau một thoáng do dự, cậu bé nói: "cháu biết là cho dù có làm việc này cả đời đi chăng nữa, cháu cũng không thể mang lại sự công bằng cho hàng triệu con sò trên thế gian này". Cậu cúi nhìn con sò trong tay rồi ngẩng mặt nhìn ông lão. "nhưng với con sò mà cháu đang cầm trong tay – mắt cậu bé ánh lên sự cương nghị – cháu biết chắc là mình có thể làm điều đó". Và cậu ta giang tay ném con sò xuống biển. Gương mắt nhăn nheo và đen sạm của ông lão bỗng ánh lên một niềm vui khó tả khi ánh bình minh đang lấp lánh ngoài biển rộng.

Các bạn trẻ, có những công việc tưởng chừng như ngoài sức của mình, của một người bình thường trong cuộc sống, nhưng nếu mọi người cùng cố gắng thực hiện những gì mà mình có thể làm được cho cuộc sống này thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Khi bạn đọc xong câu chuyện này, hãy bắt đầu ném những con sò trong tay mình xuống biển…

(Minh Triết theo internet. Trích báo ttcn số 44 – 99)

Là bạn của một ai đó

Điều quan trọng nhất bạn đã làm trong đời là gì?

Với tôi, đó là vào ngày 08.10.1990, ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 65 của mẹ tôi. Chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp mặt gia đình. Trước đó, tôi đi chơi tennis với một anh bạn thời trung học mà đã lâu tôi không gặp. Chúng tôi kể cho nhau nghe mọi chuyện đã qua kể từ lần chúng tôi gặp nhau cuối cùng. Hai vợ chồng anh vừa có một chú nhóc cưng mà họ suốt ngày để mắt đến không rời.

Đang chơi thì một chiếc xe hơi nổ máy ầm ầm, lao vào sân, bóp còi inh ỏi. Đó là cha của anh ấy. Oâng ta hét to với cậu con trai là đứa bé đã ngừng thở và người ta đã đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Người cha trẻ lao ra xe và trong tích tắc, chiếc xe mất hút trong đám bụi mù.

Tôi đứng sửng một lúc trên sân. Rồi tự hỏi phải làm gì bây giờ? Theo bạn đến bệnh viện ư ? Việc ấy chẳng có ích gì. Đứa bé đang được các y tá và bác sĩ chăm sóc rồi. Còn mình có nói hay làm gì đó cũng chẳng thay đổi được gì. Đem đến cho bạn một sự động viên tinh thần chăng? Tại sao không nhỉ? Nhưng gia đình bên bạn tôi và vợ anh ấy rất đông. Tôi biết bố mẹ hai bên đều đang vây quanh họ cả rồi. Tôi chỉ làm phiền thôi. Hơn nữa, tôi còn phải dự lễ kỷ niệm sinh nhật với gia đình và mọi người đang chờ tôi. Tôi quyết định về nhà và nắm tin tức của bạn sau vậy.

Khi nổ máy xe, tôi đột nhiên nhận ra là chiếc xe hơi của bạn còn bỏ lại trên sân. Chìa khoá xe còn treo lại đó.

Tôi miển cưỡng quyết định tạt qua bệnh viện để gởi lại chìa khóa. Khi đến nơi, tôi lặng lẽ len vào phòng và đứng nép gần cánh cửa, không biết phải làm gì lúc này. Một bác sĩ xuất hiện. Oâng ta tiến đến gần đôi vợ chồng trẻ và bằng giọng tram tĩnh báo cho họ biết con họ đã chết.

Hai vợ chồng ôm nhau oà khóc trong cái im lặng nặng nề và đau đớn. Khi cơn chấn động đã dịu xuống, bác sĩ hỏi họ có muốn đến bên con một lát không. Bạn tôi và vợ anh đứng lên và đi qua những người thân trong gia đình. Khi đi ngang qua cửa, người mẹ trẻ nhận ra tôi. Cô tiến lại gần, ôm lấy tôi và khóc. Bạn tôi cũng nắm lấy tay tôi và nói : cảm ơn bạn đã đến đây.

Suốt buổi sáng, tôi đã ở đó, bên cạnh bạn tôi và vợ anh. Họ ôm con như một lời từ giã lần cuối. Đó là điều quan rọng nhất mà tôi đã làm trong đời. Từ đó, tôi học được cách quân bình tốt nhất giữa công việc và cuộc sống. Tôi hiểu rằng dù thành đạt đến đâu đi nữa cũng chẳng là gì so với việc mất đi một quan hệ, mất đi những kỳ nghỉ và những thú vui cùng gia đình. Và tôi hiểu rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời, không phải là tiền bạc, sự thành đạt xã hội hay danh vọng, mà đơn giản là những giây phút khi ta là bạn của một ai đó.

k.t theo selection trích báo ttcn số 16 – 97

Đó là một đêm giao thừa ở st. Petersburg.tôi lang thang một mình du lịch trên đất nga. Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng mặt trời mùa đông nhợt nhạt nhưng cảnh quang thật tuyệt vời với những ngôi giáo đường mái vòm trông thật kiêu hãnh.

Đột nhiên tôi trượt chân trên mặt băng rồi nghe tiếng xương gãy. Không gượng dậy nổi, tôi nằm đau đớn. Không biết làm gì hơn, tôi la to cầu cứu… một thanh niên trẻ trong bộ đồng phục cán bộ chạy tới, rồi sau đó xuất hịên thêm hai thanh niên – một nam một nữ nữa. Cả ba người khiêng tôi vào văn phòng gần đó. Cơn đau càng lúc càng dữ dội. Tôi bỗng cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Sau đó không lâu, xe cứu thương đến. Bác sĩ bóp nắn chân phải tôi khiến cơn đau thắt càng kinh khủng. Ngay lúc đó, tôi không tự chủ nỗi và nôn thốc nôn tháo. Họ đưa tôi vào xe cứu thương. Lúc đó một nhân viên của công ty du lịch intourist đến. "tôi tên là galina – cô nhân viên du lịch tự giới thiệu – bà không sao đâu".

Khi Thượng Đế Tạo Ra Người Cha

Khi thượng đế tạo ra các ông bố, ngài bắt đầu tạo một thân hình cao to. Nữ thần đứng cạnh hỏi: "đó là kiểu bố gì vậy? Nếu ngài định tạo ra bọn trẻ nhỏ bé thì tại sao làm những ông bố cao lớn như vậy? Hắn sẽ phải quì gối khi chơi bi, gập người khi đặt bọn trẻ vào giường và cúi mình khi hôn chúng".

Thượng đế mỉm cười, nói: "vâng , nhưng nếu như ta cho hắn một thân hình cỡ trẻ con, ai sẽ khiến lũ trẻ phải nhìn lên?".

Và khi thượng đế tạo ra bàn tay bố, đó là những bàn tay to và gân guốc.

Nữ thần lắc đầu nói: "những bàn tay lớn sẽ không thể xoay xở với kim băng gài tã, với những hột nút nhỏ xíu và những chiếc ruybăng mềm mại cột tóc đuôi gà".

Thượng đế mỉm cười và nói: "ta biết, nhưng những bàn tay như vậy sẽ đủ lớn để giữ cho bé trai những món nó đánh rơi khỏi túi và cũng đủ nhỏ để nâng niu khuôn mặt của các con".

Sau đó thượng đế nặn đôi chân dài, ốm và đôi vai rộng. Nữ thần làu bàu: "ngài không thấy rằng ngài đang tạo ra một ông bố không thể ôm con trong lòng sao?".

Thượng đế nói: "một người mẹ cần ôm con trong lòng, còn một người cha cần có đôi vai rộng để kéo xe trượt tuyết, để giữ thăng bằng cho bọn trẻ tập xe đạp, để bọn trẻ tựa dầu ngủ trên đường về nhà từ rạp xiếc".

Lúc thượng đế đang làm dở dang những bàn chân to chưa từng thấy, nữ thần buột miệng hỏi: "thật là sai lầm. Ngài có thật nghĩ rằng những cái xuồng to bè kia sẽ lật khỏi giường khi đứa bé khóc hay có thể đi qua bữa tiệc sinh nhật nhỏ mà không giẫm phải chân ít nhất ba vị khách tí hon?".

Thượng đế mỉm cười trả lời: "chúng sẽ ổn thôi. Rồi người sẽ thấy, chúng sẽ đỡ đứa trẻ khi nó cưỡi ngựa hay khi nó hoảng sợ vì lũ chuột trong nhà kho, và chúng sẽ mang những đôi giày to khiến bọn trẻ trầm trồ khi ướm chân vào".

Thượng đế làm việc suốt đêm, ngài cho bố lời nói với giọng nói đầy cương quyết và uy quyền, cho bố đôi mắt nhìn thấu mọi sự nhưng bình tĩnh và kiên nhẫn. Cuối cùng, gần như suy nghĩ lại, ngài cho bố thêm những giọt nước mắt. Khi đó,thượng đế quay qua hỏi nữ thấn: "bây giờ các ông bố cũng đầy tình thương như các bà mẹ, ngươi có thích không?".

Và nữ thần đã không nói thêm gì.

lại Tú Quỳnh (theo reader’s digest

trích ttcn. Số 3 - 98).

Nó Là Bạn Cháu

Cho dù được định hướng trước, những khối bêtông vẫn rơi xuống trại trẻ mồ côi trong một làng nhỏ. Một hai đứa trẻ bị chết ngay lập tức. Rất nhiều em khác bị thương, trong đó có một bé gái khoảng tám tuổi. Dân làng yêu cầu thị trấn lân cận liên lạc với lực lượng quân đội hoa kỳ giùp đỡ về mặt y tế. Cuối cùng một bác sĩ và một y tá người mỹ mang dụng cụ đến. Họ nói rằng bé gái bị thương rất nặng , nếu không được xử lý kịp thời nó sẽ chết vì sốc và mất máu. Phải truyền máu ngay. Người cho máu phải có cùng nhóm máu với cháu bé. Một cuộc thử nghiệm nhanh cho thấy không ai trong hai người mỹ có nhóm máu đó, nhưng phần lớn các đứa trẻ mồ côi bị thương lại có. Người bác sĩ nói vài tiếng việt lơ lớ, còn cô y tá thì nói ít tiếng pháp lõm bõm. Họ kết hợp với nhau và dùng nhiều điệu bộ, cử cgỉ cố giải thích cho bọn trẻ đang sợ hãi rằng nếu họ không kịp truyền máu cho bé gái kia thì chắc chắn nó sẽ chết. Vì vậy, họ hỏi có em nào tình nguyện cho máu không . Đáp lại lời yêu cầu là sự im lặng với những đôi mắt mở to. Một vài giây trôi qua, một cánh tay chậm chạp, run rẫy giơ lên, hạ xuống, rồi lại giơ lên.

"Oà, cảm ơn, cháu tên gì vậy?" Cô y tá nói bằng tiếng pháp.

"Hân ạ" cậu bé trả lời.

Họ nhanh chóng đặt hân lên cáng, xoa cồn lên cánh tay và cho kim vào tĩnh mạch. Hân nằm im không nói lời nào.

Một lát sau cậu bé nấc lên, song nó nhanh chóng lấy cánh tay còn lại để che mặt.

Người bác sĩ hỏi: "có đau không hân?". Hân lắc đầu nhưng chỉ vài giây sau lại có tiếng nấc khác. Một lần nữa cậu bé cố chứng tỏ là mình không khóc. Bác sĩ hỏi kim có làm nó đau không, nhưng cậu bé lại lắc đầu.

Bây giờ thì những tiếng nấc cách quãng nhường chỗ cho tiếng khóc thầm, đều đều. Mắt nhắm nghiền lại, cậu bé đặt nguyên cả nắm tay vào miệng để ngăn không cho những tiếng nấc thoát ra. Các nhân viên y tế trở nên lo lắng. Rõ ràng là có điều gì không ổn rồi. Vừa lúc đó có một nữ y tá người việt đến. Thấy rõ những căng thẳng trên mặt của cậu bé, chị nhanh chóng nói chuyện với nó, nghe nó hỏi và trả lời bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng. Sau một lúc, cậu bé ngừng khóc và nhìn chị y tá bằng ánh mắt tỏ vẻ hoài nghi. Chị y tá gật đầu. Vẻ mặt cậu ta nhanh chóng trở nên nhẹ nhỏm.

Chị y tá khẽ giải thích với những người mỹ : "cậu bé cứ nghĩ là mình sắp chết. Nó hiểu nhầm. Nó nghĩ các vị muốn nó cho hết máu để cưú sống bé gái kia".

"Thế tại sao nó lại tự nguyện cho máu?" - người y tá lục quân hỏi.

Chị y tá người việt phiên dịch câu hỏi lại cho cậu bé và nhận được câu trả lời rất đơn giản : "vì nó là bạn cháu".

Tuyết Linh dịch từ she’s my friend. trích báo ttcn số 29 – 99

Bốn từ làm thay đổi cuộc đời

BOB GREENE

"Bộ con ngu đần đến mức không làm được bất cứ chuyện gì sao?". Câu nói này được một người mẹ thốt ra với đứa con trai khi cậu bé bỏ mẹ đi ra xa. Giọng nói đủ lớn và những người xung quanh đều có thể nghe được. Bị la mắng, đứa trẻ lặng lẽ quay lại bên cạnh mẹ, đôi mắt sụp xuống.

Có lẽ không có gì to lớn, nhưng những giây phút như thế này đôi khi tồn tại cả một thời gian dài. Và một lời vài lới nói - mặc dù vào lúc nói chẳng có ý nghĩa bao nhiêu - có thể có một ảnh hưởng to lớn. "bộ con ngu đần đến mức không làm được bất cứ chuyện gì sao?". Những lời nói như thế này có thềû vang vọng mãi trong tâm hồn trẻ.

Gần đây tôi nghe câu chuyện của malcolm dalkoff. Trong 24 năm qua, ông là một nhà văn viết quảng cáo chuyên nghiệp. Khi còn là một cậu bé, dalkoff rất rụt rè và thiếu tự tin, ông có rất ít bạn. Vào một ngày tháng 10 - 1965, cô giáo ruth brauch dạy tiếng anh ở trung học cho lớp một bài tập. Các học sinh đã đọc qua tiểu thuyết to kill a mockingbird. Bài tập của họ là viết tiếp chương cuối của cuốn tiểu thuyết này. Dalkoff không nhớ ông đã viết gì và được bao nhiêu điểm, nhưng điều đến bây giờ ông vẫn còn nhớ và không thể nào quên là bốn chữ mà cô giáo brauch đã phê bên lề bài viết: bài viết rất tốt!

"Sau khi đọc lới phê của cô, tôi về nhà và viết một truyện ngắn, một điều mà tôi luôn mơ ước thực hiện nhưng không bao giờ tin rằng tôi có thể làm được" - ông nói.

Những tháng ngày còn lại của năm đó, ông viết nhiều truyện ngắn và luôn luôn mang đến trường để cô brauch đánh giá. Cô khuyến khích ông, nhưng cũng rất nghiêm khắc và thẳng thắn. "cô đúng là những gì tôi cần", dalkoff nói.

Oâng được bầu làm đồng biên tập viên của tờ báo trường. Lòng tự tin tăng lên, tầm nhìn được mở rộng ra, ông đã khởi đầu một cuộc đời thành công mỹ mãn. Dalkoff vững tin rằng không một điều gì xảy ra nếu như cô giáo brauch không viết bốn chữ kia vào bên trang giấy nộp bài của ông.

Nhân ngày họp mặt lần thứ 20 của trường, dalkoff đã về thăm lại cô brauch. Oâng đã cho cô biết lời phê bốn chữ của cô mang lại cho ông những gì. Oâng cũng nói với cô rằng bởi vì cô đã cho ông niềm tin trở thành một nhà văn, cho nên ông có thể chuyển niềm tin này sang vợ ông, mà sau này bà cũng trở thành nhà văn.

Bài viết rất tốt! Chỉ một vài từ, nhưng chúng có thể làm thay đổi mọi chuyện.

Kim ngọc ( theo reader’s digest. Trích ttcn số 27-98 ).

Anh đâu là tất cả

Nếu phải đưa ra một liều thuốc cho sự sầu khổ thì bạn sẽ "kê đơn" gì ?

Ngày ấy tôi đã yêu anh bằng một tâm hồn cao thượng, trong sáng. Tôi cứ nghĩ mình chân thật sẽ được đáp lại bằng sự chân thật. Tôi đến với anh khi anh đang tuyệt vọng. Tôi đã đau cùng với nỗi đau của anh, bất chấp mọi sự cản ngăn của bạn bè vì ai cũng cho là anh chỉ muốn lợi dụng tôi. Để đáp lại lòng chân tình của tôi, anh đã lấy người con gái khác mà không một lời từ biệt. Và tôi gần như đã ngã gục.

Những lúc một mình tôi điều khóc, trái tim của tôi như bị bóp chặt, tôi thấy cuộc sống vô nghĩa. Bạn bè an ủi, động viên cũng không giúp ích gì cho tôi được. Sau ngày làm việc, tôi đi dọc bờ biển cho khuây khỏa, nhưng đứng trước biển mênh mông vô tận tôi càng thấy rõ sự cô đơn vô hạn của mình, hít thở bầu không trong lành, mát mẻ của biển tôi lại cảm thấy khó thở, những lời nói của người bạn đi cùng không lọt được vào tai tôi. Tóm lại tôi cứ mãi mê gặm nhấm nỗi khổ đau cho đến tận cùng. Rồi tôi nhớ lại lời mẹ tôi kể về một phụ nữ thất tình đã hóa điên. Đột nhiên tôi sợ hãi quá trước tình trạng của tôi hiện tại, và khẳng định chỉ có mình mới có thể cứu được mình thôi. Thế là tôi quyết định lao vào công việc. Tôi bảo bạn tôi về phép để tôi dạy thay (chúng tôi là giáo viên xa nhà sống tập thể); trường làm báo chào mừng ngày 20 - 11, tôi tình nguyện biên tập, trang trí cho tờ báo. Sáng tôi dạy, trưa tôi dạy, rồi tôi học đánh bóng bàn để chơi cùng các đồng nghiệp. Chiều tôi dẫn học sinh đi ngắm biển cả, đồng lúa, vườn cây... Giúp các em quan sát và tả cảnh chuẩn bị cho bài tập làm văn về miêu tả cảnh. Tối đến tôi chấm bài, soạn giáo án hay tham khảo tài liệu chuyên môn. Tôi làm việc cho tới khi nào giấc ngủ đến mới thôi.

Thời gian trôi qua, tôi đã lấy lại thế quân bình trong tình cảm, nỗi đau lắng dịu, tâm trí tôi bớt nặng nề, tôi phát hiện ra xung quanh mình còn biết bao nhiêu việc phải làm, còn biết bao nhiêu người thương mến mình và ngược lại. Anh đâu phải là tất cả!

Lê Thị Thanh Trúc (trích ttcn số 25-98).

Thông điệp của cánh diều

Con chó collie bé nhỏ của tôi đã chết vì ngựa đá. Bây giờ nó đã nằm trong cái hộp chôn sâu dưới đất với tấm bia tôi vẻ bằng sáp: trilby… một con chó… một người bạn của tôi. Nó chỉ mới bảy tuổi và tôi cũng vừa lên bảy, chúng tôi đã cùng lớn lên bên nhau.

Tôi còn quá nhỏ khi mẹ mất để biết thế nào là mất mát. Vì vậy sự việc đau lòng này hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Tôi không chịu đựng nổi. Thay vì khóc, nước mắt tôi hóa thành băng đá đè nặng trên ngực. Tôi ngồi trên ghế cạnh cửa sổ, không nói nên lời. Nhưng một giọng nói nho nhỏ, yếu ớt cứ thúc thít : "trilby… trilby…".

Dì hatty gọi tôi ăn trưa. Tôi không trả lời. Cha tôi đến bên cạnh. Tôi cũng chẳng nhìn lên. "cha nghĩ trời hôm nay thả diều thật tuyệt – ông nói- con nghĩ sao ? ". Tôi không trả lời.

Tôi nghe tiếng ông trong nhà bếp: "tôi định làm cho tommy một con diều – ông nói với dì hatty – một con diều to. Bà có mảnh giấy nào không?"

Cha và tôi kéo con diều lên đồi. Tôi có thể nghe được mùi đất ngay ngáy trên cánh đồng. Gió thổi tung đôi bím tóc và cái váy bông xòe của tôi.

Cha nói : "nào con giữ như thế này khi cha chạy. Thử xem ta có thể thả nó bay ngay lần đầu không?".

Tôi giữ con diều. Cha chạy. "nào, buông ra" – ông la lên. Tôi đã không kịp thả. Con diều rơi lạch phạch xuống cỏ như con chim gãy cánh.

"Con còn thấp quá- cha nói – vậy thì cha sẽ giữ nó, còn con chạy nhé!".

Vì vậy, lần này tôi chạy. Tôi ngã, bò dậy và lại chạy. Và lần này con diều bay lên cao. Cao mãi, cao mãi.

Cha nhìn tôi mĩm cười : "con muốn gởi thư cho các vị thần không?". Oâng lấy ra một cái bao thư cũ, và chỉ tôi cách xé nó thành hình vuông với một cái lỗ ở giữa và một rãng bên hông. "nào hãy trượt nó theo sợi dây - ông nói – và con hãy nghĩ về lá thư muốn viết".

Tôi đẩy mảnh giấy lên cao. Cha phụ một tay. Chẳng mấy chốc gió mang nó đi thật xa.

"Con sẽ thực hiện được mong ước chứ cha?" – tôi nhảy loi choi.

Cha bật cười : "con ước gì vậy?".

"Aø đó không phải là ước, là một lời cầu nguyện, cha à". Gương mặt cha bỗng trở nên nghiêm trang : "con cầu nguyện gì, con gái?".

Tôi lúc lắc đầu : "cho trilby – tôi thì thầm – sẽ trở về với chúng ta, sẽ sống lại".

Cha nhìn tôi thật lâu. Vẫn giữ dây diều, ông quỳ gối cạnh tôi để gương mặt ông sát mặt tôi. Tôi có thể thấy được gương mặt¨ mình trong mắt ông.

"Con ơi – ông nói – cha xin lỗi. Đó là điều duy nhất mà chúng ta không thể cầu xin được".

"Vậy thì con chẳng thèm gởi thư – tôi oà khóc, dựa vào ông mà thút thít – con chẳng còn ước gì nữa". Cha giữ tôi gần ông : "có chứ con. Con không ước mãi nhớ đến trilby sao? Và rất hạnh phúc vì con đã có nó bên cạnh trong nhiều năm vui vẻ sao?".

Khi đó, như thể tôi thấy trilby chạy ào vào tôi. Tôi khóc và khóc thoả thuê bám vào vai cha. Nhưng bây giờ nước mắt làm tan băng gía trong tim tôi. Cha đã cho tôi ý niệm về cái chết không phải là ra đi vĩnh viễn. Bây giờ, nhiều năm đã đi qua, tôi biết được rằng những lời lẽ như cha nói sẽ còn phải nói nhiều lần trong đời. Nhưng ngày đó, chúng đối vời tôi thật mới mẽ, và sự khuây khỏa mầu nhiệm chúng mang đến cho tôi bây giờ như thể tôi nghe chúng lần đầu tiên. Khi ngồi nhớ lại tôi oà khóc. Nước mắt là giải pháp tốt, hồi ức cũng tốt. Vì nếu không có sầu khổ thắm đượm trong tim, sẽ không có chỗ cho niềm vui. Buồn và vui luôn đi cạnh nhau, trong những năm tháng còn lại của đời mình, tôi phải nhận thức được chúng.

lại tú quỳnh – theo reader’ s digest. ( trích báo ttcn số 19 – 98 )

10 lời khuyên

Để phát huy tính sáng tạo

Dám suy nghĩ khác mọi người.

Hãy rời khỏi những con đường mòn đã vạch sẵn, đừng cầu toàn theo ý tưởng của đa số và dám tránh xa chủ nghĩa xu thời trong trường hợp cần thiết. Đưa ra một ý tưởng riêng của mình có thể làm phật lòng người khác, song như thế bạn sẽ làm quen với cách suy nghĩ độc lập.

Giải quyết theo cách của mình.

Đối với mỗi vấn đề, bạn hãy tập tìm ra giải pháp theo cách của mình.

Đừng chỉ tìm một giải pháp duy nhất.

Nên tìm ra ít nhất hai giải pháp cho mỗi vấn đề. Chẳng hạn đối với câu hỏi

"2 với 2 là mấy?", bạn có thể trả lời là 4 hoặc 22.

Thay đổi cách diễn đạt và suy nghĩ.

Một bài tập hiệu quả nhằm có được cái nhìn mới trên những điều bình thường, đó là chơi chữ hay ráp nối mẫu tự để sáng tạo các từ mới. Tương tự, bạn có thể tự hỏi một chiếc xe hơi, một chiếc ghế, một tay nắm cửa… ngoài chức năng bình thường còn dùng vào việc gì khác?

Tự đặt câu hỏi "nếu".

Nếu ngày mai thành phố không còn xe hơi? Nếu ngày mai tôi lạc vào hoang đảo?… nếu thường xuyên đặt những câu hỏi dạng này, đầu óc bạn sẽ quen với việc tìm ra các giải pháp sáng tạo cho một vấn đề nào đó.

Sáng tạo những câu chuyện và trò chơi.

Nếu đang buồn bã ở một nơi công cộng, bạn hãy chơi đùa bằng cách quan sát những người chung quanh, tưởng tượng ra cuộc sống của họ và xây dựng kịch bản từ thái độ hoặc hình dáng của mỗi người.

Phá vỡ những thói quen.

Đừng ngồi vào bàn ăn cùng một chỗ, đừng đi lại trên cùng một con đường, đừng thực hiện những động tác như nhau khi đến văn phòng…

Tìm kiếm mặt tích cực của sự vật.

Nếu không có được kết quả như tiên liệu thì bạn hãy chấp nhận nó. Đôi khi, đó là một kết quả thú vị hơn nhiều so với những gì bạn tìm kiếm. Nhiều phát minh lớn đã ra đời như thế.

Giữ đầu óc phê bình.

Mỗi khi có điều gì hoạt động không đúng, bạn hãy tự hỏi sai lầm xuất phát từ đâu và bằng cách nào người ta có thể khiến nó hoạt động hợp lý và tốt đẹp trở lại.

Tìm những cái mới.

Để làm điều này, bạn hãy tìm kiếm những thông tin và quan sát trong những lãnh vực rất khác nhau rồi phối hợp chúng lại. Đó là những gì gutenberg đã làm khi đặt chồng máy ép và hôïp mực dấu lên nhau để tưởng tượng ra máy in.

phan sơn theo quo trích báo ttcn số 8- 98

ngộ nhận trong

tình yêu

 

Tình yêu là sự cuốn hút.

Nhiều cô cậu mới lớn tưởng rằng mình đã yêu sau lần đầu tiên tiếp cận với một đối tượng khác giới: nàng đẹp quá, hấp dẫn từ ánh mắt, gương mặt và dáng người. Chàng thì rất thanh lịch, nói hay và thật là nồng nhiệt trong cách ứng xử. Thế là khởi đầu một cuộc săn đuổi.

Tình yêu là chiếm hữu.

Trong quan hệ lứa đôi nhiều người coi người yêu là tài sản của mình. Họ muốn độc quyền chiếm hữu và quản lý rất chặt chẽ. Họ ghen tuông và sẵn sàng làm khổ người yêu, làm hại người thứ ba và trả thù khi không được yêu. Các nhà phân tâm học cho thấy mẫu người như thế là những con người ích kỷ, họ chẳng yêu ai hết mà chỉ biết yêu mình.

Tình yêu là tình dục.

Nhiều bạn trai thiếu tự chủ đã đẩy bạn gái vào thế chân tường với câu doạ nạt: "nếu em không cho anh…tức là em không yêu anh, chúng ta đành phải chia tay thôi". Và nhiều bạn gái dù đã quyết tâm giữ gìn "chiếc then cài tạo hóa "của mình, cũng yếu lòng nhượng bộ cho quan hệ tình dục trước hôn nhân để rồi từ đó biến thành kẻ lệ thuộc, phải van xin để có một ngày cưới nếu không muốn là người bị bỏ rơi.

Tình yêu là chỉ tiêu.

Nhiều người đàn ông cho rằng họ đi làm đưa về cho vợ một số tiền thế là đủ. Có chị em phụ nữ tâm sự mong ước một tình yêu chân thành của chồng hơn tất cả mọi sự nhưng không có.

Có bạn gái khi được người yêu cho nhiều tiền và tặng nhũng món quà quí giá đã vội vàng nhận lời cầu hôn để rồi than thân trách phận vì bị phụ bạc. Cũng có không ít nam giới mắc phải sai lầm là mang lợi nhuận để mua chuộc tình yêu và họ đã nhanh chóng phải trả giá là nàng chỉ chung sống một thời gian rồi xin ly hôn để được chia tài sản.

Tình yêu là thương hại.

Có những cuộc hôn nhân đến từ môït lòng thương hại vì một bên đã nuôi dưỡng mình, đã hy sinh cho mình quá nhiều hoặc đã theo đuổi mình quá lâu. Nhưng vì không có tình yêu nên thường đưa đến buồn chán, ân hận và nuối tiếc. Và người thứ ba đã xuất hiện.

Phạm thị oanh.

( chuyên viên tư vấn tâm lý giáo dục và tình yêu – hôn nhân – gia đình )

Hãy mở kho truyện kể

Eileen Silva Kimdig

Tối chủ nhật ấy, các con tôi rất vui. Quây quần chung quanh bàn ăn, chúng tôi cùng sống những khoảnh khắc thật hiếm hoi. Chúng tôi kể chuyện.

- các con còn nhớ khi chúng ta đi sở thú và bố đã sợ khi nghe cọp gầm không?.

- bố đã kể khi ông nội cho các hướng đạo sinh leo lên xe tang để đưa họ đến nơi đóng trại, nhớkhông ?

chúng tôi phì cười, hoan hỉ, kể cả các chi tiết nhỏ. Kể chuyện với nhau là như hát bài ca ngợi tình thương và sự hòa hợp. Các câu chuyện đều có hồn. Chúng đem lại cho ta niềm hy vọng và chỉ cho ta con đường đi tới. Nào hãy lấy ví dụ của cô học trò nhỏ rất tự hào nói rằng bà cố của cô là một trong các nữ thủ thư đầu tiên của thành phố vào đầu thế kỷ trước. Cô bé nói:

- bà chưa học đến đại học. Nhưng bà chịu khó tự học. Trong gia đình cháu, các phụ nữ đều rất thông minh. Bà nội là giáo viên, như mẹ cháu vậy. Còn cháu là nhà sinh vật học đáy biển.

bao lâu các em cần người ta kể chuyện cho các em thì bấy lâu các em cần nói theo cách của mình. Trẻ nhỏ dễ chuyển từ chuyện thật sang chuyện tưởng tượng, và cha mẹ sai lầm khi lơ là chuyện kể của các em. Các câu chuyện như trò chơi xếp hình: cần thận sắp xếp chúng để đem lại một ý nghĩa cho một sự kiện.

Một bà mẹ trẻ kể tôi nghe giai thoại sau đây: khi bà cho đứa con trai ba tuổi uống viên thuốc, nó ngước mắt nhìn bà và nói: khi mẹ còn bé , mẹ đau bụng, và con biết mẹ sẽ là mẹ của con. Lúc ấy con từ trời cao bay xuống như thiên thần, với chiếc ô, để đem thuốc ho cho mẹ. Mẹ tin con là anh hùng không?

đứa bé lẫn lộn điều mẹ nó đã kể về bệnh sưng phổi của bà lúc bà còn bé, băng video mà nó đã xem, câu chuyện thiên thần mà cả nhà mới đọc, và loại thuốc phải uống khi bị ốm. Bà mẹ nói thêm:

Tôi rất ngạc nhiên về lượng thông tin tập họp, và cách thức nó diễn tả.

Các chuyện kể cũng có ảnh hưởng tốt đối với những người lớn. Cứ để cho họ diễn tả thoải mái qua các chuyện kể là chúng ta đã trả lại cho họ phần tình người mà xã hội đã từ khước đối với họ, vì xã hội chú trọng quá đến giới trẻ. Đừng khuyến khích họ hoặc lắng nghe họ một cách lơ đãng, vì như thế là lên án bao câu hỏi còn chưa có câu trả lới.

Tôi biết một nữ y tá lo lắng nhiều cho mẹ của cô. Bà mẹ dời đến chỗ ở nhỏ sau khi chồng chết. Mặc dù đây là quyết định được đưa ra vào lúc rất sáng suốt, nhưng vẫn làm cho bà sầu khổ vô cùng. Cô y tá giải thích:

Bà cứ nói bà thà chết còn hơn, vì bà chỉ là gánh nặng cho người chung quanh.

Cho đến một ngày một đôi vợ chồng trẻ đến ở căn hộ bên cạnh. Cô vợ , một giáo viên, có thói quen nói chuyện với người hàng xóm bên tách cà phê. Bà già không ngại kể cách làm các món ăn và hướng dẫn cô giáo cách tẩy vết cà phê trên khăn bàn. Cô y tá nói:

Bà càng chia sẻ các chuyện và kinh nghiệm, bà càng yêu thích cuộc sống. Tôi rất quí trọng bà, nhưng tôi không hiểu bà đến như thế.

Người ta không luôn có thì giờ để lắng nghe hoặc kể chuyện. Một phụ nữ than:

Tôi làm việc liên lỉ. Tôi có chồng, ba con và ngôi nhà cần chăm sóc. Thì giờ qua nhanh như gío thổi. Đương nhiên rồi, nhưng nên nói thêm là thời gian một khi qua đi thì không bao giờ trở lại nữa.

Đối với một tác giả có nhiều sách về nghệ thuật kể chuyện, mỗi người đều có kho truyện riêng, đầy những kinh nghiệm và kỷ niệm của cả cuộc đời. Bạn cần dùng thời giờ mở kho này ra, trải nó ra lên giừơng để xem bạn đã gom góp được những gì. Đấy là kho tàng đích thực: những chuyện vui, chuyện buồn, bữa ăn xế chiều chuẩn bị cho con cái, những cây hoa đã trồng trong sân…

Đừng để mất cơ hội tìm lại bản sắc của mình, khẳng định lại các giá trị chung, tạo ra những kỷ niệm với con cái. Nếu mọi gia đình dùng thì giờ trải ra bao chuyện của mình, cả nhà có thể cùng nhau dệt nên một tấm vải tuyệt đẹp.

n . T . Đa theo se1ection – trích báo ttcn số 36- 98

Khoảnh khắc… mưa…

Tôi ngồi bên khung cửa kính trong quán café có máy lạnh, nhìn những giọt mưa chiều nhảy nhót ở bên ngoài. Đường phố không ngập nước nhưng bong bóng mưa vẫn phập phồng.

Mưa vẫn còn rất to. Nếu được đôi khi rảnh rỗi ngồi nhìn mưa như thế này thật là thú vị, và cũng hơi lãng mạng đấy chứ? Dù sao thì cũng thấy tâm hồn thanh thản và nhẹ nhàng hơn. Chợt nhớ, hồi còn đi học có thói quen mỗi lần tan trường cùng nhỏ bạn lang thang trong mưa, vô tư cười vang cả góc phố để những cơn mưa quất vào mặt rát buốt, cảm giác vừa sợ sợ, vừa thích thú. Thích nhất là vừa đạp xe vừa thè lưởi ra hứng mưa những giọt nước mưa ngọt lịm và mát lạ. Thế những không hiểu tự bao giờ cuộc sống đã làm cho con người thay đổi, ngay cả những thói quen tưởng không bao giờ mất đi.

Lúc này ở trên đường có một chiếc honda bị xẹp bánh, một người đàn ông gầy gầy có khuôn mặt khắc khổ cố sức dắt xe, còn đứa trẻ mặc cái áo mưa cũ, bóng nhỏ xiêu xiêu trong mưa chạy theo. Chợt một chiếc xe con hiệu camry đời mới chạy ào qua vũng nước, nước bắn tung toé lên hai người một già một trẻ ấy. Người đàn ông có vẻ giận dữ, miệng lẩm bẩm câu gì đấy rồi quay lại dỗ về đứa trẻ. Bên trong quán mấy người bạn đang bàn về chuyện thi cử, chuyện tình cảm, đi pinic ở đâu… mấy bàn bên kia đang sôi nổi về chuyện làm ăn, nhà hàng kia có cô em rất xinh…

Trời đang tạnh dần, những chiếc xích lô trống trơn, ướt nhèm đang chậm chạp chạy trên đường, những khuôn mặt buồn và mệt mỏi đen sạm vì mưa nắng.

Tôi khuấy ly cà phê đen ngòm không soi nổi bóng mình trong ấy. Thấy lòng trống vắng và thật buồn khi nghĩ tới việc về nhà, ngôi nhà rộng thênh thang, lạnh lẽo vì thiếu hơi ấm của một gia đình hạnh phúc, thiếu tiếng cười tình cảm của cha mẹ dành cho nhau.

Tôi bước ra ngoài, mưa đã dừng hẳn, đường phố đẹp và trời trong xanh hơn sau cơn mưa và cả những dòng xe không hối hả nữa. Thỉnh thoảng những chiếc xe honda đắt tiền chạy qua không để lại chút khói, rơi lại đằng sau những tiếng cười cả vô tư lẫn quái dị...

Bỗng một hình ảnh làm cho tôi lặng đi. Hình như họ là một gia đình. Người đàn ông cầm lái đang vui vẻ trò chuyện với đứa bé ngồi trước khoảng chừng hơn mười tuổi, phía sau yên xe người phụ nữ bế một đứa bé nhỏ hơn đang mỉm cười. Bốn người trên một chiếc xe đạp không còn mới nữa nhưng trông họ thật hạnh phúc. Chiếc xe từ từ đi qua mà tôi còn thấy rõ bánh xe phía sau như nghiêng qua nghiêng lại…

"Hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp", ai đó đã nhận định như vậy. Vâng! Hạnh phúc còn có cả những điều thiêng liêng và giản dị. Tôi nghe lòng mình nhói đau, niềm đau không biết chia sẻ.

Ơû phía trong, mọi người vẫn cười đùa với nhau, vẫn sôi nổi bàn đủ thứ chuyện trên đời…

Thanh Tuyết (trích ttcn số 6-98)

Chữ nhẫn làm đầu

Nếu như phải gọi tên một điều tiêu biểu cho lòng tốt mà tôi chứng kiến trong đời, tôi sẽ nói: "cám ơn cha mẹ đã cho tôi một tấm lòng, trong đó lấy chữ nhẫn làm đầu".

Trước mắt mười anh em chúng tôi, cha là một mẫu người khắc khổ, ít mói. Cha đã lớn lên trong một gia đình khá giả, là con trai độc nhất. Đất đai, gia sản lần lượt được nội cầm , bán để bỏ vào cuộc vui. Hàng chục mẫu đất được thả theo mây khói. Nội qua đời vì bệnh lao khi cha vừa tròn 15 tuổi. Bao nhiêu nợ nần còn lại gia đình phải gánh chịu. Cha lầm lũi theo những người nông dân đi làm mướn. Tuổi thơ của cha trôi theo dòng đời nghiệt ngã. Rồi cha đã gặp mẹ, một cô gái vùng quê đầy dâu, tằm và đám cưới được rước dâu trên chiếc xuồng ba lá vào ban đêm vì sợ bom pháo của giặc pháp. Những đứa con lần lượt ra đới, nỗi khổ như càng chồng chất. Chiến tranh càng khốc liệt hơn, những vùng quê không còn là chốn dung thân. Cha mẹ phải dắt dìu đàn con lưu lạc ra tỉnh, nhưng cũng là lúc cha nhận ra được điều gì mới: "các con phải nhẫn nhục, cố gắng học hành, không thể nào sống cuộc đời như cha mẹ!"

Trời sinh mẹ ra để làm dâu, sinh con, chứ mẹ chưa biết lo gì cho mẹ. Gần 40 tuổi, mẹ chưa biết được vị nước mắm. Ơû quê của cha mẹ, người ta quen dùng nước dừa pha muối và điểm thêm nước màu dừa cho giống màu nước mắm của những nhà khá giả. Cha đã tập cho mẹ sức chịu đựng, nhẫn nhục để nuôi dạy đàn con khôn lớn. Nhẫn nhục như chiếc đèn dầu mù u quê mình leo lét trước gió. Cuộc đời mẹ như con rái cá vùng sông nước, lặn lội trong mọi thời tiết để tìm cho được con tôm con tép, những đọt rau trai hay bông lục bình cho bữa ăn của cả nhà. Giờ tóc mẹ đã bạc, mắt mẹ đã mờ, chỉ còn nói với đàn cháu mỗi câu: "tắt bớt đèn điện đi, tụi bây xài phí quá" và thoáng có đứa cháu nào cười nho nhỏ!

Theo lời cha tôi bước vào trường sư phạm. Tôi ra trường sau ngày đất nước thống nhất với tên gọi "giáo viên mới giải phóng", được lãnh 22 đồng sinh hoạt phí và những món hàng bao cấp. Với nhiệt tình tuổi trẻ tôi đã nhanh chóng được làm hiệu trưởng khi chưa hết thời gian tập sự. Chỉ trong vòng bảy năm, tôi đã được điều động mười lần, đi qua hơn phân nửa số xã trong huyện đầy dấu vết chiến tranh do tính khí thất thường đối với lãnh đạo. Có một lần cuối năm 1977 tôi bị gọi về phòng giáo dục huyện và được dạy một bài học cùng với tiếng đập bàn: "hai mươi ba hiệu trưởng trong huyện chưa ai dám cải như anh". Tôi vẫn nhẫn nhục như ngày xưa cha đã dạy và nộp đơn xin trở về dạy lớp sau nhiều lần tự kiểm điểm vì không có tinh thần phấn đấu, sợ khó khăn". Tôi làm quen với cái nghèo của nhà giáo, biết xếp hàng mua bách hóa, lương thực , thực phẩm…biết lội hàng chục cây số lên huyện để xin những viên thuốc về cho con uống, biết chạy cho bán từng cái hộp quẹt cây khi túng thiếu. Hơn hai mươi năm sau ngày thống nhất, những đứa bé tỉnh lẻ con tôi lại bước lên một bước nữa là lên thành phố học. Chúng nhẫn nại, vừa học vừa làm, không dám nhìn những đua đòi của lớp bạn chung quanh. Gần lấy được bằng kỹ sư rồi mà chúng chưa dám đòi hỏi một diều gì ngoài đồng lương chắt mót của cha mẹ gởi lên và đóng khung trong khu ký túc xá. Dường như trong dòng máu của chúng nó vẫn còn mang cái chân chất, nhẫn nại của những người nông dân, của đời ông và cha chúng.

Hơn năm mươi năm, một quãng đường dài lam lũ của cả ba thấ hệ để mong vươn tới cái đích của cuộc sống ngày hôm nay.

Hồng Danh (trích ttcn số 17-98)

"Tôi Không Sống Với Quá Khứ"

Đó là lời của ông douglas pete peterson, đại sứ mỹ đầu tiên ở việt nam. Đúng .quá khứ đã qua và sẽ không bao giờ trở lạïi thì làm sao sống với nó được? Chỉ có thể hồi tưởng lại nó, nghiên cứu, rút kinh nghiệm đúng sai để học tập và kiến tạo đường hướng mới tiến bộ hơn, đúng qui luật hơn, thành công hơn.

Không sống với quá khứ thì sống với cái gì? Xin thưa, hôm nay là ngày đẹp nhất vì đó là ngày ta đang sống, đang hưởng thụ sự sống, còn thở, còn ăn, còn nói còn cười, còn suy nghĩ, còn làm việc, và còn thương yêu…

Ngày hôm qua, dù có đẹp cho lắm hay dù có xấu cho lắm cũng đã qua rồi và sẽ không bao giờ trở lại. Còn ngày mai? Có ba khả năng: ngày mai có thể đẹp hơn ngày hôm nay nhưng chưa tới. Nó có thể xấu hơn ngày hôm nay nhưng cũng chưa tới. Và nó có thể sẽ không đến với ta, nếu ngay trong đêm nay, một tai nạn hay một cơn bạo bệnh ngặt nghèo không may xảy đến…

Cho nên, ngày hôm nay là ngày đẹp nhất, ta phải biết quý trong nó, sốn g trọn vẹn với nó, sống vui, sống đẹp, sống hữu ích, sống bao dung, sống hòa hợp, sống hạnh phúc với tất cả lòng thiết tha.

Hài lòng với những gì mình đang có, không quá viễn mơ những gì mình chưa có hay những gì mà người khác đang có, tích cực vui sống với hiện tại và chuẩn bị vừa phải cho ngày mai. Đó, theo tôi nghĩ, là thái độ thực tế của những người hay những nước muốn tìm đến hạnh phúc, cái quý nhất trên đời.

Nguyễn Thừa Nghiệp (trích báo ttcn số 17 – 97)

LÀM NGƯỜI LỚN KHÓ LẮM

Họ còn rất trẻ, như cặp vợ chồng trong một bộ phim mỹ đang chiếu trên màn ảnh truyền hình. Oâng bố trẻ trước khi đến chỗ làm dặn đứa con gái sáu tuổi "phải làm bài trước khi chơi…" vợ chồng ấy đang hục hặc nhau vì những lý do không đâu như mọi cặp vợ chồng trẻ trên trái đất này. Người mẹ trẻ thì bảo: "cứ đi chơi!". Mỗi người ra lệnh cho con một kiểu như để đối đầu nhau cho đã giận. Nửa khuya ông bố về nhà say bét nhè, đứa con gái lo âu: "bố mệt hở bố?" . Một cái tát lên đôi má bầu bĩnh: "học bài đi !". Đôi mắt trẻ thơ sững sờ. Nó thét lên: "điều con muốn nói với bố là con học bài rồi!".

Làm người lớn, làm cha quả là khó quá! Người lớn không được nói ẩu, làm ẩu. Họ yên lặng trố mắt lên màn hình. Họ cũng đã từng như thế như những gì đang diễn ra trên màn ảnh nhỏ. Bực bội chuyện không đâu họ lại trút lên đứa con bé bỏng. Người cha trẻ tuổi kia sẽ ứng xử ra sao? Thật đơn giản. Anh đẩy cửa bước vào phòng, ôm lấy đứa con đang thổn thức: "xin lỗi con".

Làm người lớn khó lắm! Còn phải dám xin lỗi nữa.

Họ hiểu ra điều đơn giản ấy.

Nguyễn Vân. (trích ttcn số 2-97)

 

Mảnh đĩa vỡ

một ngày khi tôi khoảng chín tuổi, mẹ có chuyện phải vào thị trấn và giao tôi cho anh chị trông nom. Khi mẹ vừa đi tôi chạy vào phòng ngủ của mẹ và mở tủ trang điểm. Trong ngăn trên cùng, dưới lớp vải mềm thơm, tôi thấy hộp nữ trang. Tôi thích thú như vừa phám phá ra một kho tàng: cái nhẫn hồng ngọc của cô tặng cho mẹ, đôi hoa tai ngọc trai một thời thuộc về bà, dải lụa của chiếc áo mẹ mặc ngày cưới…tôi thích thú nghịch ngợm bằng cách mang thử tất cả thứ ấy vào, tưởng tượng vô số hình ảnh thú vị đầy màu sắc về những gì mà một phụ nữ xinh đẹp phải có…

Bỗng nhiên tôi phát hiện một cái hộp màu đỏ. Mở ra tôi hết sức kinh ngạc khi nhận thấy bên trong chỉ có mổi một mẫu mảnh sứ trắng hẳn đã vỡ ra từ một cái đĩa. Tại sao mẹ tôi lại cất giữ một vật như thế này nhỉ? Lấp lánh dưới ánh sáng, mảnh đĩa vỡ chẳng nói lên được câu trả lời. Vài tháng sau, khi tôi đang chuẩn bị bàn ăn, cô láng giềng marge đến chơi. Liết qua chiếc bàn, cô marge nói: "ô hẳn gia đình đang chuẩn bị tiếp khách. Thôi để tôi về, lúc khác vậy". "không, cứ tự nhiên, chúng tôi chẳng đón ai cả". Mẹ trả lời. Marge hỏi: "nhưng trên bàn toàn đĩa đẹp….tôi chảng bao giờ cho bọn trẻ đụng đến những thứ ấy như thế". Mẹ cười: "tối nay, gia đình tôi thưởng thức món thích nhất. Nếu dọn bàn thật đặc biệt để đãi khách thì sao không dọn thật đặc biệt cho chính gia đình mình?". "những cái đĩa đẹp thế kia.." . "ồ ,vài cái đĩa vỡ là cái giá không đáng kể phải trả để đổi lại niềm vui cho gia đình. Mỗi mảnh vỡ đều chứa đựng một câu chuyện kỷ niệm…"

Đi đến tủ chén, mẹ tôi lấy ra một cái đĩa cũ, kể: "cái này vỡ vào ngày chúng tôi mang mark từ nhà bảo sanh về. Hôm đó là một buổi chiều thật lạnh lẽo. Khi ấy judy chỉ mới sáu tuổi nhưng cứ nằng nặc đòi giúp tôi việc bếp núc. Nó làm vỡ cái đĩa này khi khệ nệ mang đến bồn rửa"… mẹ kể tiếp: "thoạt đầu, tôi bực mình ghê lắm nhưng rồi tự nhủ mình không thể vì chuyện cái đĩa vỡ lại làm mất đi không khí gia đình hạnh phúc khi đón thằng bé mới sinh về. Hơn nữa, sau đó tất cả chúng tôi cùng ngồi hàn keo cho chiếc đĩa vỡ đó. Hoá ra, không khí càng vui hơn".

Mẹ lại đến tủ chén, lấy ra một cái đĩa nữa. "chị có thấy cạnh đĩa bị mẻ không?". Mẹ hỏi cô marge, giọng mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn. Chuyện ấy xảy ra khi tôi 17 tuổi, một ngày mùa thu, các anh tôi cần người giúp dọn đống cỏ khô. Vì thế một thanh niên được thuê. Anh ta trông mảnh dẻ nhưng đôi tay rất khoẻ và khá đẹp trai với mái tóc vàng. Mấy ông anh tôi bỗng thích anh ta và mời đến dự buổi ăn tối. Khi ông anh kế xếp anh ấy ngồi sát tôi, mặt tôi đỏ ửng vì mắc cỡ… trong bữa ăn, anh ấy đưa tôi cái đĩa nhờ lấy hộ thức ăn nhưng lúc đó tim tôi đập mạnh và tôi run đến nỗi làm cái đĩa va vào một cái khác khiến cạnh bị mẻ. Khi ra về, anh ấy nắm tay tôi, đặt mảnh đĩa vỡ vào, không nói gì hết nhưng nở nụ cười. Chỉ cười … một năm sau, tôi lập gia đình với anh ấy. Mãi cho đến nay, cứ khi nào nhìn cái đĩa này tôi lại thích thú nhớ đến chuyện xưa…"

Tôi không thể nào quên được mảnh đĩa vỡ trong tủ trang điểm của mẹ. Đợi dịp thích hợp, tôi chạy ngay vào phòng mẹ, lấy mảnh vỡ đó ra xem cẩn thận, rồi lao xuống nhà bếp bắc ghế lấy cái đĩa mẻ ra. Đúng như tôi nghĩ, mảnh vỡ hoàn toàn khớp với chỗ mẻ trên đĩa. Đó chính là mảnh đĩa vỡ mà bố tôi đã đưa cho mẹ vào ngày đầu tiên hai người gặp nhau. Và bây giờ, câu chuyện tình bắt đầu từ mảnh vỡ đó đã trôi qua đến năm thứ 54, trong hạnh phúc… mới đây một cô chị ngỏ lời xin mẹ chiếc nhẫn hồng ngọc; một cô chị khác lại đòi đôi hoa tai của bà. Còn tôi, tôi chỉ thích kỷ vật quý nhất đời mẹ mà bà đã trân trọng giữ mãi suốt mấy chục năm qua: mảnh đĩa vỡ nhỏ xíu.

Mạnh Kim (theo reader’s digest)

Tách Kỳ Diệu

Khi sống ở new york, văn hào anh somerset maugham thường xuống khu phố ritz carlton. Một hôm tôi thổ lộ với ông là tôi rất tò mò về món đồ trông có vẻ hoàn toàn xa lạ, không phù hợp với khung cảnh bài trí trong phòng làm việc của ông. Một cái tách cũ kỹ, có nứt một đường . Maugham mỉm cười đáp: "chính nó giúp cho tôi nhớ rằng những lợi ích, những tiện nghi lớn nhất trên đời lại là những cái đơn giản nhất và cũng bị xem thường nhất, đánh giá thấp nhất chỉ vì chúng ta cho đó là điều quá tự nhiên.

và ông kể tiếp cho tôi nghe câu chuyện về cái tách nứt ấy: vào năm 1940, khi nước pháp bị quân đức quốc xã chiếm đóng, vài trăm công nhân anh sống ở miền côte d’azur được gởi trả về quê hương trên hai chiếc tàu chở hàng loại nhỏ. Tàu phải chạy quanh co, ngoằn ngèo để khỏi bị tàu ngầm địch phát hiện.

Hai chiếc tàu nhỏ chở quá nhiều người nhưng không đem theo đủ lương thực, vì vậy phải phân phối cho mỗi người một ít. Mắt mọi người đều đỏ ngầu, áo quần bẩn thỉu, nhất là ai cũng cảm thấy khát nước, phải xếp hàng nối đuôi lĩnh phần lương thực nghèo nàn của mình .

Chính cái tách nứt đó - maugham vừa trỏ ngón tay vừa nói - tôi đã dùng nó để đựng khẩu phần nước vô cùng ít ỏi của mình … bây giờ, mỗi lần mơ đến những món ăn cao lương mỹ vị, mỗi khi ước được trầm mình trong khung cảnh tràn ngập tiện nghi hoặc những lúc thèm khát được đóng vai một nhân vật tối quan trọng, tôi liền đem cái tách nứt cũ kỹ đó đặt nó dưới vòi nước. Và từng hớp từng hớp một, tôi uống một cách chậm rãi. Bỗng chốc những mộng ước viễn vông biến mất, tôi liền trở về với thực tại.

Thanh Thanh (trích ttcn số 5-99).

 

Người thầy tốt nhất

Nhà doanh nghiệp kiêm nhà diễn thuyết wilson harrell kể về "người thầy tốt nhất" của ông: "khi tôi 11 tuổi, cha tôi bắt tôi làm một người mua bông ở xưởng máy tách sợi của ông . Bấy giờ tôi có biết về bông, nhưng tôi cũng ý thức rất rõ rằøng cha tôi đang giao phó một trách nhiệm đáng sợ cho một thằng bé 11 tuổi.

Khi tôi cắt một kiện bông, tôi lôi ra một nắm làm mẫu xem xét, phân cấp và định giá. Tôi sẽ không bao giờ quên được người trại chủ đầu tiên khi tôi giao dịch. Oâng ta nhìn tôi và gọi cha tôi đến và nói: "ông elias, tôi làm việc cực nhọc biết bao, làm sao lại có thể để cho thằng bé 11 tuổi quyết định năm sau tôi sẽ sống bằng gì".

Cha tôi là người ít lời: "thằng bé phân cấp bông thế nào tôi vẫn giữ nguyên thế ấy" ông đáp và bỏ đi. Suốt nhiều năm, cha tôi không bao giờ công khai thay đổi việc phân cấp bông của tôi. Tuy nhiên , khi chỉ có hai cha con với nhau, ông kiểm tra công việc của tôi. Nếu tôi phân cấp bông dưới giá trị của nó (và trả tiền quá ít) tôi phải đến nhận lỗi với người trại chủ và bù thêm tiền cho ông ta. Nếu tôi phân cấp bông cao hơn giá trị của nó, ông chỉ lặng lẽ nhìn tôi. Điều đó còn tệ hơn là ông cứ nói thẳng ra lỗi lầm của tôi.

Tôi không chắc cha tôi có biết gì về kinh doanh không, nhưng ông rất hiểu về cách dạy con nên người. Oâng giao trách nhiệm cho tôi và dìu dắt tôi. Oâng cũng dạy tôi rằng sự ngay thật giúp kinh doanh phát triển, và thái độ sẵn sàng thừa nhận và sửa chữa lỗi lầm là một cách chắc chắn mang khách hàng trở lại.

Văn Hiếu (theo reader’s digest trích báo ttcn số 6 -98)

 

Tâm sự cùng "đồng nghiệp- con"

Thế là ba mẹ đã tiễn con lên đường vào kontum nhận việc. Bốn năm trước con đã chọn lựa và bây giờ con bắt đầu dấn thân, nhập cuộc. Nhìn con ốm yếu xanh xao giữa nhóm bạn bè đưa tiễn, ba thấy thương con vô cùng. Càng thương con ba càng tự hào về con. Trong lúc có nhiều bạn trẻ cố hướng đến những phố phường đông đúc để tìm cơ hội vinh thân thì con gái ba lại tự nguyện lên miền cao nguyên xa xôi để làm cô giáo người dân tộc. Có rất nhiều khó khăn đang đợi chờ con ở phía trước, nhưng ba tin rằng con sẽ vượt qua tất cả.

Con ơi, năm nay là năm đầu tiên con chính thức làm cô giáo thì cũng là năm thứ 33 ba của con làm nghề gõ đầu trẻ. Nghề của mình vốn đạm bạc và ngày lại ngày phải "soạn, giảng, chấm, chữa" luôn luôn. Rồi thanh tra, kiểm tra, dự giờ, thao giảng…biết bao vất vả con sẽ trải qua. Nhưng như con thấy đấy, suốt mấy chục năm trời ba vẫn soạn, vẫn giảng, vẫn chấm, vẫn thao. Có những trang giáo án ba đã soạn, đã chép không biết bao nhiêu lần, nhưng năm nào ba cũng cố gắng soạn lại sao cho được hơn, chép lại sao cho sạch hơn, rõ hơn. Đó là công việc mà nhiều người cho rằng "mất thì giờ vô ích". Nhưng với ba thì phải soạn, phải dạy bài ấy lần thứ mấy đi nữa ba vẫn cảm thấy như mới dạy lần đầu và vẫn mong sao đạt hiệu quả hơn năm trước. Có thể vì năng lực của ba có hạn, nhưng nhờ cảm giác "năm nào cũng như mới" mà ba có thể vui vẻ với công việc trong suốt hơn 30 năm qua.

Đừng bực dọc, đừng lấy làm khổ sở, đừng tự mãn với tay nghề của mình, đừng ghét bỏ học sinh dù là học sinh hoang nghịch, con sẽ thấy rằng nghề giáo rất vui và mãi mãi vui. Trong một tập thể, dù là một tập thể sư phạm, có bao giờ mà mọi người đều tự giác làm việc đâu. Hãy tự giác làm việc con sẽ thấy mọi việc đều rất thoải mái, mọi việc "đều phải vậy". Làm việc tự giác tức là làm việc một cách tự do đó con ạ ! Hãy cố gắng con nhé. Dù cho không được sở, nghành công nhận là giáo viên giỏi thì ít ra con cũng phải là giáo viên giỏi trong chính lương tâm con.

Tương lai đang chờ con. Ba của con.

Trần Thúc Ngung (trích ttcn số 38-98)

Sức mạnh của nụ cười

Halnoch mc. Carty

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên mệt nhọc trong người tôi như tan biến.

Có một câu chuyện của saint exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả quyển "hoàng tử bé". Oâng từng là phi công tham gia chống phát xít trong chiến tranh thế giới thư hai. Từ những năm tháng này, ông đã viết ra "nụ cười". Tôi không biết rằng đây là một tự truyện hay là mộ hư cấu, song tôi tin rằng đây là một chuyện có thật. Trong truyện saint exupéry là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình sẽ bị xử bắn như những người khác. Oâng viết:

- "Tôi trở nên quẩn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc, nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh ta không thấy tôi nên tôi đành gọi:

-Xin lỗi, anh có lửa không?

Anh nhún vai và tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Ngay lập tức tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình làm thế. Có lẻ vì muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.

Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song do tôi cười nên anh phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây , trước mặt tôi không còn là viên quan cai tù phát xít mà chỉ là một con người.

Anh có con không? Anh ta hỏi.

- Có. Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiếc bóp có tấm hình gia đình mình. Đoạn anh ta cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những hy vọng của anh đối với chúng .

Đôi mắt nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên không nói một lời, anh mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi ra rồi quay trở về.

Thế đó , cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi nhờ một nụ cười".

Từ khi đọc chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo vệ phẩm giá và vị thế, bên dưới những điều này còn có một cái thật quí mà tôi gọi là tâm hồn.

Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với người khác qua sức mạnh của nụ cười , thì tôi tin bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Mẹ thérèse đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà đưa ra một lời khuyên chân thành: "hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ bạn, với chồng bạn, với con cái bạn và với mọi người – dù đó có là ai, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau".

Phan Sơn (theo woman’s world) (trích ttcn số 13-98)

Nếu như một ngày nào đó, tự nhiên cả thế giới không còn nói tiếng …. MẸ

Có thể sẽ rất là sáo mòn và quá đỗi bình thường khi tôi nói về mẹ. Nhưng có bao nhiêu con tim sẽ có bấy nhiêu cách yêu thương, cách thổ lộ…

Và tôi không thể không nói cái điều mà tôi muốn nói với mẹ của mình, người duy nhất mà tôi muốn nói cùng khi mà cả thế giới này không còn tiếng nói, ngay cả tiếng nói của yêu thương và sự tôn kính, ngoại trừ tôi.

Khác với một số phụ nữ cùng tuổi, mẹ tôi lúc nào cũng bình dị mộc mạc. Sự khắc khổ cứ mỗi ngày mỗi in hằn lên những nếp nhăn rõ rệt trên hai gò má nám đi vì nắng. Không phấn son dù chỉ trang điểm sơ sài, qua loa. Hình ảnh mẹ tôi trong cuộc sống đời thường là một bộ đồ công nhân với chiếc xe đạp cũ kỹ bên cạnh có đèo một cái thùng để ngày ngày đến nơi làm việc, rồi chiều về là chiếc thùng đó đầy ắp nước lèo để cho heo ăn mà người ta đổ đi từ nước vo gạo, nước canh thừa… mẹ tôi thường nói nhờ mấy con heo đó mà mẹ mới tiết kiệm được tiền cho tôi học đại học.

Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh sáng mùng một năm đó, cái ngày mà càng nhớ đến nó trong tôi tất cả niềm yêu thương, sự biết ơn và kính trọng âm ỉ dành cho mẹ như bùng lên. Trong không khí vui nhộn và háo hức của ngày đầu xuân với những khuôn mặt rạng rỡ của các con, mẹ tôi cũng với bộ đồ đó, với chiếc xe cũ kỹ đó, với chiếc thùng đó bà đi chở nước lèo.

Tôi nghe người ta nói ngày đầu năm mà gặp xui, gặp khổ thì cả năm khó được may mắn… đến bao giờ mẹ tôi mới hết khổ? Trong sâu thẳm tôi nghe như cả một nỗi niềm xúc động đang dâng lên. Đức hy sinh của mẹ thật cao cả.

Tôi được được đầy đủ nhờ sự cực nhọc của mẹ, bởi thế tôi thật sự không muốn nói là tôi sống đầy đủ; cảm giác có lỗi, là đứa con bất hiếu sẽ xâm chiếm tôi. Nhưng tôi càng không thể nói là tôi sống nghèo, là một sinh viên xa nhà sống trong cảnh thiếu thốn, bởi như thế làm cho mẹ buồn, mẹ lo. Tôi phải nói sao bây giờ?

Mẹ, con chỉ có thể nói với mẹ rằng đối với con như thế đã là quá đủ, thật sự là trên cả sự đầy đủ, vì con đã đang sống trong tình yêu thương bao la, sự hy sinh cao cả và sự quan tâm không mỏi mệt của nẹ.

Trong tôi chỉ hiện diện một điều duy nhất là tình yêu thương và biết ơn.

Lê Minh Hoàng.(trích ttcn số 7-98)

Hãy mở lòng ra với mọi người

David dunn

Dường như đã là một qui luật của cuộc sống: khi chúng ta mở lòng ra với mọi người và sống thanh thản, chính là lúc chúng ta làm giàu cho tâm hồn chúng ta.

Hòa mình trong dòng xe cộ chặt như nêm vào giờ cao điểm, cọ quẹt, va chạm, tôi đã tự nhủ thành phố thật vô tình làm sao! Người ta đổ xô về thành phố vì những cơ hội học hành, làm việc, những thư viện, viện bảo tàng đầy ắp sách và tư liệu, những rạp hát lộng lẫy – những thứ làm cho cuộc sống của mình thật sự đáng sống. Nhưng đáng buồn thay, khi đến thành phố chúng ta lại bỏ quên một thành tố quý nhất của cuộc sống quê nhà: tình người.

Chúng ta đã cống hiến gì hằng ngày để làm cho thành phố chúng ta đáng yêu hơn? Gần đây, khi lái xe đi làm tôi thấy một mảnh đai sắt vứt trên đường. Tôi chạy xe vòng trở lại, đẩy nó vào vệ đường để các xe khác không bị rách vỏ vì những cạnh sắc của nó. Một lúc sau, một người lạ chạy vượt ngang tôi. Oâng nói: "tôi đã thấy ông nhặt cái vành sắt đó. Cám ơn ông đã thức tỉnh tôi. Tôi thường lái xe nhanh thật nguy hiểm như vậy, nhưng tôi sẽ không như vậy nữa đâu".

Người ta thường nói "cha chung không ai khóc". Các viên chức, cảnh sát, trường học, cáo đài không thể làm tất cả những việc cần làm để thành phố đáng yêu hơn. Nhưng chính chúng ta, những công dân bình thường, tất cả chúng ta cùng nhau lại để tạo nên tinh thần cho cộng đồng chúng ta.

Một từ tuyệt vời mà người ta thường dùng những năm gần đây: thông cảm nghĩa là thâm nhập vào cảm giác, nhu cầu của người khác, đặt mình vào tâm trạng của người khác. Tôi vẫn còn nhớ trường hợp về bà cụ đang ốm nặng ở tỉnh tôi. Bà sống bên cạnh một con đường đông đúc xe qua lại, mỗi lần những chuyến xe vượt qua ổ gà trước nhà bà lại làm căn nhà như run lên. Thông cảm tình cảnh của bà, chúng tôi đã gọi báo cho sở giao thông. Và trước khi trời tối, ổ gà đã được san bằng. Không chỉ bà cụ đáng thương mà cả khu phố tôi đều rất vui, bởi vì chúng tôi cùng chia sẻ tình cảm của bà.

Thông cảm cũng đi liền với sự tán thưởng – tán thưởng vì một công việc làm tốt, một ý tưởng hay, một sự giúp đỡ kịp thời. Vợ bạn làm một miếng ăn vừa miệng, bạn có nói cho nàng biết là bạn rất vui không? Con bạn vừa được điểm tốt trong kỳ thi, bạn có cùng nó xem lại bài làm đó một cách thích thú không? Cô bán hàng tỏ ra lịch sự, chu đáo, bạn có cảm ơn cô không? Bạn sẵn sàng phê bình một nhân viên khi anh ta không làm bạn hài lòng, nhưng bạn có khen ngợi anh ta về những hành động mà bạn hài lòng không?

Mở lòng với mọi người. Đơn giản là tinh thần sẵn sàng chia sẻ. Cống hiến một phần của chính mình, chính là bạn đang hạnh phúc, vì cùng một lúc bạn đã xây dựng cho chính mình một thế giới dễ sống hơn, đáng yêu hơn.

(trích ttcn số 25-98)

MỘT CỬ CHỈ ĐẸP

Bà foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngay một trạm thu phí giao thông trên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấy cả một dãy dài xe hơi phía sau mình. Bà chợt nảy ra một ý vui, bà quay kính xe xuống, đưa ra cho người bán vé một tờ 5 usd và bảo: "tôi mua một vé cho tôi, còn lại tôi mua thêm năm vé nữa cho năm chiếc xe sau tôi, chỗ tiền dư tôi xin biếu hết cho ông!".

Không kịp để cho người bán vé thắc mắc vì sửng sốt, bà foreman quay kính xe, đạp ga và lái xe đi ngay. Bà hình dung ra trong đầu cũng sự ngạc nhiên đầy thú vị ấy nơi năm người lái xe theo sau mà bà không hề quen biết. Bà không cần những lời cám ơn, chỉ là một "cử chỉ đẹp" nho nhỏ mà thôi, có đáng gì đâu!

Về đến nhà, bà foreman vừa vào bếp vừa tủm tỉm cười một mình vì nhớ lại chuyện sáng nay trên đường. Oâng chồng để ý thấy, lấy làm lạ, đến bữa ăn trưa ông lựa lời hỏi, bà mới kể lại đầu đuôi. Đến phiên ông cũng cảm thấy vui lây niềm vui nho nhỏ ấy…

Buổi chiều đến trường dạy môn giáo dục công dân, ông foreman quyết định làm một "cử chỉ đẹp" bằng chính câu chuyện về cử chỉ đẹp của bà vợ để dẫn nhập vào bài học. Các học sinh trung học của ông lặng đi một thoáng rồi đồng loạt vỗ tay hoan hô sau lời kết thúc của thầy giáo: "các em hãy nhớ niền vui sống khởi đi từ những chuyện bình thường nho nhỏ như thế, mỗi ngày ước gì mỗi người trong chúng ta đều làm được ít nhất một cử chỉ đẹp tương tự, các em nhé!"

Ơû lớp hôm ấy, có cô bé mary vốn là một học sinh cá biệt, luôn bướng bỉnh lì lợm, cũng như là một đứa bé lì lợm trong gia đình. Cô về nhà trong tâm trạng hết sức hân hoan phấn khởi và quyết định sẽ làm một "cử chỉ đẹp" với cha mẹ. Cô lặng lẻ thu dọn, lau chùi, quét tước, nấu nướng và giặt giũ xong xuôi mọi việc trước khi mẹ cô ở xưởng thợ và cha cô ở toà báo trở về. Sập tối hai ông bà bước vào nhà và hiểu ra ngay đã có một sự đổi thay kỳ lạ nơi cô con gái đang tuổi dậy thì ! Hỏi mãi cô bé mới kể lại câu chuyện về "cử chỉ đẹp" cô đã nghe thầy giáo foreman kể ở lớp. Cô hứa với bố mẹ mọi chuyện hôm nay cô đã làm ở nhà sẽ không phải là một cử chỉ đẹp duy nhất cô sẽ cố gắng thực hiện.

Sau bữa cơm chiều thật vui và đầm ấm, ông alfonse, cha của mary, vốn là một phóng viên của một tờ báo địa phương, khoan khoái ngồi vào bàn làm việc. Oâng quyết định phải viết ngay một bài báo về câu chuyện "cử chỉ đẹp…" chỉ đến chiều ngày hôm sau thôi, cả miền đều xôn lao rộn rã khi đọc được bài báo. Người ta bảo nhau ít nhất mỗi ngày hãy nhớ làm một cử chỉ đẹp nho nhỏ cho nhau, cho cuộc sống…

Cha xứ đưa câu chuyện vào bài giảng ngày chủ nhật kế đó. Một diễn giả chọn câu chuyện làm chủ đề chính cho buổi mạn đàm ở hội trường lớn của thị trấn. Một bà mẹ kể lại cho đứa con như một chuyện cổ tích để ru nó vào giấc ngủ ngon. Một đôi bạn trẻ đang yêu nhau cùng thoả thuận từ nay sẽ dành cho nhau những "cử chỉ đẹp" thay vì những trò giận dỗi nhau vô bổ. Ngoài đường phố, người ta thôi không vứt bả kẹo chewing-gum bừa bãi. Những người lái xe cố gắng tránh không làm tạt những vũng nước trên đường lên khách bộ hành. Trong nhà giam viên cai ngục bẳn tính quyết định sẽ có những "cử chỉ đẹp" đối với tù nhân. Người đi mua hàng ở tiệm tạp hóa nói một lời cảm ơn lịch sự, còn cô bán hàng thường hay cau có thì đã biết mỉm một nụ cười khả ái để đáp lại. Một cầu thủ bóng đá vốn nổi tiếng là chơi xấu, giờ đây trong trận đấu cuối tuần đã chạy lại đỡ một cầu thủ đội bạn bị ngã với một lời xin lỗi…

Một cử chỉ đẹp, vâng, chỉ một cử chỉ đẹp nho nhỏ mỗi ngày thôi cũng đủ để làm cho cuộc sống thêm ý nhị đậm đà và niềm vui bởi sự quan tâm đến nhau trong yêu thương được nhen nhúm, rồi bừng cháy, lan toả đến tất cả mọi người…

Mai Văn Khôi theo internet – trích báo ttcn số 45 – 99.

Để tỏ lòng biết ơn

Tuần trước vào một buổi chiều đẹp, tôi đi taxi. Nhìn cách anh sang số khá bẳn gắt, tôi hiểu người lái xe có điều gì không ổn trong tâm trí. Tôi không ngần ngại hỏi lý do và được anh cho biết:

Không có gì bực mình hơn thế, anh ạ! Sáng nay, một người khách đã bỏ quên ví tiền trên xe của tôi. Trong ví có 1,500 franc mới. Tôi để ra hơn một giờ tìm ra dấu vết người khách và tìm ra khách sạn của người ấy trọ. Anh có tin là ông ta không nói một lời gì sao? Oâng ta cầm ví tiền chăm chăm nhìn tôi như đã móc túi ông ấy vậy.

Oâng ấy không thưởng gì cho anh à?

Không có một xu. Tôi thất vọng vì mình đã mất thì giờ và tốn xăng. Thực ra, tôi không cần thế. Giá mà ông ta chỉ nói một lời cám ơn…

Mọi người chúng ta điều cần một sự biết ơn tương xứng với hành động của mình. Lòng vô ơn dễ bóp chết thiện ý. Và chúng ta nhớ rằng sự biết ơn là một đức tính mà ta không bao giờ thực hành đủ.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, bà mẹ của một lính nhảy dù mỹ nhận thư con, kể rằng anh bị thương, đói khát, được một phụ nữ ở avranches nuôi dưỡng và che giấu khỏi quân đức. Rủi thay, vài tháng sau, người lính này tử trận trong khi tấn công vùng ardennes. Để cám ơn người phụ nữ vô danh kia, trong suốt hai năm, bà dành tiền, vượt đại tây dương, đến thành phố được nhắc đến trong thư con bà. Bà tìm được người phụ nữ đã săn sóc con bà, và tặng cho người phụ nữ này một món quà nhỏ. Đó là chiếc đồng hồ vàng mà con bà đã lãnh thưởng trong kỳ thi tú tài, hiện vật có giá trị nhất của con bà.

Việc bà mẹ tỏ lòng biết ơn đã gây xuc động cho người dân normandie, đến nỗi cử chỉ ấy trở nên một huyền thoại tại avranches và toàn vùng. Lòng biết ơn là nghệ thuật chứng tỏ mình nhạy cảm với mọi thiện ý của người khác, dù lớn hay nhỏ. Đa số chúng ta đều cảm thấy vui thích khi được người khác đối đãi tử tế, tặng quà hay giúp đỡ. Nhưng chúng ta cần hoàn thiện cách tỏ lòng biết ơn bằng cách biến nó càng chân thành và càng riêng tư càng tốt.

Không gì xúc phạm đến người khác bằng lời cảm ơn qua loa, nói cho lấy có nơi đầu môi. Oâng james barrie, nhà viết kịch nổi tiếng kể:

Một chiều nọ, tôi và một người bạn scotlen bàn chuyện làm ăn. Đứa con gái 9 tuổi của ông ấy đem đến vài miếng bánh ngọt do cô mới làm xong. Oâng bố hơi bực mình vì câu chuyện hơi lở dở, cầm cái bánh cắn một chút, nói lời cám ơn vừa vội vừa buồn bã và tiếp tục nói chuyện với tôi. Cô bé lặng lẽ rời căn phòng. Vài tuần sau, mẹ cô hỏi cô sao không làm bánh nữa. Cô oà khóc và nói: "con không bao giờ làm bánh nữa đâu".

Lòng biết ơn đôi khi vượt quá khuôn khổ vấn đề riêng tư. Con trai tôi, sinh viên y khoa kể rằng một bệnh nhân đã được cứu sống nhờ truyền máu. Sau khi lành bệnh, người này hỏi các bác sĩ liệu có cách nào biết được tên của người hiến máu cho anh không. Người ta trả lời là không. Vài tuần sau, anh ấy trở lại bệnh viện và hiến máu mình. Anh hiến nhiều lần. Một bác sĩ giải phẩu ngạc nhiên về nghĩa cử của anh, và anh đơn giản đáp:

Một người vô danh hiến máu cho tôi. Nay tôi hiến máu lại để tỏ lòng biết ơn.

Có điều an ủi để nghĩ rằng lòng biết ơn có thể không đơn thuần là một tình cảm chóng qua, nhưng là một nguồn mạch làm chỗi dậy sức sống trong một số trường hợp. W. Hudson, nhà vạn vật học, kể câu chuyện sau đây: "một tối nọ tôi dẫn một bạn thân về nhà chơi và có gì ăn nấy. Sau bữa ăn, người bạn nói với tôi: bạn may mắn có người vợ lo lắng những bữa ăn tuyệt vời, mặc dù sức khỏe chị yếu và lo gánh nặng con cái. Lời khen này đã mở mắt tôi. Lời khen cho tôi thấy sự anh hùng đời thường của vợ, vốn trước đó tôi xem là chuyện thường tình".

Lòng biết ơn còn được biểu lộ cả trong chi tiết nữa. Người đưa thư, thợ hớt tóc, thợ may, người phục vụ khách sạn… đều giúp đỡ cách nào đó cho chúng ta cách này hay cách khác. Khi cảm ơn họ, chúng ta biến những quan hệ máy móc thành nhân bản hơn và biến những công việc đều đặn thành dễ chịu hơn.

Một bệnh nhân của tôi, là nhân viên bán vé xe buýt ở luân đôn, kể với tôi:

"đôi khi tôi chán ngấy công việc. Người ta cự nự, quấy rầy tôi, không đủ tiền mua vé nữa. Nhưng một bà già đi chuyến sáng và tối luôn cảm ơn tôi đàng hoàng khi tôi trao vé cho bà. Tôi tưởng tượng là bà nói nhân danh mọi người khách, và điều này làm tôi phấn chấn".

Một số người kiêng diễn tả sự biết ơn, sợ rằng sẽ quấy rầy kẻ khác. Một bệnh nhân của tôi, vài tuần sau khi rời bệnh viện, đã trở lại để cám ơn cô y tá. Oâng nói:

Tôi không đến sớm hơn được, vì tôi nghĩ rằng chị không chịu đựng nỗi số người đến cám ơn.

Cô y tá đáp:

Trái lại chứ. Tôi mừng vì ông đến thăm. Rất ít người hiểu rằng chúng tôi cần lời khuyến khích động viên biết mấy, để làm tốt công việc của mình.

Chúng ta đừng sợ là mình biểu lộ sự biết ơn quá nhiều. Chúng ta đừng quên rằng, nụ cười, lời cảm ơn, lời nói biết ơn của chúng ta sẽ đem lại bao lợi ích cho nhiều người trong cuộc sống của họ.

n. T. Đa (theo se1lection) trích ttcn, số-97

NGƯỜI CON TRAI

Buổi chiều trên một con đường ở khu brooklin, thành phố new york. Một ông già gầy gò đang lê bước rên đường bỗng ngã xuống đất. Mọi người xúm lại và đưa ông vào bệnh viện kings county. Ơû bệnh viện, ông lão mê man, lâu lâu chợt tỉnh miệng luôn đòi gặp con trai.

Một y tá trong phòng cấp cứu tìm thấy trên người ông lão một lá thư cũ nhàu nát vì đọc đi đọc lại nhiều lần. Người ta biết được con trai ông đang làm lính thủy ở đồn carolina base. Hình như ông không có ai thân thuộc nữa.

Bệnh viện đã gọi điện khẩn cho hội chữ thập đỏ brooklin nhờ liên lạc với hội chữ thập đỏ ở trại lính carolina base. Biết ông lão đang nguy kịch, một nhân viên chữ thập đỏ và một sĩ quan đã dùng xe jeep tức tốc đi tìm chàng trai lúc ấy đang tập trận trên một đầm lầy và vội đưa anh ta đến phi trường. Ơû đó có một chiếc phi cơ đã sẵn sàng chở anh ta về new york.

Vừa mệt mỏi vừa lo lắng, anh ta hối hả lao vào bệnh viện. Cô y tá đưa anh tới bên giường của người hấp hối và nói : "con trai cụ đã tới rồi đây".

Oâng lão từ từ mở mắt. Đôi mắt yếu ớt đã dại đi vì cơn bệnh ngước nhìn chàng trai. Một tia hạnh phúc ánh lên gương mặt gầy gò nhăn nheo của ông. Dường như ông muốn nói một điều gì đó nhưng không thể. Oâng lão từ từ chìa tay ra. Người lính thủy nắm lấy bàn tay gầy gò của ông và xiết chặt.

Đêm đó ở bệnh viện thời gian như đọng lại. Người lính thủy thức suốt đêm trong căn phòng mờ mờ sáng, tay nắm chặt bàn tay ông lão. Thỉnh thoảng cô y tá lại bước vào bảo để cô coi sóc ông giúp anh một lúc. Chàng trai đều từ chối.

Trong phòng, chàng trai cứ chăm chú nhìn người bệnh và dường như không nhận ra cô y tá đang bước vào. Thỉnh thoảng chàng lại nói một điều gì đó để an ủi ông lão. Người bệnh không nói gì cả, chỉ bíu chặt lấy tay chành trai suốt đêm dài.

Khi ông lão trút hơi thở cuối cùng thì trời gần sáng. Chàng trai đặt bàn tay đã không còn chút sinh khí của ông lão xuống giường, bàn tay mà chàng không hề rời xa suốt đêm qua. Anh bước ra khỏi phòng đứng lặng lẽ hút thuốc.

Cô y tá bước ra định nói lời chia buồn.

- Oâng lão đó là ai vậy ?

Cô y tá sửng sốt :

- Thì chính là cha của anh.

- Không, tôi chưa hề gặp ông lần nào.

- Vậy sao anh không nói gì hết khi tôi đưa anh vào?

Chàng trai trầm ngâm :

- Tôi đã nhận ra ngay là người ta đã lầm. Nhưng ông đang hấp hối và tôi thấy có thể làm được điều gì đó cho ông lão nên lại thôi. Và ở lại.

Hai hôm sau, người con trai thực sự của ông lão đã về đến new york để đưa tang cha. Thì ra ở căn cứ có hai quân nhân cùng tên nên phòng quản lý nhân sự đã nhầm lẫn.

m. T. Theo internet – trích báo ttcn số 48 – 99.

SÁCH CHẾT

Lũ miền trung năm kỷ mão cướp đi mạng sống mấy trăm con người, đổ sông, đổ biển hàng ngàn tỉ đồng mồ hôi nước mắt. Nó giật cầu phá đường, đánh sập trường học… nó giết lúa, hoa màu, trâu bò và giết cả sách !

Hai triệu rưỡi bản sách giáo khoa đã không còn con đường đến trường. Vạn quyển sách quý, có cái chỉ còn có một trên đời, đã bị chết thảm thương, chết trôi trong nước lũ.

Sau cơn đau máu chảy ruột mềm, lại ngồn ngộn nỗi đau di sản: huế trường thành, huế lăng tẩm, huế cổ thư… có còn nguyên huế. Tội ác của lũ khác nào tội ác giặc ngô xưa: giết người, cướp của, đốt sách.

Nằm mơ thấy bụt ban phép tiên: cho sách chết biến thành vi phim hồi sinh trong kho tành lưu trữ, giữ hồn xưa cho hậu thế! Lại giật mình: sách không người đọc cũng là sách chết! Có một công thức thuận chiều: một số tội phạm đi cùng với người không đọc sách!

Thế kỷ 21 đang gần kề…

Duyên Trường trích báo ttcn số 48 – 99

Cô bé và chiếc xe đạp

Chistopher De Vinck

Đến một ngày, những đứa con của chúng ta phải tự cất cánh.

Một lần tôi tìm được một con bướm màu hồng. Lúc ấy tôi lên tám tuổi và đã để ý đến con bướm khi ra hành lang. Con bướm cứ cố tìm đường bay ra ngoài nhưng vô vọng…

Không phải là lần đầu tôi bắt gặp chú ong hay con bướm bị mắc bẫy trong hành lang. Tôi bắt và thường thả chúng ra. Nhưng con bướm này có màu đặc biệt mà tôi chưa hề thấy: một con bướm hồng. Tôi bắt nó và giữ chặc trong tay.

Một cậu bé làm gì đây với một con bướm hồng? Tôi lấy chiếc hộp đựng giày, cho cỏ và nước uống vào trong đó rồi nhốt con bướm trong hộp.

Con bướm chết. Phải rồi, ta không thể nhốt kín con vật lâu được. Chúng cần được tự do, bay nhảy. Tôi liệng cả cái hộp vào giỏ rác và chôn con bướm trong vườn.

Đến nay tôi vẫn ngập ngừng do dự giữa ước muốn giữ bên mình những người thân yêu và ước muốn để cho họ tự do. Tôi nhớ lại buổi chiều bé karen tự tập đi xe đạp lần đầu. Đó là một ngày đầu thu. Tôi đã tháo hai bánh đỡ, nhưng karen cứ nằng nặc muốn tôi phải nắm tay lái và yên xe suốt dọc đường.

- Bố thả một lát nhé?

- Đừng. Đừng bố ơi !

Một ngày nào đó, karen sẽ thành luật sư hay ca sĩ, nào ai biết được? Có thể con có một phát minh khoa học nào đó hoặc sẽ sinh ra đời một bé gái. Tôi miên man nghĩ như thế.

Nhưng con tôi không tập lâu. Khi giúp con nắm tay lái, tôi cảm thấy mái tóc con chạm nhẹ vào má tôi.

Khoảng vài tuần, karen đã tự tin để tôi có thể thả tay lái được rồi, nhưng vẫn cứ giữ chặt yên xe cho con. Nó vẫn nài nỉ:

- bố đừng thả nhé !

Rồi lá vàng bắt đầu rụng. Gió, trời mưa, và lạnh. Cha con tôi ít ra ngoài nhà. Tôi treo xe đạp lên tường nhà xe.

Qua một mùa đông, trời đang ấm lên. Tôi nói với vợ khi thức dậy.

- Em nghe tiếng chim hót không? Chim cổ đỏ đấy.

Chúng tôi nghe tiếng chim hót. Dưới nhà lũ trẻ đang xem tivi.

Sau bữa ăn sáng, tôi bắt gặp karen trong nhà xe, đang hì hục lấy chiếc xe đạp xuống. Tôi giúp con đưa xe ra ngoài. Nó leo lên xe, tôi đẩy xe ra đường và hích mạnh một cái.

- Thả ra bố ơi !

Karen hơi lạng qua lạng lại. Nó cười hớn hở trước khi xe đạp chạy xa dần trên con đường trải nhựa, trong lúc tôi đứng nhìn theo.

Nhà bác học einstein đã nói về thời gian, tốc độ ánh sáng, các vật thể xáp lại gần nhau. Còn tôi, tôi muốn chạy kịp karen, nắm yên xe cho con, nắm tay lái, cảm thấy tóc con chạm vào má của mình. Song tôi vẫn kêu lên:

- Chạy nữa đi con. Đạp mạnh lên !

Rồi tôi vỗ tay.

Đừng tìm cách giữ lại con bướm hồng, cũng đừng giữ chặc con cái mình. Chúng nó tự xoay xở được một mình, miễn là để cho chúng được tự do. Hãy đạp xe nữa đi, karen ơi.

n. T. Đa theo selection trích ttcn số 11-98

Thế giới hấp dẫn

Bên trong trang sách

Một trong những giây phút ưa thích nhất trong ngày của tôi là phút tỉnh thức cuối cùng trước khi ngủ, lúc sự kiệt sức không thể cưỡng nổi xâm chiếm con người tôi. Mọi nỗ lực giữ cho mí mắt không sụp xuống đều không thành công. Quyển sách "đổ sụp" xuống ngực. Đó là lúc tôi bắt đầu đi ngủ.

Vì vậy tôi miển cưỡng rời khu rừng thông ở texas trong sách để ngã lưng xuống giường. Trong chăn ấm nệm êm, cơ thể buông thả đến nỗi tôi phải nhích nhích đôi chân để biết chúng đang ở đâu. Thoáng nhìn vào đồng hồ báo thức, chỉ còn 5 giờ nữa là chuông reo.

Bên ngoài vòng tròn ánh sáng đèn vàng, ngôi nhà và thế giới đang tĩnh lặng và tối đen. Tôi đặt nhẹ nhàng cuốn sách kế bên mình, lật úp xuống nệm cặp kính để trên nó như con bọ ngựa mắt to chân dài, rồi tắt đèn, chúng tôi ngủ cùng nhau, tôi và cuốn sách, tôi và các nhân vật của mình, tôi và các giấc mơ hoà nhập của tôi.

Đọc sách trên giường là thói quen di truyền trong gia đình tôi. Ơû lần cuối cùng mẹ tôi coi con giúp tôi, tôi về nhà và phát hiện ngôi nhà tối đen chỉ còn hai chiếc đèn nhỏ còn bật sáng. Một chiếc từ phòng con trai tôi, nơi tôi khám phá đứa con tám tuổi nằm trong mùng với một cuốn sách và ánh đèn mờ nhạt. Aùnh đèn còn lại ở phía kia ngôi nhà, nơi mẹ tôi đã thiếp đi với cuốn sách của bà.

Thay vì xếp sách thành các thể loại như thông lệ; tiểu thuyết và không tiểu thuyết, truyện dài và truyện ngắn, giải trí và giáo dục. Tôi phân chia sách trên giường thành hai loại: sách để dỗ giấc ngủ và sách để dễ thức. Cả hai đều có chỗ riêng của chúng. Ví dụ đêm qua tôi chọn cuốn phê bình văn học sâu sắc để giúp giấc ngủ đến sớm hơn; còn muốn kéo dài thời gian thức, tôi chọn loại sách hình sự, khôi hài hoặc có các tình tiết gai cấn mà nhờ nó tôi có thể thức đến sau 12 giờ đêm. Bạn không dễ gì đặt sách sang bên khi một khi thế giới đầy kịch tính trong sách cứ lôi cuốn bạn hết trang này sang trang khác.

Khi thế giới của sách trở thành hiện thực còn hơn cả thế giới bóng tối nằm ngoài ánh đèn và ngoài tiếng đồng hồ tí tách, bạn sẽ được giải thoát hoàn hảo hơn bất kỳ một phương thức nào khác để chuẩn bị rơi vào giấc ngủ, nơi bà tiên sẽ kể cho bạn nghe và thế giới tuyệt diệu của các giấc mơ.

lê tây sơn theo reader’s digest trích ttcn số 10-98

TẶNG QUÀ

Tặng quà không chỉ đơn thuần là gởi tặng phẩm mà còn trao tặng lời chúc mừng mang giá trị tinh thần vào đúng dịp có ý nghĩa nhất. Lời chúc mừng hay một vật phẩm được trao một cách bất ngờ luôn đem lại thích thú và xúc động cho người nhận. Có chuyện kể rằng mẹ của nữ hoàng anh elizabeth ii một lần vào năm 1979 ghé thăm gia đình hoàng tộc de beauvau – craon (pháp) tại tòa lâu đài của họ ở haróue gần nancy. Khi được đưa đi thưởng ngoạn ngồi ngoài vườn trong lâu đài, bà được nghe kể câu chuyện rằng vào năm 1870, gia đình de beauvau – craon đã chôn một số trang sức bằng bạc trong chính ngôi vườn này khi đức xâm lăng, và bây giờ không ai biết chính xác số bạc đó ở đâu. Chuyện tưởng chừng kể ra cho nghe vậy thôi nhưng chẳng ngờ không lâu sau khi mẹ nữ hoàng về nước, vợ chồng de beauvau – craon nhận được một gói to gởi sang từ luân đôn, trong đó có chiếc máy dò kim loại!

Một chủ tiệm bách hoá kể rằng trong đời mình, tặng phẩm gây xúc động nhất là món quà được một người bạn gởi nhân sinh nhật lần thứ 60 của ông: bức ảnh phóng to với hình bố ông đứng trước cửa tiệm tạp hóa vào ngày khai trương cách đó nửa thế kỷ, tiệm tạp hóa mà ông đã thừa hưởng từ bố mình… tặng quà rõ ràng là một nghệ thuật trong hàng loạt các mối giao tiếp xã hội trong cuộc sống, có thể gây xúc động hoặc cũng có thể khiến người nhận... Bất mãn nếu không khéo. Tặng tiền, tuy mang tính thực tế, rất có thể khiến người nhận bị tổn thương khi không được trao một cách tế nhị. Và đối với trẻ em, sự trao tặng cần phải cân nhắc hơn bởi một tặng phẩm có thể tạo nhiều ảnh hưởng cho tâm lý đứa trẻ. Cậu bé albert einstein, năm tuổi, một lần bị bệnh nặng, nằm liệt trên giường. Để giúp cậu thư giãn, ông bố tặng cậu cái la bàn nhỏ. Chính vật phẩm dường như không giá trị này đã làm einstein rất thích thú: xoay hướng nào, kim la bàn cũng chỉ về hướng bắc. Từ đó, lòng say mê vật lý nảy sinh trong einstein, cha đẻ của thuyết tương đối vào những năm sau này...

Hoa cũng là một trong những tặng phẩm thường được trao nhất trong bất kỳ dịp gì. Nhưng nên cẩn thận vì "ngôn ngữ " của loài hoa khá phức tạp, rất dễ gây ngộ nhận. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu và kỳ vọng sự khởi đầu tốt đẹp. Hoa violet tím muốn nói rằng người nhận xin đừng bao giờ quên người gởi. Phong lan hàm ý người gởi quý bạn, đánh giá bạn rất cao… một bác sĩ kể rằng một ngày lúc đi làm về, ông rất thích thú khi thấy mảnh vườn trở nên sặc sỡ với 57 bụi hồng mới tinh vừa được vợ ông trồng nhân ngày sinh nhật lần thứ 57 của ông. Một "tặng phẩm" rất được yêu thích khác là lời mời du lịch. Một chuyến du lịch luôn để lại nhiều kỷ niệm khó quên trong lòng người được mời. Cũng có thể đơn giản chỉ tặng chiếc vé để người nhận tuỳ ý thực hiện chuyến du ngoạn. Đây là món quà có ý nghĩa nhất cho những sinh viên xa quê nhà trong dịp về hè.

Tặng một vật phẩm, vào lúc khá "bất thường" vì không nhân dịp gì, lại mang nhiều ý nghĩa mà người tặng lắm khi phải đắn đo và người nhận nhiều lúc không muốn lấy. Chuyện xưa kể rằng hoạ sĩ thành vienna gustav klimt đã buộc lòng gởi cho người tình chiếc quạt mà trên đó chàng vẻ một bức hoạ lãng mạng với hàng chữ: "thà kết thúc trong đau khổ còn hơn đau khổ mà không bao giờ kết thúc".

m. K theo reader’s digest – trích báo ttcn số 30 –97.

Bông hồng mùa báo hiếu

 

Bản nhạc bông hồng cài áo đã ngự trị trong trái tim tôi từ lúc nhỏ, mỗi độ vu lan về theo mẹ đến lễ chùa. Thuở ấy tôi hồn nhiên đong đầy niềm vui khi được cài lên áo, lòng vui một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh và một bông hồng cho những ai, cho những ai đang còn mẹ, đang còn mẹ để sướng hơn. Đó là hạnh phúc vô tận cho những người con còn mẹ cha trong cuộc đời.

Chiều thành phố mưa giăng, tôi núp mưa bên mái hiên một quán cà phê và bỗng nghe rủi mai này mẹ hiền có mất đi, như đóa hoa không mặt trời, như trẻ thơ không nụ cười, ngỡ đời mình không lớn khôn thêm, như bầu trời thiếu ánh sao đêm. Oâi! Tôi rất sợ cái ngày ấy sẽ đến với mình. Nhớ hôm nào hai bạn thu dung - lan anh khóc ngất, lê từng bước lên xe tang đưa mẹ đến mộ phần, tôi nghẹn ngào rơi lệ khi đội kèn hoà âm da diết đoạn: mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền - mẹ ! Mẹ là bài hát thần tiên, là bóng mát trên cao,là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối. Mẹ! Mẹ là lọn mía ngọt ngào. Mẹ! Mẹ là nải chuối buồng cau, là tiếng dế đêm thâu, là nắng ấm nương dâu, là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời.

Mặc dù đời còn lắm đau thương làm nhói lòng mẹ, bởi vẫn còn những đứa con bất hiếu, vô đạo, song đời cũng còn nhiều những đứa con hiếu hạnh vi tiên. Nhạc sĩ phạm thế mỹ với bài bông hồng cài áo đã cho ra đời một đóa hồng hiếu hạnh nở mãi trong từng tâm hồn những đứa con. Thật là diễm phúc vô ngần hạnh không em - phải không anh trong mùa báo hiếu, chúng ta vui niềm vui được còn cha mẹ và được cài lên chiếc áo màu trắng một đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh! Đoá hoa màu hồng vừa cái lên áo đó em! Thì xin anh, thì xin em, hãy cùng tôi vui sướng đi, hãy cũng tôi vui sướng đi.

thích huyền lan trích báo ttcn số 32 –97.

để đơn giản hóa CUỘC SỐNG CỦA BẠN

Cách đây hai năm, shirley michels có thói quen đi ngủ rất sớm và thức dậy trễ. Shirley đã làm vợ, làm mẹ và là một chuyên gia nhãn khoa, luôn luôn làm tròn trách nhiệm của mình và luôn cảm thấy không có đủ thời gian cho công việc quan trọng nhất.

Vì vậy, cô và vic, chồng cô, tìm cách đơn giản hóa cuộc sống của mình. "chúng tôi phải xác định điều gì là thực sự quan trọng", shirley nói. Họ cần phải có thời gian để chăm sóc con cái và gia đình: vui chơi với cậu con trai ryan 3 tuổi, tập thể dục, ăn uống đủ chất lượng và vun vén tình bạn. Hai vợ chồng quyết định sống thật giản dị, chỉ mua sắm những gì thật sự là cần thiết và có những thú tiêu khiển ít tốn kém như đọc sách, nấu nướng hay dạo chơi ở công viên. Shirley rời bỏ công việc ở bệnh viện và bắt đầu làm việc ngay tại nhà: cô cho in những danh thiếp mang dòng chữ: "sẵn sàng phục vụ bạn – bạn hãy tiết kiệm cho mình một ít thời gian", và làm những công việc lặt vặt như đi mua hàng hay đi đóng tiền hay tra cứu mạng internet, nghĩa là làm tất cả những gì mà khách hàng yêu cầu.

Tôi làm việc rất nhiều, nhưng điểm khác biệt duy nhất là tôi có thể làm chủ được thời gian của mình", cô nói. "tôi có thể dành thời gian để dẫn con đi sở thú hay chơi bóng rổ với nó. Chính những việc ấy giúp cho tinh thần của tôi thoải mái. Tôi có cơ hội thăm viếng xóm giềng để tạo mối quan hệ, và điều đó không những mang lại hứng thú mà còn tạo điều kiện cho tôi nhận công việc giữ trẻ khi cha mẹ chúng đi vắng".

giống như hai vợ chồng michels, ngày nay nhiều người cũng muốn giảm nhịp độ sinh hoạt để có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Thời gian sẽ trôi về đâu? Đối với nhiều người, công việc và sự giao tiếp chiếm hầu hết thời gian. Và sau đó là biết bao điều không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như hàng loạt thông tin cần phải xử lý và hàng loạt sản phẩm cần phải sử dụng ngay. Đơn giản hóa cuộc sống cũng có nghĩa là ý thức về cách thức sử dụng tiền bạc, thời gian và sức lực của mình và tìm phương cách hạn chế sự lãng phí.

Cái giá phải trả cho sự đơn giản hóa cuộc sống của bạn là gì? Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những điều bạn ưa thích nhất – chẳng hạn như chơi đùa với con cái, làm vườn hay đi du lịch. Thật ra mà nói: sự đơn giản dẫn đến hạnh phúc nằm trong tầm tay của bạn.

Đức Lợi theo reader’s digest, 11/98 (trích ktnn số 301)

để đơn giản hóa CUỘC SỐNG CỦA BẠN

1. Hãy bắt đầu một ngày tốt đẹp

Công việc hằng ngày chỉ trôi chảy khi chúng ta bắt đầu một ngày tốt đẹp, và việc bắt đầu một ngày tốt đẹp được coi như là một nguyên tắc. Cô giáo claudia bowe – mẹ của alex, 11 tuổi, và clana 9 tuổi, cùng chồng thường rời khỏi nhà vào lúc 7h45’. Cô kể: "con trai tôi thường hay bỏ quên sách vở ở nhà, còn tôi phải thuộc nằm lòng giáo án trước khi vào lớp. Do vậy chúng tôi thường cảm thấy bực bội. Chúng tôi cần phải thay đổi tập quán sinh hoạt".

Claudia bowe thay đổi như thế nào? Thật đơn giản: chuẩn bị cho những công việc của ngày mai ngay tối nay nếu được. Chẳng hạn, chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để pha café cho sáng mai hay có thể hoạch định cho ngày mai mình sẽ mặc trang phục nào. Hãy lập cho trẻ em danh sách những vật dụng cần thiết ở trường như: tập vở, sách học, tiền ăn trưa, trước khi chúng đi ngủ.

Mọi thứ cần phải ngăn nắp, trật tự: phải đặt chìa khóa nơi dễ nhớ hay chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi ra khỏi nhà. Cần biết điều này: người lớn thường mất 16 giờ mỗi năm dể tìm những chiếc chìa khóa bị thất lạc.

2. Nhà cửa phải ngăn nắp.

Mọi thứ trong nhà bạn cần phải để vào những nơi cố định để khỏi phải mất thời gian tìm kiếm. Từ bỏ những vật dụng không cần thiết có thể tiết kiệm thời gian. Hãy tập cho mình một thói quen tốt giúp cho mình thoát khỏi tình trạng bừa bộn: đừng đặt mọi thứ xuống nền nhà hay mắc chiếc aó khoác trên ghế.

3. Nói không một cách nhẹ nhàng.

Trước đây khi còn ở nhà làm việc nội trợ và nuôi nấng 2 đứa con gái sarah, 10 tuổi, và elisabeth, 12 tuổi. Lyn petit đã giúp việc cho một cửa hàng bán những vật dụng rẻ tiền và tham gia tất cả những bữa họp của các đoàn thể. Sau khi trở lại công việc tạo mẫõu cho mình, lyn petit vẫn cố gắng làm tất cả những công việc này như trước kia. Thời khóa biểu quá tải đã khiến tinh thần của cô hết sức căng thẳng, buộc cô phải giảm bớt công việc. Giờ đây mọi người trong gia đình cô lại ngồi với nhau để ăn tối và chồng cô luôn giúp cô trong công việc nội trợ.

"Không" là câu trả lời có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều giờ mỗi tuần, elame st. James nói: bạn phải nói "không" một cách nhẹ nhàng, nhưng phải nói ngay tức khắc, kèm theo một lời giải thích ngắn gọn, chẳng hạn như: "rất tiết tôi không có thời gian". Bạn nên tránh đưa ra những lời giải thích dài dòng vì người khác có thể nghĩ bạn chỉ tìm cách thoái thác lời mời của họ.

4. Không nên lãng phí thời gian.

Hâàu như mỗi người trong chúng ta đều biết tiết kiệm tiền bạc nhưng lại không có ai khuyên chúng ta nên biết quí trọng thời gian. Andra van steenhouse đã nói: "hậu quả là chúng ta không biết mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian quý báo để tiết kiệm một vài xu lẻ". Lẽ nào chúng ta lại lang thang trong một siêu thị rộng lớn để chỉ tìm mua một vài bức tranh treo tường hay chờ đợi rất lâu ở nhà hàng để người phục vụ mang thức ăn đến?

5. Khuyến khích con cái bạn giúp đỡ bạn.

Trong tác phẩm "bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho mình trong một ngày", stephantic culep khuyên bạn nên động viên con cái giúp đỡ bạn và không có người nào trong gia đình ngoại trừ những đứa trẻ quá nhỏ tuổi, có thể viện cớ ‘bế em thì khỏi xay lúa’ để khỏi phụ giúp trong công việc nội trợ.

Những đứa trẻ khoảng 3, 4 tuổi có thể cho chó ăn và tìm tã lót cho em bé. Những đứa trẻ khoảng 5, 7 tuổi có thể dọn bàn, làm giường ,quét nhà. Những đứa trẻ khoảng 8, 12 tuổi có thể dọn dẹp nhà cửa hay đổ rác. Hãy chỉ chúng biết người lớn dòi hỏi gì ở chúng làm những công việc hằng ngày.

6. Hạn chế thời gian xem tivi.

Xem tivi thường được xem là thời gian giải trí quan trọng và hứng thú. John p. Robinson nói: "cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều nếu nhiều người trong chúng ta lấy lại được một phần ba thời gian mỗi ngày để xem tivi. Chúng ta chỉ chọn lựa những chương trình đáng xem và dành thời gian còn lại cho những việc có ích hơn như đi ăn tối hay đi dạo phố.

(trích ktnn sốû 301)

ĐIỀU TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC TỪ NHÀ MÁY

Để trả tiền học ở đại học tôi nghe một học sinh trung học nói với với bạn nó, tớ phải tìm cho được một công việc vặt vào mùa hè này. Nhưng không có vấn đề nai lưng ra làm việc ở nhà máy đâu nhé. Mà tớ sẽ học được gì ở đó cơ chứ?

Tôi muốn nói với cậu con trai này về những bài học mà tôi đã học được khi làm việc trong một xí nghiệp vẽ cách đây kông lâu.

Ngày đầu tiên, một trong những cậu con trai của người chủ đã chào hỏi tôi thật nồng nhiệt và chỉ cho tôi những chậu to treo bằng dây xính và móc. "tôi cần một hay hai chiếc móc nổi - người giám đốc nhà máy nói với tôi. Cậu có thể tìm nó ở bên cạnh, trong một xưởng khác cho tôi không?". Tôi chạy đi tìm lập tức.

Nhưng ở đây không có móc nổi. Người ta lại bảo tôi đến xưởng trộn. Cũng chẳng có. Thế là tôi lại đi tìm tại tất cả các xưởng của nhà máy.

Khi tay không trở về, người ta cười rộ lên và nói rằng chẳng hề có móc nổi. Nhà máy dùng cách này để làm quen với một nhân viên mới. Khả năng để chấp nhận mọât trò đùa giỡn như vậy là bài học đầu tiên của tôi.

Trước khi làm việc trong nhà máy, người thợ tập sự trong nhà máy phải mài nhẵn và vẽ lại mặt ngoài công trình xây dựng. Sau khi làm việc giữa trời nắng, tôi trở về nhà với đôi tay đau nhức và tôi hiểu rằng mười ngón tay của tôi là những người bạn tốt nhất của con người. Trong khi nhìn các công nhân làm việc chăm chỉ suốt ngày, tôi hiểu rằng mình phải kính trọng họ.

Khi tôi bắt đầu vẽ, do thiếu kinh nghiệm, tôi hơi ngần ngừ khi đặt cọ và con lăn lên bề mặt. Song ngày hôm sau tôi cũng hoàn thành bức tường đầu tiên. Mọi công nhân làm việc ở bên cạnh điều kéo ra và hoan hô tôi. Tôi nhớ hôm đó ngỡ như mọi việc chỉ mới xãy ra hôm qua. Tôi đã hiểu rằng sự hài lòng vì hoàn thành một bổn phận là một trong những niềm vui lớn nhất của cuộc sống.

Vào những ngày mà tôi goòng hàng hoá chở đến kho, người ta chỉ định 6 công nhân để bóc dỡ các túi nặng 20kg chứa đầu các chất liệu để vẽ. Chúng tôi bắt đầu lúc 7 giờ sáng và chỉ về nhà lúc nào làm xong công việc. Nếu tất cả mọi người đều làm như thế, chúng tôi sẽ được một buổi chiều nghỉ ngơi. Đây là một phương cách tuyệt vời để chỉ huy con người. Từ đó, tôi hiểu rằng một công việc nặng nhọc nhất được hoàn thành tốt đẹp nhất nếu làm việc theo nhóm.

Tôi muốn nói với cậu con trai đó, người không thích làm việc trong nhà máy, hãy đọc kỹ lời của jeremy taylor, vị giám mục nước anh vào thế kỷ 17:

"Nếu không có công việc chân tay, người ta ăn sẽ ít ngon hơn, cười ít vui vẻ hơn, ngủ ít sâu hơn và sẽ kém ích lợi, kém mạnh mẽ, kém kiên nhẫn, kém cao thượng và kém liêm khiết hơn".

Phan Sơn theo selection, 5/96 (trích ktnn số 282)

Để chiến thắng tình yêu cần phải học cách thất bại

Đã cưới nhau hơn 40 năm, tôi có thể thú nhận sự thật sau: để trở nên xuất sắc trong nghệ thuật tranh cãi, người ta cần phải làm chủ được nghệ thuật thất bại.

Các nhà tâm lý học đã đưa ra giải pháp "chiến thắng và chiến thắng", nhưng trong hôn nhân, thành công thường xuất hiện trong giải pháp "thất bại và thất bại". Trong tình yêu, sự thất bại sẽ mang đến món quà mà luôn luôn người tặng sẽ đuợc nhận lại.

Một thời gian ngắn sau khi tôi cưới vợ, khi chúng tôi lựa chọn giấy dán tường từ một quyển sách mẫu thì sự bất hòa về sở thích giữa tôi và cô ấy xuất hiện.

"Em thích cái này" cô ấy nói.

"Cái đó trông giống như lá gan bị bệnh".

"Sao anh có thể nói như vậy kia chứ? Đây chỉ là một kiểu cổ điển, trở về với những người dân thành venise".

"Người venise là những kẻ mù. Họ đã bị gọi như vậy, em không nhớ sao? Anh thích cái này".

Khi cuộc tranh cãi tiếp tục, vợ tôi đột ngột đóng sầm cuốn sách lại. "có trên 200 mẫu trong cuốn sách này", cô ấy tuyên bố: "chúng ta hãy tìm một mẫu mà cả hai chúng ta đều thích, thay vì cãi nhau về cái mà chúng ta không thích".

Và đó là cách mà chúng tôi làm dịu cuộc cãi xuống. Sau đó, chúng tôi đã tìm được mẫu mà cả hai đều thích. Cuốn sách "giấy dán tường" đã trở nên là biểu tượng hòa giải của chúng tôi trong vô số những vấn đề nảy sinh trong cuộc hôn nhân. "ồ" cô ấy nói khi chúng tôi bất đồng về đồ đạc hay nơi nghỉ hè, "có những mẫu trong sách giấy dán tường".

Những vấn đề mà người ta tranh cãi trong suốt cuộc hôn nhân, chẳng hạn như tiền như thế nào, thường không phải là vấn đề thực sự. Vấn đề then chốt là: ai sẽ bị kiểm soát? Khi tôi còn trẻ, tôi kiểm soát sự sợ hãi, sự thiếu tự tin và mất niềm tin.

Từ bỏ việc kiểm soát thường bị nhầm lẫn với sự nhu nhược. Nhưng người chiến thắng trong cuộc tranh cãi ở nhà thì không là người chiến thắng thật sự. Khi bạn chiến thắng thì người bạn đời của bạn thua cuộc, thì một điều nghịch lý là bạn lại là người thua cuộc.

Chúng ta muốn đạt được gì từ cuộc hôn nhân? Yêu và được yêu. Hạnh phúc và bình an. Trưởng thành và khám phá. Mối quan hệ tình yêu là khu vườn mà chúng ta vun trồng, gieo và gặt những vụ mùa quý giá. Chính chúng ta và người bạn đời của chúng ta được giao cùng một mảnh đất cho sự đơm hoa kết trái.

Chúng ta không thể đạt đuợc cái chúng ta muốn trừ khi người bạn đời của chúng ta cũng muốn. Ví dụ như ngưòi bạn đời của chúng ta muốn đi nghe nhạc giao hưởng, nhưng chúng ta ghét nhạc giao hưởng. Nhưng nghe loại nhạc không thích trong vài giờ, chúng ta cũng có thể mang lại cho người bạn đời của chúng ta môït niềm vui.

Hãy yêu thương , tôn trọng và tha thứ cho nhau là chìa khóa vạn năng của hạnh phúc hôn nhân.

(trích ktnn số 293)

Hoa cho mẹ

Một ngày nọ, một ngôi mộ đơn sơ gần ngôi mộ cha mẹ tôi đã làm cho tôi chú ý đến. Ngôi mộ phủ nhiều hoa thường xuân. Vật trang trí đáng kể chỉ là một thánh giá gỗ đẽo bằng tay, trên đó khắc tên người và số tuổi: hai mươi hai tuổi. Mỗi lần đến đây, tôi đều nhận thấy ngôi mộ được chăm sóc cẩn thận. Trí tưởng tượng của tôi thêu dệt đủ chuyện về con người yểu mệnh nằm dưới lòng đất kia.

Lần kia, tôi nhìn thấy một người đàn ông đang bước đi xa dần ngôi mộ. Từ xa trông ông ấy có vẻ già. Tôi đoán chắc ông vừa đến thăm mộ của vợ mình. Cách đây hai năm, trong khi tôi dọn sạch mộ của cha mẹ mình, tôi đã nhìn thấy ông cúi gập người xuống ngôi mộ vợ ông. Chúng tôi chào nhau rồi tiếp tục việc ai nấy làm. Thỉnh thoảng tôi lại nhìn trọâm ông. Thấy ông không có dụng cụ gì để làm, tôi đề nghị cho ông mượn. Oâng nhận lời với lòng biết ơn. Sau đó, chúng tôi chuyện trò với nhau thoải mái và tôi hỏi mộ đó là mộ ai vậy. Oâng trả lời :

Đây là mộ mẹ tôi. Mẹ chết trẻ, năm 1912 do bị sưng phổi. Lúc ấy tôi mới một tuổi rưỡi và thật sự chưa biết mẹ mình. Chính tôi đã làm cây thánh giá này cho mẹ. Tôi là người duy nhất đến thăm mẹ vì mẹ không còn con cái nào khác. Cha tôi lấy vợ khác, và bà mẹ kế chỉ quan tâm đến các em cùng cha khác mẹ của tôi. Do đó tôi có thói quen đến đây để chuyện trò với mẹ, cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Sau đó, cuộc sống đưa tôi về nơi đây nhưng tôi không hề quên mộ mẹ. Với tôi, ngôi mộ chính là ngôi nhà thân thương như của những người khác. Khi tôi đến đây, tôi nghĩ như mình trở về nhà mình. Giờ đây tôi càng lúc càng khó đi lại hơn. Nhưng bao lâu chân tôi còn đi được, tôi vẫn đến thăm mẹ ít là hai lần mỗi năm. Tôi đã 80 tuổi, ai biết tôi còn đến đây được mấy lần nữa…

Tôi im lặng lắng nghe, sửng sốt. Nước mắt tôi tự nhiên chảy tràn: lần đầu tiên tôi gặp một tình yêu vô tư như thế.

Tôi đã may mắn hơn vì còn nhớ bao kỷ niệm vui buồn về cha mẹ mình. Nhưng ông già dễ thương này có giữ kỷ niệm nào về mẹ đâu? Có chăng là một ảnh chụp đã ố vàng của người mà người ta bảo đó là mẹ ông. Thế thôi.

Oâng đã gắn bó sâu xa biết bao suốt cuộc đời khi thường xuyên đến thăm mộ một phụ nữ trẻ, mà ông chưa biết được tình mẫu tử.

Chúng tôi chào nhau. Tôi thật sự xúc động vì tôi biết cuộc đời vừa trao cho tôi một món quà tuyệt vời. Nó cho tôi nhận biết tình cảm chân thành của một con người bình thường và cao thượng đối với mẹ mình. Trên đường về, tôi không ngừng suy nghĩ về chuyện này. Tôi quyết định nếu thấy cỏ dại mọc lên ngôi mộ này, tôi sẽ dọn sạch ngay và chăm sóc ngôi mộ này như mộ của cha mẹ mình – thay cho người con già hiếu thảo ấy, một ngày nào đó…

Maria Le’vay ( n. T. Đa dịch theo sélection ) trích báo ttcn số 50 - 98

BÀI NGỮ PHÁP CHO BẠN TRẺ

Hãy sống ở thể chủ động, tránh xa thể thụ động. Nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được hơn là những gì có thể xảy đến cho bạn.

Hãy sống ở cách khách quan. Hãy quan tâm đến thực tế cuộc sống đúng với những gì đang thật sự diễn ra, hơn là mong muốn chyện đời sẽ xảy ra như bạn mơ ước.

Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẩn đến tương lai.

Hãy sống ở ngôi thứ nhất, nghiêm khắc tự kiểm điểm mình hơn là đi bươi móc những sai sót, lỗi lầm của thiên hạ.

Hãy sống ở số ít, lắng nghe lời phê bình xuất phát từ lương tâm mình hơn là thích thú với những lời tán thưởng của đám đông.

Và nếu như phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ yêu thương.

Hanh Thanh (st) – trích báo ttcn số 43 – 98

Lời nhắn gởi từ một người bạn

Một tiếng gõ cửa lớn vang lên. Cậu bé ra mở cửa. Một người đàn ông lạ mặt xuất hiện trong bộ quần áo nhàu nát. Anh ta cười và trên tay mang một chiếc giỏ đầy thức ăn cho ngày lễ tạ ơn.

Cả gia đình rất đỗi ngạc nhiên. Người đàn ông nói: "món quà này từ một người biết các bạn đang cần và mong muốn các bạn hiểu rằng các bạn được quan tâm và yêu mến". Lúc đầu ông bố không muốn nhận, nhưng người đàn ông nói: "tôi chỉ là người mang đến hộ". Và anh ta đặt chiếc giỏ vào tay cậu bé đang đứng gần cửa rồi quay đi.

Vào giây phút đó, cuộc đời của cậu bé thay đổi vĩnh viễn. Qua hành động đơn giản của lòng tốt đó cậu hiểu rằng có nhiều người – kể cả người không quen biết – thật sự quan tâm. Cậu cảm thấy biết ơn vô hạn và hứa với lòng mình rằng một ngày nào đó cậu sẽ tặng những người khác bằng cách tương tự. Vào năm 18 tuổi, chàng trai trẻ bắt dầu thực hiện lời hứa. Với thu thập ít ỏi của mình, anh chạy đi mua thức ăn, rau quả và bánh kẹo, không phải cho bản thân mà cho hai gia đình nghèo mà anh biết họ rất cần. Anh lái xe đi tặng những giỏ thức ăn trong bộ quần áo cũ như thể anh là người đi giao hàng. Khi anh đến căn nhà dột nát đầu tiên, anh gặp một người phụ nữ nhìn anh đầy vẻ nghi ngờ. Cô ta có 6 đứa con.

Chàng trai trẻ nói: "tôi mang hộ những thứ này đến cho bà". Anh mang ra những giỏ thức ăn và bánh kẹo. Người phụ nữ sửng sốt, còn lủ trẻ thì reo lên sung sướng.

Bà mẹ trẻ ôm chằm lấy chàng trai và hôn anh ta. Cô ta lắp bắp: "anh đúng là món quà của thượng đế. Thượng đế đã phái anh đến!"

"Không. Không". Chàng trai nói: "tôi chỉ là người giao hàng. Đây là món quà của một người bạn". Anh chìa cho người phụ nữ một mẫu giấy trên đó viết: "đây là nhắn gởi từ một người bạn. Bạn và gia đình bạn xứng đáng có nó. Hãy biết rằng bạn được yêu thương. Và một ngày nào đó, nếu bạn có cơ hội, hãy làm điều tương tự đối với những người khác".

Chàng trai trẻ tiếp tục mang những giỏ thức ăn cho nhiều người khác. Anh cảm thấy vui sướng và tràn đầy lòng yêu thương. Mỗi lần anh quay ra từ một căn nhà, anh cảm thấy rất xúc động. Khi ngoái đầu nhìn lại những guơng mặt tươi cười của những người anh giúp đỡ, anh cảm thấy "cái ngày khủng khiếp" trong quá khứ đã dắt anh đến một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Cuộc sống là một món quà, và tất cả chúng ta khi có khả năng phải nhớ rằng chúng ta có trách nhiệm cho lại những người khác. Hãy cùng nhau giúp những người kém may mắn hơn có được những gì tốt hơn trong cuộc sống. Đó chính là lời nhắn nhủ từ một người bạn.

Minh Triết trích ttcn số 40 – 99

NGƯỜI THẦY CỦA TUỔI THƠ

"Lần đầu tiên khi còn rất nhỏ, con đã háo hức trèo lên những bậc tam cấp khá cao một mình và bị ngã. Con ngồi khóc mãi, ấm ức mong có ai đến nâng con dậy, dỗ dành và dắt con đi tiếp".

Mẹ tôi kể vậy và nhìn tôi âu yếm…

Tôi không nhớ đây là lần thứ mấy mẹ kể cho tôi nghe câu chuyện ấy, để rồi sau đó bao giờ cũng thế, sự hưởng ứng mà mẹ nhận được từ tôi là câu trả lời kiểu thách thức.

Nhưng sau đó thì con không còn xử sự như thế nữa.

Mẹ nhớ chứ…

Ký ức của tuồûi thơ lại đưa tôi về với một con mèo mướp nhỏ, ốm yếu, dễ bị cảm lạnh khi trời đổi gió.

Con mèo vốn không thích lũ chuột và gián, lại chẳng ưa gì mấy chú thằn lằn đuôi dài, lúc nào cũng chắc lưỡi tiếc rẻ một điều gì đấy. Nó hay nằm lim dim sưởi nắng và cũng để rình bắt lũ thằn lằn luôn thập thò trên bức tường cạnh nhà bếp. Lần đầu tiên phóng đôi chân ốm yếu để vượt qua một độ cao quá sức, nơi con thằn lằn trắng, mập mạp đang nghiêng đầu "kên" nó. Con mèo trượt ngã một cú nặng, phải nằm thở dốc. Tôi thương nó quá, vội chạy đến ôm nó vào lòng. Không ngờ, nó vùng vuột khỏi tay tôi, kêu lên một tiếng "meo" giận dỗi rồi phóng mình lên cao một lần nữa, lần nữa. Cứ mỗi lần ngã là mỗi lần nó bật kêu lên một tiếng "meo" đầy tức giận. Lần cuối cùng, nó phóng lên được đúng độ cao cần đạt, nhưng con thằn lằn thì đã rút êm sang chỗ khác trước khi vuốt nó chạm tới. Tuy vậy nó vẫn ngồi trên gờ tường cửa sổ thông gió nơi nhà bếp, nhìn xuống tôi và kêu lên những tiếng "meo, meo" đầy hãnh diện.

Mười một tuổi, tôi vẫn gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Khi bảo tôi đặt chân lên một sợi dây thừng nặng và to, thầy giáo dạy thể dục gửi theo mộ ánh mắt nhìn ái ngại. Kết quả tập thử hôm ấy, tôi không leo được quá nửa thước…

Khi thấy tôi gần như bỏ cơm tối vì buồn, mẹ lại kể về những bậc tam cấp và cô bé là tôi ngày nhỏ. Còn tôi thì ngồi nhớ đến con mèo – con mèo con mất mẹ của tôi hồi ấy, không có ai nâng đỡ, nhưng nó đã dũng cảm đối mặt với những khó khăn và nhất quyết vươn mình tới điùch.

Lần kiểm tra thể dục leo dây sau đó hai tuần, tôi đạt điểm cao nhất. Khi leo, tôi chỉ nhìn ngang. Thế nên, giữa sợi dây với tôi và mức đến không còn thứ khoảng cách thấp cao, lúc nào tôi cũng "đồng hành" với nó… vậy là mười một tuổi, tôi đã hiểu thế nào là đích muốn và sự quyết tâm.

Lớn lên tôi không bao giờ ngồi đếm những thất bại của mình (bởi vì chúng quá nhiều) mà chỉ ngồi nhớ lại những gì con mèo nhỏ thân quen dạy cho tôi – thứ bài học không có ngôn từ lý thuyết nhưng thấm thía và quý giá.

Mẹ là một người biết cách khơi gợi như lúc này đây. Cảm ơn mẹ… con sẽ bắt đầu lại bằng một trái tim đầy tự tin…

Nếu một ngày nào đó, tôi trở thành mẹ như mẹ tôi, tôi cũng sẽ tặng cho con tôi một con mèo, một con mèo rất nhỏ thôi nhưng cũng rất dễ thương, để làm một "người thầy của tuổi thơ" như mẹ đã cho tôi hồi ấy.

Bạch Nguyễn trích ttcn số 14 - 98

Ngọn nến trong đêm

Marsha arons

Cứ mỗi tuần một lần, vào sáng thứ sáu, tôi đều tìm đến một bệnh viện tại strokie, bang illiois để phân phát các giá nến cho những nữ bệnh nhân do thái ở đó. Thắp nến là một truyền thống của người do thái vâõn làm để chào đón ngày sabbath. Nhưng do nội qui của bệnh viện không cho phép bệnh nhân đốt nến thật, nên chúng tôi đành mang nến điện để họ thắp lên vào chiều thứ sáu.

Một sáng nọ, khi tôi đến bệnh viện như thường lệ, tôi nhận ra một bà cụ có lẽ khoảng 90 tuổi. Tóc của bà đã bạc trắng, da mặt và tay đã nhăn nheo. Dù vậy, đôi mắt bà vẫn sáng, xanh và giọng nói thì vẫn mạnh mẽ. Dựa vào danh sách của bệnh viện, tôi biết tên bà là sarah cohen.

Sarah nói với tôi rằng bà không muốn bỏ sót một lần thắp nến nào trong đời, do vậy tôi phải cắm ngọn nến vào cạnh giường bà, nơi bà có thể với tới dễ dàng để tắt mở. Ngay khi tôi rời khỏi phòng, bà nói: "ta hy vọng các cháu của ta sẽ đến đây kịp lúc để nói lời từ biệt sau cùng với ta".

Khi vừa ra khỏi phòng, tôi gặp một cô gái khoảng 20 tuổi. Tôi nghe bà sarah nói: "malka! Bà rất mừng được gặp cháu. Vậy david đâu?"

Sáng chủ nhật tôi trở lại bệnh viện để thu các giá nến. Tôi đến gần phòng của bà sarah, malka đã chờ sẵn ở cửa: "chị có thể để lại giá nến cho tôi vài giờ được không?" cô ta hỏi tôi. Tôi thật sự ngạc nhiên trước lời đề nghị này.

"David đang ở israel. Nó đã hay tin bà ốm nặng và sẽ bay đến đây vào khoảng 12 giờ trưa nay. Liệu chị có thể để lại giá nến đến lúc ấy được không?"

Tôi thật sự không hiểu mối liên quan giữa cái giá nến và cuộc viếng thăm của david. Malka giải thích: "đối với bà nội của tôi, sabbath là một ngày vui vẻ. Do vậy, bà không muốn chết vào ngày này. Nếu chúng ta làm cho bà tin rằng vẫn còn ngày sabbath có thể bà sẽ cầm cự được cho đến khi gặp được david".

Tôi nói với malka rằng tôi sẽ làm theo yêu cầu của cô. Thật ra trong suốt ngày hôm qua, tôi không sao quên được bà sarah cohen. Dường như ở bà cụ này có một sức mạnh và tình yêu rất lớn. Do vậy bà không muốn cho người thân của mình buồn bã vì cái chết của mình.

Khi trở lại bệnh viện vào tối chủ nhật, tôi chạy như bay đến phòng bà sarah. Tôi bước vào phòng. Chiếc giường hoàn toàn trống trải và ngọn nến điện đã tắt. Đoạn tôi nghe một giọng nói dịu dàng từ phía sau, giọng của malka: "david đã đến vào trưa nay. Nó đã kịp nói lời cuối cùng với người bà thân yêu, đặc biệt là nó cũng kịp thông báo cho bà một tin vui: vợ nó đã có thai. Nếu đó là một bé gái, tên đứa bé sẽ là sarah".

Tôi quấn dây điện vào chân của giá nến. Nó vẫn còn ấm, và tôi vừa nhận ra một lẽ: giống như ngọn nến thắp trong đêm, tình yêu cũng mang đến cho trái tim con người niềm tin, hy vọng và lòng can đảm.

Phan Sơn ( theo woman’s world) trích ttcn số 16 –98

HAI BÀ MẸ

Bà bà mẹ trong phim "vào đời" đếm từng ngày sống, nhưng không phải là từng ngày cho mình mà cho các con, từng ngày tha thiết. Những khối u trong bụng hành hạ mẹ. Mẹ nén cơn đau vật vã, cố thản nhiên để hai con học thi. Mẹ cũng không chịu về hà nội chữa bệnh vì phải dành dụm tiền cho hai con vào đại học. Thần chết định ngày hẹn một năm sau. Mẹ sợ, nhưng là nỗi sợ không kịp sống để giữ lời hứa: "khao con thi đậu một bữa".

Miếng thịt nướng vừa chín tới. Rổ rau xanh vừa rửa xong. Mâm bún chả khao vừa được dọn xong cũng là lúc cơn đau giằng mẹ đi.

Đích sống của mẹ là lo cho hai con ăn học. Ngay cả khi biết mình chỉ còn sống được một năm thôi, lội gió bươn bả giữa đường làng mẹ chỉ đao đáo nỗi lo làm sao giấu các con tin dữ để các con dốc lòng ôn tập. Khi cơn đau quằn quại, mẹ ôm bụng nén cả tiếng rên, còn ráng dặn chồng nói khẽ sợ hai con lo lắng, xao lãng học hành. Mẹ giành giật với thần chết từng ngày sống để trao trọn nó cho các con.

Bà mẹ ấy trong phim, tôi như đã gặp ngoài đời. Không hẳn giống nhưng đúng là mẹ không quản bất cứ hy sinh nào vì con.

Tôi gặp mẹ ở phước lộc, nhà bè. Đời mẹ thân làm lẽ, lại đông con, người chồng ngoài 60 vẫn phải đi làm thuê gánh miếng cơm cho cả nhà. Mẹ nghèo lắm. Sinh khó đứa con út, không tiền nằm viện phải lén bỏ đứa con trong giỏ nài nỉ bác xe ôm chở trốn về nhà. Bốn đứa con đi học mỗi ngày trả góp một ngàn đồng mua tập mẹ cũng không có đủ. Đứa con trai lớn ham học, lên được cấp ii lại không có được chiếc xe đạp đến trường xa. Cô giáo và chúng bạn thấy con mẹ bỏ học, bao đò xuống tận chòi sâu của mẹ vận động con mẹ trở lại lớp. Cô giáo nghèo thấy quẫn, cho chiếc khung xe đạp. Mẹ dở cười dở khóc: "con mình ham học, cô giáo là người dưng còn lo cho nó, mình là mẹ có mổ bụng cũng phải làm vì con". Nhưng vì thương con mẹ trốn đi bán máu thường xuyên để có tiền ráp cho con chiếc xe đạp đến trường. Con biết được, nó ôm chằm mà khóc. Thương nó lắm, tủi phận nghèo mà mình đâu có dám khóc theo…

Bà mẹ ở trong phim cũng đã không khóc mỗi khi cơn đau hành hạ. Những ngày sống bà không dành cho con tiếng khóc như cố để truyền cho con nghị lực của mình. Mẹ không khóc nhưng làm vỡ ra bao nhiêu tiếng khóc. Tiếng khóc trước những chịu đựng hy sinh của mẹ là bài học đầu tiên cho hai đứa con của mẹ vào đời, tiếng khóc khai tâm.

Một lần con mẹ đã khóc khai sinh. Một lần nữa họ được khóc khai mở tâm hồn từ chính nỗi quặn đau của mẹ. Hạnh phúc là tôi cũng được khóc với họ, bởi mẹ tôi có trong hình ảnh của hai bà mẹ ấy. Bạn của tôi cũng vậy, và cả bạn nữa phải thế không?

Tâm Chánh. Trích ttcn số 49-96

CAO HƠN NÚI THÁI-RỘNG HƠN BIỂN ĐÔNG

Bạn thùy dung ở cà mau là sinh viên năm 1 khoa ngoại ngữ của trường đại học khxh-nv. Thùy dung bị một khối u ở đùi, phải điều trị bằng hóa chất. Khi tôi tới thăm, thùy dung rất buồn vì căn bệnh đã làm bạn bỏ lỡ năm học, nhưng chính nhờ những ngày tháng nằm trên giường bệnh mà thùy dung đã nhận ra được có những giá trị thiêng liêng còn cao hơn những nấc thang thành đạt của cuộc sống.

Cha mẹ của thùy dung cho tôi biết bạn rất hiếu học và là học sinh giỏi xuất sắc trong thời gian học phổ thông. Tôi đã động viên thùy dung và gia đình yên tâm chữa trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, vì thái độ lo âu sẽ nhanh chóng phá hủy chất đề kháng. Nhưng 6 tháng trôi qua, thùy dung trở nên suy yếu hơn, chân bạn đã teo lại và cơ thể tái nhợt đi. Ba mẹ thùy dung đã bán hết ruộng đất đi, nghỉ làm việc để chăm sóc bạn, nhưng lúc này họ cảm thấy hy vọng đang tan thành khói. Tôi đến trong lúc ba thùy dung mua thức ăn về nhưng chẳng còn ai muốn ăn nữa. Bạn thùy dung đang buồn giận, làm thinh còn mẹ bạn nản lòng đang khóc. Sau khi đứng yên lặng đồng cảm với nỗi đau của thùy dung và cha mẹ bạn, tôi động viên bạn hãy nhìn ra giá trị hạnh phúc mà bạn đang có. Bạn đã tuyệt vọng vì không thể khỏe lại để đi học, nhưng có một giá trị khác cao quí hơn, đó là tình yêu của ba mẹ mà bạn đang được hưởng, trong khi bà cụ 70 tuổi nằm gần bên bạn đang hấp hối mà không có một người thân bên cạnh. Như thế nếu cuộc đời của mỗi người là một chuyến đi thì cuộc đời 70 tuổi chưa chắc đã hạnh phúc hơn cuộc đời 19 tuổi. Nghe tôi nói, thùy dung đã chớp mắt và nói chuyện cùng tôi, ba mẹ thùy dung cho con ăn với thái độ vui mừng và cảm động, niềm vui lúc này của họ không phải là niềm hy vọng có thể chữa được bệnh cho con mà là được nhìn thấy con sống những ngày còn lại trong bình an, trong tình yêu thương của họ. Như htế, xem ra ngay trong tình thế bi đát nhất, bế tắt nhất, bạn thùy dung lại có cơ hội để cảm nhận được giá trị của tình yêu một cách ý nghĩa nhất. Nó đã đem lại sự bình an ngọt ngào trong chính hoàn cảnh xem ra đau khổ nhất. Nó sẽ là động lực duy nhất giúp bạn thùy dung yêu quí sự sống, ngay cả khi căn bệnh không còn cách gì chữa khỏi.

Nhưng, để có được một tinh thần hạnh phúc như thùy dung, các bạn cần ý thức rằng: mỗi giây phúc sống của con người đều có ý nghĩa, và ý nghĩa của nó do chính mỗi người tự lựa chọn cho mình. Trong bất cứ hoàn cảnh đau khổ nào, các bạn cũng có thể tìm thấy ý nghĩa của tình yêu như sự hy sinh của ba mẹ và gia đình dành cho bạn, hay có thể chính bạn hy sinh cho người thân. Chính những ý nghĩa đó đem lại niềm an vui hạnh phúc cho bạn chứ không chỉ là sự thành đạt trong nghề nghiệp và chức vụ. Đó là thái độ tự do cao đẹp nhất.

Phạm Thị Oanh trích mực tím số 383.

XOA DIU NỖI ĐAU

Giúp người khác vượt qua nỗi mất mát không phải là điều dễ dàng

Vào một đêm tháng 7 oi bức, cách đây 20 năm, mark – chồng tôi – qua đời. Khi ấy, anh được 24 tuổi. Anh rất nhanh nhẹn và dí dỏm với mái tóc nâu dày phủ xuống trán, anh rất yêu tôi và chưa bao giờ tôi nghi ngờ về tình yêu ấy. Hình ảnh của anh trong tôi, giống như anh thường nói, là hơi buồn cười. Chúng tôi cưới nhau lúc đó được chín tháng rưỡi.

Đúng vào lúc tôi phải xác nhận giấy chứng tử cho chồng, tôi cảm thấy thế giới quanh mình vụt biến mất. Như tất cả mọi người, tôi không được chuẩn bị trước. Nỗi đau không phải là một cuộc hành trình để ta có thể sắp xếp. Nó là một nỗi cô đơn khủng khiếp khó lòng kiềm chế.

Mọi người hỏi: "tôi có thể làm gì được cho bạn đây?". Tôi trả lời: "cảm ơn", và không biết phải nói gì, chỉ cố làm yên lòng họ. Sự thật là chúng ta bất lực trước qui luật cố hữu: làm sống lại cái chết.

"Tôi có thể làm gì nhỉ?". Gần đây, tôi tự hỏi mình như vậy khi đã vượt qua nỗi buồn đau vì cái chết của chồng và nhận được qua điện thoại cái chết của một người bạn. Tôi nên gọi điện hay viết thư? Tôi nên ghé qua nhà? Nên mua hoa? Tôi phải nói gì đây?

Trong hoàn cảnh buồn đau như vậy, những cách an ủi sáo mòn chỉ là những thói quen không hay.

Chúng ta cố gắng giảm bớt những nỗi đau buồn: "ít ra anh ấy cũng không phải chịu đựng nỗi đau", người này nói: "ít ra anh ấy không phải là một người quá yếu đuối". Bất cứ khi nào bạn định nói: "ít ra" thì hãy ngưng lại. Tạo nên một tình huống tưởng tượng tệ hơn không làm cho tình hình thực tế tốt hơn.

Giọng nói rất quan trọng, chúng ta cũng tránh quá vui và cũng đừng quá thành kính. Sau khi mark mất, tôi cảm thấy mọi người nhìn tôi như một nhân vật chính đầy bi thảm. Họ nhìn vào tay mình khi nói chuyện với tôi, giọng nói trầm xuống để chứng tỏ rằng họ thấu hiểu. Nhưng dường như họ đang đối thoại với cái bóng của tôi. Tôi cảm thấy cô đơn, một nỗi niềm mà không ai muốn biết đến.

Hãy viết vài dòng. Đừng bao giờ chỉ ký vào một tấm bưu thiếp. Đừng bắt đầu bằng: "từ ngữ không thể diễn tả được…". Bạn đang dùng từ ngữ, vì vậy bạn dừng bộc lộ một nỗi đau quá mơ hồ. Hãy viết một kỷ niệm về người đã khuất càng rõ, càng chính xác càng tốt. Bạn có thể đưa nó như đưa một món quà, một bức tranh bằng từ ngữ. Điều này sẽ không bao giờ muộn, vì vậy đừng cho phép chính mình nói lời xin lỗi rằng một tháng đã trôi qua, hai tháng hoặc lâu hơn nữa. Dẫu sao cũng phải viết.

Tại một buổi họp mặt sinh viên đại học, một phụ nữ quen mark lúc còn nhỏ ở trường đến nói chuyện với tôi chỉ trong vòng một hai phút về kỷ niệm của cô đối với mark. Nghe lại những hồi ức sau 17 năm của cô ấy, tôi cảm thấy thật tuyệt vời.

Thường chúng ta cố kiềm chế khi nói những gì có ý nghĩa bởi vì chúng ta sợ điều này sẽ làm tổn thương đến người khác. Dĩ nhiên nó sẽ làm tổn thương đấy. Nhưng nỗi đau không phải là điều tồi tệ nhất trên cõi đới. Bối rối cũng không phải. Đó chính là bài học cho những ai muốn giúp đỡ người khác vượt qua một nỗi đau. Né tránh càng tồi tệ hơn. Lãng quên lại càng tồi tệ hơn nữa.

Cho và nhận niềm an ủi là những cử chỉ sâu đậm nhất của con người. Xoa dịu nỗi đau giúp cho chúng ta sống với nỗi gian truân và chia sẻ những gì trái tim cảm nhận.

Đoàn Vương – Diệu Khánh (theo reader’s digest) trích ttcn số 22 – 98

NGƯỜI CHA CON TRAI VÀ CÂU TRẢ LỜI

Đi qua sân bay atlanta một buổi sáng, tôi đáp một trong những chuyến tàu chở hành khách từ ga đến cổng vào để lên máy bay. Những chuyến tàu chạy đi chạy lại suốt ngày dài, thiếu sinh khí và vô hồn, chẳng có ai thích thú gì. Nhưng vào ngày thứ bảy đó, tôi đã nghe thấy tiếng cười ở phía trước của toa tàu thứ nhất. Nhìn ra cửa sổ hướng con đường sắt nằm phía trước là một người đàn ông và con trai ông ta. Tàu vừa dừng lại để hành khách xuống và những cánh cửa lại đóng lại. "chúng ta đi đây! Hãy ôm chặt lấy bố!", người cha nói. Cậu con trai khoảng 5 tuổi, rúc rích những tiếng cười đầy thích thú. "nhìn ra ngoài kia kìa ! Người cha nói với cậu con trai - thấy ông phi công kia không? Bố dám cá là ông ta đi đến máy bay của mình". Cậu con trai nghểnh cổ nhìn.

Khi tôi xuống tàu, tôi nhớ lại tôi cần mua một thứ ở ga. Lúc ấy đang còn sớm. Nên tôi quyết định quay trở lại.

Tôi đã làm thế, vào ngay khi tôi sắp lên tàu lại để về cổng lên máy bay, tôi trông thấy hai cha con nọ cũng đã trở lại. Lúc ấy, tôi nhận ra rằng họ không lên tàu để đi máy bay nhưng chỉ để đi tới đi lui cho vui.

- Con muốn về nhà bây giờ không? Người cha hỏi.

- Con muốn đi chút nữa.

- Đi nữa? Người cha nói, vờ bực tức nhưng rõ ràng là rất hài lòng – con không mệt à!

- Vui chứ mệt gì? Cậu con đáp.

- Tốt! Người cha nói, và khi cửa tàu mở ra tất cả chúng tôi đều bước lên.

Có những bậc cha mẹ có khả năng cho con cái của họ đi chơi ở âu châu hoặc disneyland, và con cái họ đã hư hỏng. Có những bậc cha mẹ sống trong những ngôi nhà đáng hàng triệu đôla và cho con cái họ hồ bơi, xe hơi, tuy thế vẫn có chuyện không hay xảy ra. Giàu hay nghèo, da đen hay da trắng, rất nhiều điều không tốt thường hay xảy ra.

- Tất cả những người này đi đâu hở bố? Cậu con trai hỏi.

- Đi khắp thế giới – người cha đáp. Những người khác trong sân bay đang đi đến những nơi xa xôi hoặc kết thúc cuộc hành trình của họ ở đây.

Người cha và cậu con trai, chỉ ngồi trên tàu đi tới đi lui cùng nhau, để hưởng sự thích thú, để chia sẻ sự có mặt của nhau.

Có quá nhiều rắc rối trong quốc gia này – tội ác, sự chai lì chết người dường như đang chiếm lĩnh đời sống của nhiều thanh niên, sự xuống cấp của tiêu chuẩn giáo dục, sự gia tăng hành động tục tĩu, xấu xa ở nơi công cộng, sự biến mất của phép lịch sự thông thường. Có quá nhiều câu hỏi về điều gì cần phải làm. Ơû đây là một người cha đã quan tâm đến việc bỏ ra một ngày để chơi với con và ông ta đã thực hiện kế hoạch này vào một buổi sáng thứ bảy.

Câu trả lời thật đơn giản: các bậc cha mẹ cần quan tâm đầy đủ đến con cái, cố gắng hết sức để dành thì giờ sinh hoạt với chúng. Điều đó chẳng tốn một xu, tuy thế nó là điều quý giá nhất trên đời.

Chuyến tàu tăng tốc, người cha chỉ ra điều gì đó ở phía bên ngoài và cậu con trai lại cười phá lên và câu trả lời thì thật là đơn giản.

Hiếu Văn (theo reader’s digest) Trích ttcn số 18-97

MỘT THỜI ĐỂ SỐNG-MỘT THỜI ĐỂ YÊU

Hãy là người đãi vàng – hãy thu lượm những hạt vàng trong cuộc sống.

Anna quindlen.

Khi tôi mười chín tuổi thì mẹ tôi bị bệnh ung thư và cuộc sống đối với mẹ chỉ có thể đếm được từng ngày. Tôi vừa mới học xong năm thứ nhất của đại học nhưng là chị cả của năm đứa em nhỏ ở ngoại ô, tôi quyết định gác sách tập để thu xếp việc nhà và thuốc thang cho mẹ.

Những gì tôi học được trong một năm thật là kinh khủng. Tôi về nhà vào tháng chín. Mẹ tôi mất tháng giêng. Ba tháng sau, tôi đã nhận thức được một điều thiết yếu: tôi vẫn đang sống. Tôi khoan khoái tận hưởng khí trời mà tôi đang hít thở, cũng như vẻ đẹp kiêu sa của loài thạch thảo hay thủy tiên.

Trở lại trường đại học, bạn bè quanh tôi dường như ai cũng sầu não. Tôi hiểu là mình đã thay đổi đến mức nào: từ nay, cuộc sống đối với tôi như một món quà tặng.

Dĩ nhiên đôi lúc cuộc đời vẫn đen tối. Tôi đã từng trải qua những lúc "lên voi", những lúc "xuống chó". Ơû thời buổi mà sự bi quan đang là thời thượng, những khả năng tàn bạo của con người bày biện ra mỗi ngày trên trang nhất các tờ báo.

Tuy vậy, cuộc sống vẫn đẹp biết bao với những quan hệ bạn bè, những cuộc gặp gỡ, những phong cảnh tuyệt mỹ... Chính vì thế mỗi khi cuộc sống bị đe dọa thì ta lại càng gắn bó với nó nhiều hơn. Nếu ta chỉ còn sáu tháng để sống thì ta sẽ dồn hết sức mình để bám víu vào mỗi thời khắc đi qua.

Thế mà ta đã quên nó. Ta có những cái máy điện làm việc nhà, xe cộ, nhà cửa rộng rãi. Tất cả những thứ mà ông bà chúng ta xem như của dành riêng cho những người giàu có. Thay vì hưởng thụ những thứ ấy, ta lại bi quan thấy cái ly đã vơi đi một nửa, ta lại than phiền công việc chiếm hết thời gian và gánh nặng con cái lại đè nặng trên đôi vai chúng ta.

Hãy trung thực. Cuộc sống rất rộng lượng. Và trách nhiệm của chúng ta là làm cho nó đẹp thêm. Đến lượt ta, không để gì lại cho hậu duệ thì thật là xấu hổ so với tất cả những tiện nghi chúng ta đã nhận được.

Thật dễ dàng bào chữa: "tôi không có thời gian". Tôi nghĩ đến cô bạn hàng xóm đã tự nguyện phục vụ quán cơm xã hội trong khu phố hai tuần một lần. Cô có chồng, rất bận bịu và luôn phải lo chăm sóc cho hai con nhỏ.

Một hôm tôi hỏi cô bạn: "bạn xoay sở thế nào mà có thời gian để làm việc này?"

Cô ta chỉ hàng người nối đuôi nhau chờ đợi bên ngoài và trả lời:

- Làm sao mà tôi có thể làm ngơ được.

Câu hỏi không phải là: "ta sẽ làm điều đó chăng?" Mà là chúng ta phải làm. Nhưng trước tiên hãy nhận thức rằng toàn bộ những điều nhỏ nhoi làm cho cuộc sống đẹp hơn biết bao: cảm nhận được hơi ấm của bàn tay con mình, nhìn ngắm chồng đọc sách trong buổi chiều tà, thưởng thức một cuốn sách hay... Tất cả những khoảnh khắc ấy là những hạt vàng rải rác trên lối đi toàn sỏi đá. Lý tưởng là ở chỗ chúng ta khám phá ra chúng mà không cần phải kiếm tìm. Nhưng với một lối sống là không nên mơ mộng.

Đấy là những gì tôi xin đề nghị: tập nhìn nhận những điều tốt đẹp quanh ta và chia sẻ nó cùng mọi người.

Nếu chúng ta đánh mất khả năng tạo bất ngờ cho mình thì những việc buồn đau sẽ giúp chúng ta tìm lại chúng. Sau khi mẹ tôi qua đời, tôi nhận ra rằng cuộc đời là một điều kỳ diệu.

Lê Văn Luca (theo selection) trích ttcn số 10 – 99

Huyền thoại goá phụ

Cuộc sống xét cho cùng là một chuỗi cuộc hành xử được nối kết, mà trong đó mỗi hành xử ví tựa nét bút làm nên bức chân dung. Và như thế chỉ cần một nét chân dung thôi, gương mặt con người bỗng trở nên sáng chói... Chuyện xảy ra khá lâu, nhưng giờ đây mỗi lần có dịp nhắc đến tổng thống francois mitterrand, đến đời tư của ông, người ta lại nhớ đến danielle mitterrand – người góa phụ huyền thoại... Thông minh, nhan sắc bậc trung, hẳn danielle không nhẹ nhàng khi chung sống với người chồng vừa đẹp mã vừa lãng mạn. Ngay những ngày đầu bước lên chính trường, mitterrand đã nổi tiếng như một chính khách đa tình. Nhưng khác nước mỹ, với truyền thống tôn trọng cá thể, công luận pháp không bao giờ xoi mói đời tư yếu nhân, do đó tất cả chỉ dừng lại như tiếng đồn.

Danielle biết hết, bà còn biết francois yêu nhất anne pingeot – nhà nghiên cứu sử nghệ thuật tài sắc. Mối tình bền bỉ, càng sâu đậm khi cô con gái mazarinne của họ ra đời. Suốt hơn 20 năm, không ai nghe thấy phản ứng nào của danielle cho dù bà có đủ tư cách để làm điều đó. Người đàn bà số một của nước pháp vẫn vui vẻ sánh vai chồng trong các cuộc giao du chính thức, trong đời sống thường nhật, trừ một lần trong năm: gần như thông lệ. Cứ vào mỗi dịp noel – ngày lễ quan trọng nhất của người tây phương – francois lại dẫn pingeot và mazarinne cùng đi nghỉ ở ai cập, du hưởng hạnh phúc cho đến đầu năm mới! Danielle hoàn toàn im lặng trước nghịch cảnh, ngay khi francois công khai nhìn nhận đứa con "hoang" mà ông rất đỗi yêu mến. Không một lời tuyên bố, danielle lẳng lặng dồn sức cho các hoạt động văn hóa phi chính phủ do bà sáng lập.

Vốn bản tính chu đáo, trong những phút cuối đời francois mitterrand ghi lại cặn kẽ toàn bộ ước muốn của ông sau khi mất, thậm chí từng chi tiết cho buổi lễ tang... Nhưng không nhắc đến gia đình nhỏ! Là người nhạy cảm, danielle biết rằng sự buông lửng đó francois muốn dành cho bà – người bạn đời mà ông luôn tôn trọng – quyền hành xử. Ngày 9.01.1996, cả thế giới và nước pháp sẽ không bao giờ quên hình ảnh hai bà góa đứng song đôi trong tang lễ mitterrand, cùng với ba người con của họ: hai cậu con trai và một cô con gái. Chính danielle quyết định như thế: chồng bà phải được nhìn thấy tất cả những người thương yêu nhất... Không ai biết cơn bão nào đã xảy ra trong lòng người góa phụ khi mời "tình địch" đến chia tang, nhưng trước công chúng bà, bà đang đứng cạnh pingeot như một người chị, dìu đỡ mazarinne từng lúc, như một người mẹ... Cứ thế, bên nhau cho đến lúc quan tài được hạ xuống lòng đất..

Đó là một đám tang làm xôn xao nước pháp, không chỉ bởi lòng mến tiếc vị nguyên thủ kỳ cựu, mà còn bởi tại đây, lần đầu tiên trong những quan hệ đàm tiếu được sáng tỏ. Nhưng trên tất cả sự xôn xao là sự cảm kích: lòng cao thượng của con người.

h. Anh. (trích ttcn số 32-97)

Một câu chuyện cảm động

Câu chuyện đã xãy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó cô thompson đang dạy tiểu học của một thị trấn nhỏ ở hoa kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh, lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các em như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không thể thực hiện được điều đó bởi cô đã nhìn thấy một cậu học sinh teddy stoddard ngồi lù khù ở bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì quá bẩn thỉu. "teddy trông thật khó ưa".

Chẳng những thế, cô thompson còn dùng một cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của teddy và ghi chử f đỏ chói ngay phía ngoài (chữ f là hạng kém). Ơû trường này, vào măn học mới mỗi giáo viên điều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô thompson đã nhét hồ sơ của teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên những gì đã đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã nhận xét teddy như sau: "teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan... Em là nguồn vui cho mọi người chung quanh". Cô giáo lớp 2 nhận xét: "teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quí nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu". Giáo viên lớp 3 ghi: "cái chết của người mẹ thật sự tác động mạnh đến teddy. Em cố gắng học nhưng cha em chẳng mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu không được giúp đỡ". Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: "teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp". Đọc đến đây cô thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ giáng sinh, tất cả những em trong lớp mang tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của teddy. Em đem tặng cô món quà bọc vụng về bằng loại giấy gói nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó teddy đã nán lại cuối giờ để nói với cô: "thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa". Sau khi đứa bé ra về, cô thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học, cô còn quan tâm đến teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, teddy trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu học sinh như nhau. Teddy là học trò cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẫu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: "cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em". Sáu năm sau cô nhận được một bức thư ngắn từ teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và "cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em". Bốn năm sau cô lại nhận một bức thư khác nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh khó khăn khiến cho cậu cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng "cô vẫn là cô giáo tuyệt vời nhất mà em yêu quí nhất trong đời". Rồi bốn năm sau nữa cô lại nhận bức thư nữa trong đó teddy báo tin cho cô biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. "cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất của đời em" nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên theodore f. Stoddard – giáo sư tiến sĩ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa lại gởi đến nhà cô thompson. Teddy kể đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư stoddard thì thầm vào tai cô thompson : "cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ". Cô thompson vừa khóc vừa noí nhỏ với cậu: "teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô được gặp em".

Tác giả Khuyết Danh (Đàm Thư sưu tầm và biên dịch) trích báo ttcn 33 – 99

Đôi hoa tai hình giọt nước

Đó là một ngày đầu xuân, lauri đang học lớp 6. Lớp của cô hôm đó – dịp yellow may day – được trang hoàng rực rỡ. Cô lake đứng trước lớp. Mái tóc nâu của cô buông dài xuống bờ và và đôi mắt long lanh trông thật đẹp. Nhưng vật khiến lauri chú ý nhiều nhất là đôi hao tai hình giọt nước của cô. Đó là đôi hoa tai vàng có đính hai hạt ngọc. Lake nhắc cả lớp chuẩn bị chương trình họp phụ huynh và dịp cuối năm học. Trên bảng một thời khóa biểu theo thứ tự abc tên từng gia đình, nêu rõ thời gian báo cáo từng gia đình là 20 phút. Tên của gia đình lauri nằm cuối bảng. Nhưng với lauri chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì. Và tuy cô giáo đã gởi thơ và thậm chí điện thoại gặp phụ huynh , lauri biết bố mẹ cô cũng chẳng đến.

Bố lauri bị nghiện rượu nặng, nhiều đêm lauri phải nghe tiếng la hét của bố khi say và tiếng khóc của mẹ. Mùa giáng sinh năm trước, lauri và chị dành dụm tiền giữ trẻ để mua cho bố chiếc giày sứ. Hai chị em gói món quà bằng giấy xanh – đỏ, đính thêm dây lụa vàng vào cái nơ. Đêm giáng sinh, hai chị em đưa món quà cho bố và tất cả những gì họ nhận được là khuôn mặt cao có cùng hành động quẳng món quà khiến chiếc giày vỡ thành ba mảnh…

Trong ngày lễ cuối, lauri thấy bạn cùng lớp trong tay bố mẹ đi vào trường. Nét mặt các phụ huynh lộ rõ sự hãnh diện. Cuối cùng khi nghe cô lake đọc đến tên mình lauri lủi thủi lên sảnh đường và ngồi xuống. Cùng dãy với lauri ngồi là cái bàn để hồ sơ học sinh. Lo lắng vì bố mẹ không có mặt, lauri chắp tay và cúi đầu nhìn tấm vải sàn. Bỗng nhiên lauri nhận thấy cô lake đứng bên mình. Nâng càm lauri, cô giáo nói: "trước hết cô muốn em biết rằng cô rất yêu em". Lauri ngước lên. Trên khuôn mặt cô lake, lauri thấy những gì mà mình hiếm được thấy: tình yêu, sự cảm thông và tấm lòng trìu mến..

"Em nên hiểu rằng – cô giáo nói tiếp – việc bố mẹ không đến không phải là lỗi của em". Một lần nữa, lauri lại ngước nhìn cô giáo. Chưa ai nói chuyện với lauri như thế trước giờ. Chưa ai. "điều thứ ba em xứng đáng nghe những thành tích học tập của em, cho dù cha mẹ em có mặt ở đây hay không…". Trong những phút sau đó, cô lake đọc kết quả học tập của lauri, khen ngợi cố gắng và học tập của cô học trò. Không nhớ chính xác lúc nào nhưng vào giây phút nào đó trong buổi báo cáo kết quả học tập của mình mà cô lake đang trình bày, lauri bỗng nghe tiếng nói hy vọng trong trái tim… nước mắt làm nhòe mọi vật khi lauri ngước nhìn lên. Khuôn mặt cô lake cũng mờ đi, chỉ duy đôi hoa tai vẫn lấp lánh…

Chúng tôi im lặng . Bây giờ chúng tôi mới hiểu tại sao lauri lại thích đeo hoa tai hình giọt nước. Dường như cô ấy cũng muốn truyền sự hy vọng cho chúng tôi. Bản thân tôi cũng có người cha nghiện rượu và trong nhiều năm, tôi phải cố gắng chôn vùi những kỷ niệm không hay về niên thiếu của mình. Lauri và tôi có cùng cảnh ngộ và sự đồøng cảm. Lauri đã cho tôi thấy viên ngọc chính là niềm thôi thúc bản thân dù là ở tuổi nào để có những khám phá mới về khả năng, nghị lực của chính mình.

M.k (theo reader’s digest) trích ttcn số 51-97

MẸ TÔI THẦY TÔI

Tôi nhìn trìu mến vào bức thư, nét chữ quen thuộc làm tôi liên tưởng đến giọng nói không lầm vào đâu được của mẹ. Tiếng thái của mẹ nhuần nhuyễn đến nỗi chỉ mang chút xíu âm điệu quan thoại, và chữ viết thì khéo đến độ ai cũng nghĩ đó là người bản xứ…

Mẹ tôi di cư đến thailand cách đây hơn 60 năm. Khi tôi còn bé, mẹ tôi vẫn chưa sử dụng thành thạo tiếng thái và trở thành trò đùa cho vài người hàng xóm khiếm nhã.

Ngay cả bố tôi – người thái – cũng tỏ vẻ xem thường tiếng thái lõm bõm của mẹ. Tôi chưa bao giờ có thể hiểu rõ được tại sao một người trí thức từng du học tại anh như bố lại chọn mẹ làm vợ. Một phụ nữ có học chắc thích họp với bố hơn. Cuối cùng, bố chọn sắc đẹp làm tiêu chuẩn để lập gia đình. Thế rồi qua năm tháng, sắc đẹp của mẹ tàn phai và bố trở nên chán nản khi ông nhận ra rằng ông đang sống với một phụ nữ trung niên mà hai người gần như chẳng hiểu nhau.

Chuyện bắt đầu thay đổi khi tôi cắp sách đến trương. Mẹ ép tôi phải dạy lại cho bà những gì tôi vừa học được. Bà nhờ tôi giải thích nội dung các bức tranh trong sách giáo khoa. Tôi cảm thấy bực mình trước những câu hỏi của mẹ. Sự đau khổ của tôi càng tăng bội phần khi gia đình nhận được một thông báo của chính quyền. Tôi có thể đọc to lên được, tất nhiên, nhưng mới học được lớp 3 thì làm sao tôi có thể hiểu được nội dung viết trong đó nói gì. Một ngày kia, mẹ bắt đầu dùng sách tiểu học của tôi để học viết và đọc tiếng thái. Thật tréo ngoe, tôi trở thành thầy dạy cho mẹ. Thay vì hãnh diện, tôi cảm thấy rất khó chịu. Mẹ đã ở tuổi 36 còn tôi thậm chí chưa lên 10.

Sau những buổi cơm chiều, mẹ và tôi ngồi tại bàn ăn cùng học. Thỉnh thoảng mẹ ngắc quãng tôi khi hỏi về cách phát âm một từ nào đó, làm tôi phải ngưng việc học của mình để giải thích cho mẹ. Chẳng lâu sau, các quyển tập cũ của tôi đầy những dòng chú thích của mẹ. Bây giờ khi nghĩ lại, tôi mới nhận ra mình thu thập rất nhiều điều từ phương pháp học tập đầy kiên nhẫn của mẹ. Nhưng lúc đó, tôi nghĩ chuyện mẹ học chỉ khiến tôi hao phí thời gian. Bài tập của tôi thì rất nhiều mà mẹ lại hỏi hết câu này sang câu khác. Đến giờ, tôi vẫn còn nhớ rất rõ hình ảnh mẹ ngồi bình thản khi đứa con gái của duy nhất của bà càu nhàu liên tục. Nếu trong trường hợp tương tự chắc tôi bỏ cuộc từ lâu, nhưng mẹ tôi thì không… sau 5 năm học như thế, mẹ tôi có thể đọc được mọi thứ bằng tiếng thái, từ tiểu thuyết đến sách lịch sử, báo chí. Khi sử dụng tiếng thái nhuần nhuyễn, bà lại học thêm tiếng anh.

Như hầu hết phụ nữ cùng thế hệ, mẹ tôi làm chuyện nhà suốt ngày, gần như không bao giờ ra ngoài, giải trí duy nhất là nghe radio. Thế giới phụ nữ chỉ gói gọn trong chuyện nội trợ và đợi chồng con đi làm về. Với mẹ chuyện hiểu được tiếng thái đã mở ra một thế giới rộng lớn cho bà. Mẹ bắt đầu hiểu quê hương thứ hai của bà và cách sống của dân bản địa. Nét ưu buồn của mẹ trước kia thường xuất hiện trên khuôn mặt mẹ nay đã biến mất, và thay vào đó là cảm giác hạnh phúc. Mẹ không còn là gánh nặng của ai nữa.

Bây giờ mẹ lại dạy cho đám cháu nhỏ của bà vì tôi không có thì giờ chăm sóc cho con mình. Bà biến những khó khăn trong việc học của mình thành bài học cho tụi nhỏ. Bà nói với chúng: "thoạt đầu, khi cố làm điều gì đó, các cháu cảm thấy khó khăn. Khi cố vượt qua, các cháu sẽ nhận thấy chắc mình sẽ không bao giờ thành công. Nhưng nếu cứ tiếp tục, các cháu có thể hoàn thành nguyện vọng với cảm giác thoải mái thật dễ chịu". Nghe mẹ dạy các cháu bằng tiếng thái rõ ràng, tôi mĩm cười hạnh phúc, hồi tưởng lại những đêm nóng nực mà bà cũng học với tôi. Bà nói đơn giản rằng bà không muốn dạy bọn trẻ đứng lên trong khi mình lại ngồi co ro. Bài học giá trị nhất mà bà truyền lại cho tôi là tất cả những gì cần khi bắt tay vào một chuyện khó khăn là sức mạnh và niền tin mình sẽ làm được

M . K ( theo reader’s digest) trích ttcn số 45-97

Người cha không thể quên của tôi

Sau khi cha tôi mất vì bệnh thận ở tuổi 35, mẹ tôi dần dần quen một số người khác. "đây là al – mẹ tôi giới thiệu vẻ ngượng ngùng – al sbarra". "tên thật của chú là attilio – ông ta nói, giọng thân thiện – nhưng ai cũng gọi chú là al, còn bạn thân thì kêu là al bananas". Một năm sau, al không những ăn tối ở nhà tôi mà còn dự định lập gia đình với mẹ. Tôi rất khó chịu khi thấy bức hình của al đạt tại vị trí trước kia là khung hình của bố. "nếu gọi ông ta là bố thì khác gì tôi không còn nhớ gì đến cha ruột của mình". Tôi nghĩ vậy. Suốt nhiều năm sau, tôi chỉ xem al như là một người bạn của mẹ, thường xuyên đến dùng buổi tối và lúc nào cũng ra về trước 22 giờ. Cuối cùng khi al chính thức lập gia đình với mẹ, tôi đã trưởng thành, học đại học và ở riêng.

Một ngày kia, tôi tạt vào thăm nhà, tôi nghe văng vẳng giọng hát frank sinatra và thấy mẹ đang khiêu vũ với al trong nhà bếp. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ cùng bố khiêu vũ như thế trước kia. Đợi hết bài nhạc, tôi vào phòng. Al tỏ vẻ vui khi thấy tôi. "này, có một việc ở jersey lương 2.25 usd một giờ. Nếu cháu thích, ngày mai hãy đi với chú". Đang kiếm việc làm thêm trong kỳ nghỉ hè, tôi đồng ý ngay. Sau ngày làm việc đầu tiên, tôi mệt rã người. Al hỏi thăm và động viên tôi khi nghe tôi kể về công việc.

Trong khi tôi vẫn chưa muốn thừa nhận al là cha mình thì ông ta lại luôn ân cần với tôi. Khi nghe tôi mới quen được một cô gái, al hỏi ngay: "nói cho chú biết về cô ấy đi, mẹ cháu kể cô ấy dễ thương lắm mà..". Thái độ ân cần của al chỉ khiến tôi bực mình. Hết kỳ hè, al đề nghị tôi phụ ông ấy khi nhận thêm vài công việc vặt vào những ngày thứ 7 để kiếm thêm thu nhập. Khi làm, al đặt hộp đồ nghề bên mình và chỉ yêu cầu tôi làm các công việc đơn giản. Dường như ông ấy muốn tôi tự học khi quan sát và nghe hướng dẫn.

Một ngày kia tôi kể với al công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp và lộ vẻ bực tức khi không tìm được việc hợp với sở thích hơn. Al an ủi tôi, cho rằng rồi thì việc gì cũng sẽ quen cả và rằng không phải lúc nào mình cũng đạt được nguyện vọng, ước mơ. Sau đó al kể lại tại sao người ta lại gọi ông là bananas. Bố al đẩy xe bán chuối dạo khắp đường phố philadelphia sau khi bị mất việc. Thường theo cha đi bán chuối như thế, al phải đến từng nhà gọi mời. Từ đó bạn bè đặt cái tên mới cho là bananas. "cha chú kiếm được ít tiền lắm...". Tôi bắt đầu hiểu lờ mờ về al và ông thường kiếm việc làm cho tôi, theo cách hệt như cha của ông ấy đã dạy dỗ ông ấy. Al khác gì cha ruột tôi đâu, từ lúc ông ấy mua xe cứu hỏa cho tôi, khi tôi vẫn nằm liệt trên giường bệnh cách đây vài năm…

Trưa hôm sau, al đến căn hộ tôi, mang theo số tiền lương. "cháu trông không được khẻo – al nói – thôi để chú về nói mẹ cháu làm món súp gà. Cháu cần thêm gì không?". Không suy nghĩ tôi nói ngay: "một chiếc xe cứu hỏa, được không chú?". Al lộ vẻ ngạc nhiên nhưng mỉm cười: "được thôi". Khi chú ấy đặt món tiền lương lên cạnh bàn, tôi nói: "cám ơn …bố". Vài tuần sau, al gọi điện thoại nói ông định viếng mộ bố mẹ ông và hỏi tôi có đi cùng không. Tôi đồng ý, bởi nghĩa trang đó cũng là nơi có ngôi mộ của bố ruột tôi. Khi thấy al trầm lặng cúi đầu trước mộ bố mẹ chú ấy, tôi đi tìm mộ bố mình. Lát sau, al quay lại, nói: "bố cháu là một người tốt…" tôi bật khóc… trên đường về nhà, tôi bắt đầu cảm nhận được ý nghĩa hành động của al. Chú ấy cũng muốn tôi đến nghĩa trang, dường như là để tôi có thể lấy lại một phần của cuộc đời mà tôi thậm chí không biết nó đang mất hay rất quan trọng cho đến khi đối diện với nó. Đó chính là ký ức về bố tôi. Al đã chỉ cho tôi thấy, bằng cách cũng có mặt trước mộ bố tôi, rằng có một khoảng trống trong tim tôi dành cho cả bố tôi và chú ấy.

Hơn 10 năm sau, vào ngày mùa hè, al thức dậy với cơn đau quặn. Bản phim quang tuyến cho thấyal bị ung thư phổi. Tuy vậy, al không tỏ vẻ bi quan hay than phiền về những cơn đau của mình. Lần cuối cùng tôi nhìn thấy bố – vâng, al đã thực sự là bố tôi – bố mĩm cười, một nụ cười hạnh phúc ẩn dưới ống truyền dưỡng khí. "đừng lo gì cả. Chuyện gì cũng giải quyết được hết mà". Tôi nắm tay bố khi giờ khắc ngắn ngùi của cuộc đời bố đang cạn dần. Tôi tự hỏi không biết bố đang nghĩ gì…khi đế lúc phải ra về, tôi nói: "con yêu bố". Al ngước lên, gật đầu nhẹ, bóp tay tôi và mĩm cười. Bố đã hiểu… trưa hôm sau, bố mất. Tôi bàng hoàng khi nhận được tin.

Vài tuần sau đám tang, tôi lấy hộp đồ nghề của bố ra, run rẫy với nỗi buồn và tiếc nuối. Nhìn thấy mẹ, bây giờ lần đầu tiên tôi mới hiểu bố quan trọng như thế nào trong quãng đời của mẹ…tôi mang hộp đồ nghề của bố về căn nhà mình và trân trọng nó như một kho tàng, tôi sẽ không bao giờ quên những gì bố đã dạy, về tình yêu không chút vị kỷ, về sự tha thứ những nỗi đau quá khứ. Chỉ như vậy, trái tim của chúng ta mới thật sự rộng mở..

M. K (theo reader’s digest) trích ttcn số 40-97

Hãy là chính mình

Denis waitlr

Lương tâm, sự trung thực, sự liêm khiết: đó là ba giá trị để đối diện với tương lai.

Đối với ông bà nội của tôi, người ta hoặc là sống trung thực hoặc là không. Oâng bà đã cho gắn lên tường phòng khách câu châm ngôn sau đây: "cuộc đời như một cánh đồng phủ đầy tuyết mới; mỗi bước chân của ta sẽ lộ ra con đường ta đi".

Bằng vào bản năng của mình, họ đã hiểu rằng sống liêm khiết, đó là một ý thức đạo đức và ý thức này không biến đổi theo lợi ích hay hoàn cảnh nào. Sự liêm khiết là một chuẩn mực cá nhân cho phép tự đánh giá cách ứng xử của mình. Tiếc thay, phẩm chất này mỗi ngày mỗi hiếm đi. Thế mà sự liêm khiết lại quan trọng cho mọi tầng lớp xã hội, và chúng ta cần phải tự đòi hỏi cho bản thân mình.

Một phương cách tốt để đánh giá sự trung thực của mình là tuân giữ điều mà tôi gọi là "tam giác liêm khiết", dựa trên ba nguyên tắc sau đây:

Bảo vệ các xác tín của mình bằng mọi giá. Lấy ví dụ về một nữ y tá bắt đầu một ngày làm việc đầu tiên giữa một nhóm bác sĩ phẩu thuật của một bệnh viện nổi tiếng. Cô chịu trách nhiệm về các dụng cụ và thiết bị trong ca phẩu thuật vùng bụng. Cô nói với bác sĩ:

- Bác sĩ chỉ lấy ra 11 miếng bông thấm, trong khi chúng ta dùng 12 miếng. Chúng ta cần phải tìm ra miếng còn lại.

- Bác sĩ đáp:

- Tôi đã lấy ra hết rồi. Giờ thì chúng ta bắt đầu may lại vết mổ.

- Bác sĩ không được làm như thế – cô y tá nghiêm giọng – hãy nghĩ đến bệnh nhân.

Với nụ cười trên môi, bác sĩ nhón chân lên và chỉ cho cô y tá miếng bông thứ 12. Rồi ông nói với cô:

- Tôi tin rằng cô sẽ xuất sắc trong nghề này.

Khi bạn biết chắc mình có lý, hãy giữ vững lập trường của mình.

Luôn nhìn nhận giá trị đúng đắn của người khác. Bạn đừng sợ những người có ý tưởng hay hơn bạn hoặc những người thông minh hơn bạn. Đây là nguyên tắc mà david ogilvy, người sáng lập công ty nổi tiếng ogilvy and mather, đã nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo mới. Oâng tặng mỗi người một con búp bê nga, bên trong có năm hình nhân nhỏ dần. Trong hình nhân bé nhất ông đặt một tờ giấy có ghi mấy hàng chữ "nếu mỗi người trong chúng ta chọn những cộng sự nhỏ hơn mình, chúng ta sẽ trở nên một công ty của những người lùn. Nhưng nếu chúng ta chọn những người cộng sự lớn hơn mình, thì lúc ấy ogilvy and mather sẽ trở thành một công ty của những người khổng lồ"

Và quả thật, ogilvy and mather đã trở thành một trong những công ty quảng cáo lớn nhất và được kính trọng nhất thế giới.

Hãy trung thực với chính mình và chấp nhận nhân cách của mình. Khi người ta thiếu các giá trị chính yếu, người ta có xu hướng dựa vào các giá trị bên ngoài – dáng dấp – để tự trấn an. Người ta sẽ hành động vì dáng dấp bên ngoài ấy chứ không phải vì sự phát triển các phẩm chất cá nhân. Do đó hãy là chính mình. Đừng bao giờ che đậy các mặt yếu kém trong nhân cách của mình. Hãy nhìn thẳng vào thực tế và trước các thử thách hãy hành động như một người trưởng thành.

Sự tự trọng và một lương tâm trong sáng: đó là các thành tố chủ yếu của sự liêm khiết. Đó là những phẩm chất thiết yếu nếu ta muốn cải thiện mối quan hệ với người khác.

Một cuộc sống có nguyên tắc không hạ mình xuống trước các cuộc cám dỗ của một thứ đạo đức dễ dãi, sẽ luôn dành phần thắng. Cuộc sống đó sẽ dẫn đường cho chúng ta vào thế kỷ 21 mà không cần phải xem xét lại xem ta có đi đúng đường hay không.

N. T. Đa (theo selection) trích ttcn số 47-99

Cậu bé chờ thư

Hồi đó, tôi đang là giáo viên ở một trường trung học dành cho nam sinh. Khác với các học sinh khác, bob không bao giờ nhận được thư từ gia đình. Thế mà mỗi buổi chiều em thường nhanh chân nhất chạy đến chỗ đặt các hộc thư riêng chăm chú ngó vào hộc của mình cho đến khi thư phát hết rồi mới quay đi.

Tôi tìm hiểu và biết rằng tiền ăn, tiền trường, tiền tiêu vặt của em vẫn được gởi tới đều đặn. Tháng 6 mỗi năm, trường lại nhận được thư xin cho em đi nghỉ ở một trại hè. Thì ra viên thư ký của bố em được giao cho nhiệm vụ lo cho em tất cả những điều đó. Nhưng bố mẹ em không bao giờ viết thư cho em một lá thư nào. Một lần tôi nói chuyện với em và em cho biết bố mẹ em đã ly thân.

Tội nghiệp bob, em vẫn cứ tiếp tục trông thư một cách tuyệt vọng.

Tôi trao đổi với đồng nghiệp joe hargrove về tình cảnh của em. Oâng nói: "nếu trong vài tháng nữa, em vẫn không nhận được bức thư nào thì hậu quả sẽ rất tai hại đối với tâm lý của em".

Thế rồi một bạn thân nhất của bob tên là laurent nảy ra một sáng kiến. Laurent sống trong một gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tuần nào em cũng nhận được thư của cha mẹ và cả anh chị em nữa. Một hôm, khi thấy bob buồn bã nhìn những lá thư mình cầm trên tay, laurent bỗng nói:

- Bob vào phòng mình đi. Mình sẽ đọc thư của mẹ cho cậu nghe.

Một lúc sau, hai cậu bé ngồi sát bên nhau nghe đọc thư.

Từ hôm đó, bob được cùng đọc thư của các bạn. Mỗi lần nhận thư, nhiều cậu bé cứ nhao nhao lên:

- Hôm nay bạn muốn đọc thư của mẹ mình không?

Một hôm tôi nghe bob hỏi laurent một cách hồn nhiên:

- Hôm nay tụi mình có thư không?

Laurent mỉm cười:

- Có. Chúng mình có một lá thư từ mẹ.

Tôi và joe rất cảm động và ông quyết định hành động. Trong chuyện này, từ lâu tôi cũng có suy nghĩ không tốt về mẹ của bob. Nhưng joe không chịu ngồi yên và định gặp bà ta nhiều lần. Một hôm ông đến tìm tôi, tay cầm 6 bức thư có đề địa chỉ của bob và dán tem sẵn sàng. Oâng nhiệt tình nói:

Tôi vừa đanh máy xong 6 bức thư này đây. Tôi sẽ gởi chúng cho mẹ của bob và bà ta chỉ cần ký tên dưới dòng chữ "mẹ của con" rồi gởi mỗi tuần một bức thư. Tôi sẽ cố thuyết phục bà ta.

Tôi đọc những bức thư đó. Thư viết khá hay.

Vài hôm sau, bob lại cùng các bạn ngóng thư ở các hộc thư và em đang chăm chú vào hộc của laurent . Bỗng một học sinh la lên:

- Ê, bob. Bạn có thư đây này !

Bob đưa hai tay run run lên nhận bức thư, trông em giống như một thiên thần bé nhỏ đang cầu nguyện. Em nói như thế vẫn chưa tin đó là sự thật:

- Ờ. Có tên mình ngoài bìa thư đây này.

Và này em nhảy lên reo hò:

- A! Mình cũng có thư! Mình cũng có thư! Các bạn ơi có ai muốn đọc thư của mình không?

Bọn trẻ bế bob đứng lên trên một cái bàn nhỏ và cả bọn quay xung quanh.

Bob ngập ngừng đọc:

- Con cưng của mẹ!

Rồi em ngẩng lên giọng xúc động:

- Mình không thể đọc nhanh được.

Laurent bảo:

- Không sao, bob! Cứ đọc chầm chậm càng tốt.

Tháng 6 năm ấy, vào buổi phát thưởng của trường, tôi thấy mẹ bob đến dự. Tôi không ngạc nhiên về điều đó vì sau khi gởi hết những bức thư ông joe viết sẳn, bà đã tự tay viết thư cho con. Bob đã cho tôi xem lá thư bà gởi cho em báo trước bà sẽ đến dự buổi lễ phát phần thưởng. Khi buổi lểõ kết thúc, bà kéo tôi ra một chổ và hỏi:

- Cô thấy tôi viết thư cháu có được không?

- Bà viết hay lắm. Cháu nó rất vui vì những lá thư đó.

Bà nói tiếp giọng ngập ngừng:

- Tôi muốn nhờ cô nói với cháu…. Vợ chồng tôi đã hòa thuận hơn trước. Chúng tôi đang dự tính kỳ nghỉ hè này sẽ đưa cháu về nhà. Và…

Tôi không thể nói gì hơn vì lúc ấy trong tôi tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

Minh Nguyễn (theo internet). Trích ttcn sốï50-99

 

 

 

NHỮNG VẾT ĐINH

 

            Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu : “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ”.

            Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi  đóng một cây đinh lên hàng rào.

            Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào”.

            Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm tốt, nhưng con hãy nhìn những  lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá qúi. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha...”.

 


                                                                                                            (ST)