TÔNG THƯ MANE NOBISCUM DOMINE

CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II
GỬI CHO CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN VỀ NĂM THÁNH THỂ

1
0/2004 - 10/2005



DẪN NHẬP


1. “Xin Ngài ở lại với chúng tôi v́ trời đă tối” (xem Lc 24:29). Đó là lời van nài của hai môn đệ trên đường về Emmaus vào chiều ngày phục sinh. Trên đoạn đường đó, Chúa đă hiện ra đồng hành với hai ông. Tâm hồn các ông nặng trĩu buồn phiền và các ông không hề nghĩ rằng kẻ lạ mặt này chính là Thầy ḿnh, Người đă phục sinh từ cơi chết. Chẳng vậy mà ḷng các ông cảm thấy bừng cháy (xem câu 32) khi nghe người khách lạ đó nói và giảng giải cho các ông nghe về Thánh Kinh. Ánh sáng Lời Chúa đă soi sáng sự u mê của tâm hồn hai ông và “mở mắt hai ông (xem câu 31). Giữa những buồn đau chán chường của những ngày qua làm tâm hồn các ông trĩu nặng, th́ người khách lạ đă đem lại niềm hy vọng và nhóm lên trong tâm ḷng các ông nguồn sáng tṛn đầy. Các ông khẩn khoản người khách lạ “Xin Ngài ở lại với chúng tôi”. Và Người đă đồng ư. Vừa khi mắt các ông mở ra nhận biết là Chúa th́ Chúa Giêsu biến mất; tuy nhiên Vị Thầy, Vị Chúa đó vẫn “ở lại” với các ông, nhưng ẩn náu trong việc “bẻ bánh” v́ chính qua việc bẻ bánh mà mắt các ông được mở ra và các ông nhận ra Thầy ḿnh.

2. H́nh ảnh hai môn đệ trên đường Emmaus được dùng trong Năm Thánh Thể này thật là thích hợp, v́ Giáo Hội được mời gọi sống Bí Tích Thánh Thể. Giữa những nhiễu nhương và khó khăn, ngay cả trong những buồn đau đắng cay, Vị khách Thần Linh đó vẫn tiếp tục đồng hành với chúng ta, Ngài khai mở và hướng dẫn chúng ta thấu hiểu sâu xa hơn các mầu nhiệm Thiên Chúa. Khi chúng ta gặp gỡ toàn diện với Ngài, chúng ta được đưa dẫn từ ánh sáng Lời Chúa tới bàn tiệc “Bánh sự sống”, cao điểm của lời hứa của Chúa “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế” (xem Mathêu 28:20).

3. “Bẻ bánh” - danh xưng của Thánh Thể trong những thời buổi sơ khai của Giáo Hội - luôn là trọng tâm của đời sống của Giáo Hội. Qua Thánh Thể, mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Đức Kitô được hiện thực trong thời gian. Trong Thánh Thể, Người được tiếp nhận như là “bánh trường sinh từ trời ban xuống” (Gioan 6:51), và với Ngài chúng ta tiếp nhận lời hứa sự sống trường sinh và nếm cảm yến tiệc hằng sống của Giêrusalem trên trời. Theo những huấn dụ của các giáo phụ, của các thánh Công Đồng và của các vị tiền nhiệm của Cha, Cha cũng thường mời gọi Giáo Hội suy niệm về Thánh Thể, gần đây nhất trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia . Ở dây Cha không muốn lặp lại những lời giảng giải này nhưng Cha tin tưởng chúng con sẽ học hỏi và t́m hiểu sâu xa hơn. Chính v́ mục đích ấy mà Cha quyết định dành trọn năm nay là năm dành cho Bí Tích Cực Trọng Thánh Thể.

4. Năm Thánh Thể được khởi đầu từ tháng 10/2004 tới tháng 10/2005. Ư muốn khởi đầu vào tháng 10 v́ chính trong những ngày 10-17/10/04 này, Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế được tổ chức tại thủ đô Guadalajara, Mexico, và ngày kết thúc năm Thánh Thể sẽ là dịp Đại Hội Đồng Các Giám Mục sẽ nhóm họp tại Vatican từ ngày mùng 2 tới ngày 29 tháng 10 năm 2005 với chủ đề: “Thánh Thể: Suối nguồn và Tuyệt đỉnh của Đời sống và Sứ mệnh của Giáo Hội”. Một biến cố khác cũng được cha nhắm tới là Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ được tổ chức ở Cologne từ ngày 16-21/8/2005. Cha mong ước giới trẻ quy tụ quanh Thánh Thể như nguồn sống dưỡng nuôi đức tin và ḷng nhiệt thành của chúng con. Sáng kiến tôn kính Thánh Thể Chúa tương tự luôn trong tâm trí cha: sáng kiến đó được khởi phát từ nhiệt tâm mục vụ mà Cha cống hiến cho Giáo Hội, nhất là trong những năm sửa soạn cho Năm Đại Thánh và các năm kế tiếp đó.

5. Trong Tông thư này Cha muốn tái xác quyết lại sự tiếp tục mục vụ này hầu giúp mỗi người đạt tới lợi ích thiêng liêng. Đặc biệt trong Năm Thánh Thể Cha mong muốn tiếp tục vai tṛ mục vụ các nhân của Cha tới các hiền huynh giám mục đang trông coi các giáo phận, hầu những sáng kiến của các hiền huynh với Bí tích cực thánh này thích hợp với không thời gian của từng địa phương. Cha tin tưởng thế v́ tiếp nối Năm Mân Côi, sáng kiến của các hiền huynh có một chiều kích thiêng liêng sâu xa hơn trong mọi chương tŕnh và kế hoạch mục vụ của từng giáo phận. Cha mời gọi từng giáo phận hăy tập trung vào chiều kích Thánh Thể trong đời sống Kitô hữu. Về phần Cha, với Tông thư này Cha mong muốn cống hiến một số những hướng dẫn căn bản mà Cha tin tưởng rằng Dân Thánh Chúa thuộc mọi tầng lớp sẽ đón nhận đề nghị của Cha với một t́nh yêu hăng nồng và nhiệt thành.

CHƯƠNG I

TRONG ĐỢT SÓNG CỦA CÔNG ĐỒNG & NĂM ĐẠI THÁNH

Hướng nh́n về Chúa Kitô

6. Mười năm trước đây vào ngày 10/11/1994, Cha đă công bố Văn kiện Tertio Millennio Adveniente (Bước vào thiên Niên Kỷ) trong đó Cha đă đề ra một chương tŕnh sửa soạn mừng Năm Đại Thánh năm 2000 cho toàn thể Giáo Hội. Đối với Cha thời điểm lịch sử ấy đă là một hồng ân vĩ đại. Đương nhiên Cha ư thức rằng biến cố thời gian đơn thuần dù rất đặc biệt đi nữa tự nó cũng không thể làm nên những đổi thay lớn. Bất hạnh thay thiên niên kỷ mới đă khởi đầu bằng những biến cố thảm khốc tiếp diễn từ qúa khứ và c̣n tệ hại hơn qúa khứ nữa! Nhưng từ những thảm cảnh đổ máu đó vẫn loé lên những tia hy vọng! Nên khi Cha kêu mời Giáo hội hăy mừng kỷ niệm năm Đại thánh, đánh dấu 2000 năm Con Thiên Chúa Nhập thể, Cha tin tưởng và xác tín - Cha vẫn xác tín và c̣n xác tín mănh liệt hơn - rằng việc mừng biến cố này đă mang lại lợi ích “lâu dài” cho nhân loại.

Chúa Giêsu Kitô không chỉ là trung tâm của lịch sử Giáo Hội, mà c̣n là trung tâm điểm của lịch sử nhân loại nữa. Trong Người, hội tụ muôn vật muôn loài. (xem Eph 1:10; Col 1:15-20). Làm sao chúng ta quên được sự vui mừng phấn kích của Thánh Công Đồng chung Vaticanô II mà Cha xin trích lại lời của Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI nói về Chúa Kitô chính là “cùng đích của lịch sử nhân loại, là điểm hội tụ của mọi khát vọng lịch sử và văn hóa, trung tâm của nhân loại, là niềm vui của mọi tâm hồn, và là sự thành toàn của mọi khát vọng”?(1) Lời dậy bảo của Thánh Công Đồng giúp chúng ta thấu hiểu sâu xa hơn về bản chất của Giáo Hội và giúp các tín hữu có được một cảm nhận rơ rệt hơn không chỉ về các mầu nhiệm của Thiên chúa mà c̣n về thực tại trần thế, được nh́n dưới ánh sáng của Đức Kitô. Trong Ngôi Lời Nhập Thể, cả mầu nhiệm Thiên Chúa và mầu nhiệm con người được tỏ lộ.(2) Trong Ngài, nhân tính t́m được sự giải thoát và thành toàn.

7. Trong Thông Điệp Redemptor Hominis, (Đấng cứu độ của con người) là thông điệp đầu tiên của triều đại giáo hoàng của Cha, Cha đă triển khai tư tưởng cứu độ mà Cha thường lặp đi lặp lại trong nhiều trường hợp. Mừng kỷ niệm ơn cứu độ là thời điểm thuận lợi mời gọi tín hữu trở về học hỏi và t́m hiểu chân lư nền tảng này. Mọi sự sửa soạn cho biến cố trọng đại này đều tập trung trọn vẹn vào Chúa Ba Ngôi và vào Đức Kitô. Chắc chắn trong chương tŕnh đó, Thánh Thể chiếm một chỗ đứng quan yếu. Khởi đầu năm Thánh Thể, Cha xin lặp lại những lời Cha đă viết trong Văn kiện Tertio Millennio Adveniente (Bước sang ngưỡng cửa năm ba ngàn) “Năm 2000 được tập trung vào Thánh Thể; trong Bí tích cực trọng Thánh Thể của Chúa Cứu Thế, Đấng mặc lấy thân xác con người trong cung ḷng Đức Maria hai ngàn năm trước đây, tiếp tục hiến tế chính Ngài làm lương thực thần linh cho nhân loại”.(3) Đại Hội Thánh Thể Thế Giới năm đó được nhóm họp tại Roma cũng tập trung vào chủ đề Năm Đại Thánh. Tưởng cũng nên nhắc là Tông thư Dies Domini (Ngày của Chúa) do Cha viết trong dịp sửa soạn Năm Thánh, Cha đă mời gọi mọi tín hữu hăy coi ngày Chúa Nhật như ngày Chúa Sống Lại, một ngày đặc biệt của Giáo Hội. Đồng thời Cha cũng khẩn thiết kêu mời mỗi người hăy tái khám khá lại việc cử hành Thánh Thể như tâm điểm của ngày Chúa Nhật.(4)

Cùng với Đức Maria chiêm ngưỡng gương mặt Đức Kitô

8. Hoa qủa của Năm Đại thánh được thu gọn trong Tông Thư Novo Millennio Ineunte (Thiên Niên Kỷ Mới). Trong văn kiện rất thực tế này Cha đă đề ra một chương tŕnh mục vụ lớn lao cho Giáo Hội. Chương tŕnh đó là chiêm ngưỡng diện mạo Đức Kitô, như một phần của phương pháp giáo dục nhắm tới một cấp bậc thánh thiện cao cả hơn qua chính việc cầu nguyện.(5) Làm thế nào kế hoạch này có thể hoàn thành nếu không có các lễ nghi phụng vụ, nhất là một ḷng tôn kính phép Thánh Thể Chúa? Như Cha đă nói lúc đó: “Trong thế kỷ 20 này, nhất là sau Công đồng, một bước tiến lớn về việc cư hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể được các cộng đoàn Kitô giáo nỗ lực thực hiện. Chiều hướng đó cần được tiếp tục phát huy nhất là trong việc cử hành Thánh lễ ngày Chúa Nhật, hầu cảm nghiệm được Chúa nhật là một ngày đức tin, một ngày của Chúa phục sinh, một ngày hồng ân của Thánh Linh và khởi đầu cho một tuần lễ Phúc Sinh mới.(6) Trong bối cảnh ấy, Cha khích lệ chúng con hăy đọc kinh Thần vụ, một kinh nguyện chính thức của Giáo Hội được dàn trải qua nhiều khoảng khắc trong ngày, theo chu kỳ của năm phụng vụ.

9. Tiếp nối năm Mân Côi, và tông thư Rosarium Virginis Mariae (Tràng Chuỗi Mân Côi của Đức trinh Nữ Maria) Cha lại trở lại chủ đề chiêm ngắm diện mạo Đức Kitô, nhưng qua lăng kiếng của Đức Maria, Cha mời gọi chúng con một lần nữa hăy lần hạt Mân Côi. Truyền thống kinh Mân Côi được Giáo huấn của Giáo Hội coi trọng và Dân Chúa hết mực sùng kính, Kinh Mân Côi suy niệm các biến cố cuộc đời Chúa được ghi trong Thánh Kinh và chiêm ngưỡng diện mạo Đức Kitô mỗi khi ngắm các mầu nhiệm và đọc các kinh Kính Mừng. Lần chuỗi là một phương pháp giáo dục t́nh yêu, nhằm kiến tạo trong trái tim chúng ta một t́nh yêu mà Đức Maria đă cưu mang Chúa Cứu Thế, Con Mẹ. Chính v́ lư lẽ ấy mà Cha thêm vào kinh Mân Côi truyền thống năm sự sáng hầu gói trọn “bản tóm lược Tin mừng” đầy đủ hơn.(7) Trong năm mầu nhiệm sự sáng đó, mầu nhiệm Thánh Thể lại chẳng là chóp đỉnh sao?

Từ năm Mân Côi bước qua Năm Thánh Thể

10. Giữa năm Mân Côi, Cha đă công bố một Văn Thư về Thánh Thể Ecclesia de Eucharistia nhằm mục đích chứng minh mầu nhiệm Thánh Thể gắn liền vơí Giáo Hội và Thánh Thể là sự sống c̣n của Giáo Hội. Cha đă mời gọi mọi tín hữu hăy cử hành hy tế Thánh Thể với ḷng tôn kính, dâng lên Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể với ḷng tôn thờ mầu nhiệm cao cả này trong cũng như ngoài thánh lễ. Trên hết Cha nhắc lại lần nữa, Thánh Thể là một nhu cầu tối hảo cho đời sống Giáo Hội và Cha xin giới thiệu Mẹ Maria như mẫu gương v́ Mẹ là một “người nữ của bí tích Thánh Thể”.(8)

Với bối cảnh đó, Cha hy vọng năm Thánh Thể sẽ mang lại nhiều lợi ích, thâu gặt nhiều thanh qủa phong phú như nhiều năm qua bằng chính việc đào sâu chủ đề Đức Kitô và chiêm ngưỡng diện mạo của Ngài. Nói cách khác, năm Thánh Thể sẽ là năm thăng tiến, đạt tới đỉnh cao của cuộc hành tŕnh niềm tin. Làm thế nào để cử hành năm Thánh Thể cho thật hiệu năng? Ở đây, Cha chỉ đơn thuần đề nghị một số phương thế hầu giúp cho mỗi người cảm nghiệm được một cách sâu xa và hiệu qủa hơn.

CHƯƠNG II

THÁNH THỂ, MẦU NHIỆM SỰ SÁNG


“Người cắt nghĩa cho các ông mọi điều Sách Thánh đă nói về Người” (Lc 24:27)

11. Tường thuật về Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmaus giúp chúng ta tập trung trước tiên vào mầu nhiệm Thánh Thể, một nhiệm tích được Dân Chúa tôn thờ: Thánh Thể là một mầu nhiệm của ánh sáng! Điều ấy có ư nghĩa ǵ và đâu là những liên hệ của bí tích này trong đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu?

Chính Chúa tự xưng ḿnh là “ánh sáng trần gian” (Gioan 8:12), điều ấy được tỏ hiện nhiều lần trong cuộc đời của Chúa như lúc Biến h́nh và Phục sinh, là những lúc thiên tính của Người được chiếu sáng. Vinh quang đó cũng được tỏ hiện trong bí tích Thánh Thể. Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin. Thiên Chúa ḥan toàn ẩn dấu trong mầu nhiệm này, Chúng ta tạ ơn Chúa Kitô, Người đă trở nên một mầu nhiệm ánh sáng soi dẫn chúng ta đi sâu vào thân t́nh của sự sống Thiên Chúa. Trong một trực cảm Rublev đă họa nên bức tranh bữa tiệc của Ba ngôi Thiên Chúa mà Thánh Thể được coi là trọng tâm của đời sống của Chúa Ba Ngôi.

12. Thánh Thể là ánh sáng của tất cả v́ trong mỗi thánh lễ, phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể được liên kết ḥa hợp cả hai bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Bánh Thánh. Sự liên tục ấy được Phúc âm thánh Gioan trong phần diễn từ về Thánh Thể, lúc Chúa giảng dậy về mầu nhiệm con người của Ngài để dẫn tới chiều kích Thánh Thể: “Thịt Ta thật là của ăn, Máu ta thật là của uống” (Gioan 6:55). Chúng ta biết lơi ấy đă làm chướng tai hầu hết những người hiện diện nghe Ngài giảng dậy nên đă bỏ Ngài. Lại chính giờ phút ấy trở thành phút giây cho Phêrô tuyên tín niềm tin thay cho các Tông đồ và thay cho Giáo hội qua mọi thời đại: “Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai? V́ Thầy có lời ban sự sống” (Gioan 6:68). Trong tường thuật của hai môn đệ trên đường Emmaus, chính Đức Kitô đă can dự vào bằng việc trưng dẫn, “khởi đầu từ Môisê qua các tiên tri”, để minh chứng “tất cả những ǵ Sách Thánh nói về Người” đă được ứng nghiệm (xem Lc 24:27). Lời của Ngài đă làm cho tâm hồn hai môn cảm thấy “bừng cháy”, giải thoát các ông khỏi sự u mê sầu muộn và thức tỉnh hai ông để khẩn khoản nài xin Chúa ở lại với hai ông: “Lạy Thầy, xin ở lại với chúng con” (xem câu 29).

13. Các nghị phụ tham dự Công đồng Vatican II trong hiến chế Sacrosanctum Concilium, đă làm cho “bàn tiệc Lời Chúa” được phong phú bằng cách tŕnh bày toàn bộ kho tàng Kinh Thánh cho tín hữu. (9) Hiệu qủa là các bài đọc Kinh Thánh dùng trong phụng vụ được công bố bằng các ngôn ngữ địa phương hầu cho những người tham dự hiểu thấu được. Đó chính là Đức Kitô nói với các tín hữu khi Lời Chúa được công bố.(10) Các nghị phụ của Công đồng cũng mời gọi các linh m?c hay chủ tế ư thức rằng bài giảng cũng là một phần của phụng vụ và bài giảng nhằm cắt nghĩa Lời Chúa hầu rút tỉa ra những ứng dụng cho cuộc sống thường nhật.(11) 40 năm sau Công đồng và đặc biệt trong Năm Thánh Thể th́ đây là một cơ hội quan trọng cho mọi cộng đoàn định gía bước tiến của ḿnh trước Lời Chúa. Không đủ chỉ công bố Lời Chúa trên bục đọc mà việc đó đ̣i hỏi phải được sửa soạn bằng suy niệm trong thinh lặng để Lời Chúa được thấm nhiễm vào tâm ḷng của những người tham dự.

“Các ngài nhận ra Chúa lúc Chúa bẻ bánh” (xem Lc 24:35)

14. Thật là ư nghĩa tiến tŕnh hai môn sinh trên đường Emmaus được sửa soạn bằng những dẫn giải của Chúa để rồi nhận ra Ngài lúc Ngài bẻ bánh; chúng ta cũng được bàn tiệc Lời Chúa sửa soạn để dẫn vào bàn tiệc Thánh Thể. Khi tâm trí được soi dẫn th́ tâm hồn cũng được rộng mở để nghe tiếng nói của các dấu chỉ. Thánh Thể được cử hành với nhiều dấu chỉ và biểu tượng phong phú hầu diễn đạt được phần nào mầu nhiệm tiềm ẩn trong đó cho các tín hữu.

Như Cha đă nhấn mạnh trong Văn kiện Ecclesia de Eucharistia, rằng mọi chiều kích của bí tích Thánh Thể đều quan trọng nên không được coi thường hoặc bỏ qua một nghi thức nào! Chúng ta không ngừng đem Thánh Thể vào cuộc sống tư riêng của chúng ta, nhưng đồng thời cũng biết tan ḥa chính ḿnh vào các chiều kích của mầu nhiệm bí tích này. “Thánh Thể là một hồng ân vô gía...”.(12)

15. Một chiều kích hiển nhiên không thể chối từ: Thánh Thể là một bữa tiệc. Bí tích Thánh Thể đă được khai sinh từ bữa tiệc ly chiều thứ năm tuần thánh. Là bữa tiệc nên có h́nh thức rất rơ rệt như: “Hăy lănh nhận mà ăn.... Sau đó Người cầm lấy chén rượu và đọc lời chúc tụng trao cho các môn đệ mà nói: Tất cả các con hăy lănh nhận mà uống” (Mathêu 26:26, 27). Điều ấy muốn nói cho mọi kẻ tin là Chúa đă muốn thiết lập Thánh Thể cho chúng ta và mời gọi chúng ta tiếp tục cử hành Thánh Thể.

Nhưng tiên quyết và trước tiên, tiệc Thánh Thể là một hy lễ. (13) Trong Thánh Thể, Đức Kitô hiện thân và làm sống động lại hy tế mà Ngài hiến tế một lần cho tất cả trên đồi Golgotha. Hiện diện trong bí tích Thánh Thể như một v́ Chúa phục sinh nên Ngài không c̣n mang thương tích nữa. Chính v́ vậy mỗi thánh lễ dâng là một cuộc “tưởng niệm” như lời tuyên xưng trong Thánh lễ chúng ta tuyên xưng: “Chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại...”. Đồng thời khi cử hành Thánh Thể cũng là lúc làm hiện tại hóa cuộc thương khó đă qua và phóng tới tương lai cho tới khi Chúa lại đến trong ngày cánh chung. Chiều kích “lữ hành” này làm cho Bí tích Thánh Thể thành một biến cố cuốn hút chúng ta và đem lại cho cuộc lữ hành trần thế của chúng ta dồi dào niềm hy vọng.

“Thầy ở cùng chúng con luôn măi...” (Mathêu 28:20)

16. Tất cả các chiều kích Thánh Thể được thâu tóm vào một khía cạch nền tảng đức tin của chúng ta là: mầu nhiệm Chúa “thực sự” hiện diện trong Thánh Thể. Theo truyền thống của Giáo Hội chúng ta tin Chúa hiện diện dưới h́nh bánh cũng như h́nh rượu, toàn diện con người Chúa Kitô, thân xác và máu huyết hiện diện trong Thánh Thể.(14) Niềm tin này giúp chúng ta ư thức rằng khi chúng ta tới với Thánh Thể là lúc chúng ta tới với chính Chúa Kitô. Nên Thánh Thể là một bữa tiệc, là cuộc tưởng nhớ tới cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa, là một cuộc lữ hành, nó siêu vượt lên trên mọi dấu chỉ và biểu tượng. Thánh Thể là một mầu nhiệm của sự hiện của Chúa như lời Người đă hứa, sẽ ở cùng chúng sinh cho tới tận thế.

Cử hành, thờ lạy, chiêm ngắm

17. Thánh Thể là một mầu nhiệm cao cả! Và là một mầu nhiệm trên tất cả các mầu nhiệm mà chúng ta phải cử hành sốt sắng. Thánh lễ phải là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu và được cả cộng đoàn cử hành trọng thể, tuân theo các luật đă được ấn định, trước sự hiện diện của cộng đoàn và của các thừa tác viên có trách nhiệm, các bài hát và nhạc phụng vụ phải thích hợp cho việc cử hành “thánh”. Một chương tŕnh đặc biệt cho năm Thánh Thể này là học hỏi những quy luật phụng vụ trong sách lễ Roma. Đó là cách thế tốt đẹp nhất đi vào mầu nhiệm cứu độ hiện diện trong các dấu chỉ thánh, đồng thời bền bỉ trung thành tuân theo năm phụng vụ. Các chủ chăn nên t́m hiểu cặn kẽ giáo lư của các Giáo phụ trong Giáo Hội, để giúp các tín hữu hiểu rơ hơn về lời đọc và các lễ nghi trong phụng vụ, để chuyển nhượng qua các dấu chỉ phụng vụ nói lên mầu nhiệm đang được cử hành, nhờ đó mà cả cuộc đời của họ được thấm nhuần trong các mầu nhiệm.

18. Cần giáo dục và vun xới ư thức xác tín về sự hiện diện thật sự của Chúa trong bí tích Thánh Thể, trong thánh lễ cũng như tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ. Ư thức đó được biểu tỏ qua giọng nói, cử chỉ, dáng điệu cũng như tác phong. Về điểm này, luật phụng vụ dậy - và gần đây Cha cũng nhấn mạnh tới (15) - tầm quan trọng của những lúc thinh lặng trong thánh lễ cũng như khi chầu Thánh Thể Chúa. Các thừa tác viên cũng như tín hữu phải có một ḷng tôn kính sâu xa dành cho Thánh Thể Chúa. (16) Sự hiện diện của Chúa trong nhà tạm phải trở thành trụ nam châm thu hút các linh hồn say mê Chúa, Đấng hằng kiên tâm sẵn sàng lắng nghe lời tâm sự cũng như nhịp đập con tim của họ. “Hăy nếm thử và nh́n coi Chúa thiện hảo dường bao!” (TV 34:8).

Trong năm Thánh Thể này mỗi giáo xứ cũng như các cộng đoàn tu sĩ nên có những giờ chầu Thánh Thể ngoài thánh lễ. Hăy dành thời giờ qùi trước Thánh Thể, Chúa Giêsu đang hiện diện trong đó, hầu đền tạ thay cho những kẻ vô ơn bội nghĩa cùng Chúa và cho những kẻ phản nghịch cùng Chúa trên khắp thế giới. Cá nhân cũng như cộng đoàn hăy thờ lạy Chúa. hăy dùng Sách Thánh, các kinh nghiệm huyền bí của các thánh xưa và nay mà cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa. Chính tràng chuỗi Mân Côi cũng bắt nguồn sâu xa từ Sách Thánh mà Cha đă đề cập tới trong Tông huấn về Kinh Mân Côi. Cùng với Mẹ chúng ta chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa.(17)

Trong năm thánh này chúng ta hăy cử hành lễ Ḿnh và Máu Chúa Kitô một cách trọng thể đặc biệt, nên tổ chức cuộc rước Thánh Thể theo truyền thống. Niềm tin của chúng ta vào một v́ Thiên chúa đă mặc lấy xác phàm chúng ta để trở thành bạn đồng hành với chúng ta trong mọi nhu cầu, ở mọi nơi; th́ chúng ta cũng phải đưa Ngài về nhà, trong gia đ́nh,ngoài phố xá của chúng ta như một diễn tả ḷng biết ơn và t́nh yêu chúng ta trước nguồn ơn thánh chẳng bao giờ cạn kiệt.

CHƯƠNG III

THÁNH THỂ - SUỐI NGUỒN VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA T̀NH HIỆP THÔNG

“Các con hăy ở lại trong Thầy, cũng như Thầy ở trong các con” (Gioan 15:4)

19. Trên đường Emmaus khi hai môn sinh nài nỉ Chúa ở lại “với” các ông, Chúa đă đáp lại và trao tặng cho các ông một món quà to lớn hơn đó là qua Thánh Thể, Ngài ở lại “trong” các ông. Tiếp rước Thánh Thể là đi sâu vào thân t́nh hiệp nhất với Chúa Giêsu. “Các con hăy ở lại trong Thầy, cũng như Thầy ở trong các con” (Gioan 15:4). Mối giao hảo này “liên kết” chúng ta lại với Chúa một cách sâu xa và hỗ tương khiến chúng ta có thể nếm cảm được hạnh phúc thiên đàng ngay tại thế. Đó lại chẳng là khát vọng lớn lao nhất của con người trần thế sao? Và đó lại chẳng phải là điều mà Chúa mong muốn khi Ngài đem ơn cứu độ vào trong hoàn vũ này sao? Thiên Chúa đă đặt để vào tâm hồn con người “khát vọng” lời Ngài (Am 8:11), một khát vọng chỉ được no thỏa khi kết hợp với Ngài. Thánh Thể được ban cho chúng ta hầu chúng ta có thể nếm cảm được sự “no phỉ” với Chúa trong khi chờ đợi ngày kết hợp trọn vẹn với Ngài trên nước trời.

Một tấm bánh, một thân thể

20. Sự kết hợp mật thiết qua bí tích Thánh Thể không thể thấu hiểu trọn vẹn được và cũng không thể tiến đạt nếu không thông hiệp với Giáo Hội. Cha đă không ngừng nhấn mạnh về điểm này trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia. Giáo Hội là Thân thể Chúa Kitô: chúng ta cùng tiến bước “với Chúa Kitô”, nghĩa là chúng ta là “phần thân thể của Người”. Chúa Kitô đă ban Thần Khí của Người đến giúp các loài thụ tạo thăng tiến và thăng tiếng cho tới t́nh trạng hiệp nhất nên một với Ngài. Và Chúa cũng không ngừng hiện diện trong Thánh Thể để nên một với chúng sinh. Trong Thánh Thể chúng ta tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể, như thánh Phaolô đă xác quyết: “Bởi v́ chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm bánh ấy, nên tuy nhiều người chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cor 10:17). Trong mầu nhiệm Thánh Thể Chúa Giêsu hiệp nhất với Giáo Hội thân thể Ngài như lời nguyện hiến tế của Ngài: “Lạy Cha, Cha ở trong con để chúng cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đă sai con” (Gioan 17:21).

21. Thánh Thể là nguồn sự hiệp nhất cho Giáo Hội và là biểu tượng vĩ đại nhất của Giáo Hội. Thánh Thể là một sự biểu tỏ hiệp thông. V́ lư do ấy mà Giáo Hội đề ra những điều kiện và quy tắc cho việc cử hành bí tích Thánh Thể.(18) Chúng ta phải ư thức rằng đó là những ǵ Chúa làm khi lập phép Thánh Thể và Ngài truyền cho chúng ta thi hành. Đó chính là sự hiệp thông các phẩm trật, theo đó th́ có nhiều vai tṛ và tác vụ khác nhau như trong Kinh Nguyện Thánh Thể đă nhắc tới: Đức thánh cha, giám mục giáo phận v.v... Đây là sự hiệp thông huynh đệ được rộng mở để yêu thương, cảm thông và tha thứ cho nhau.(19)

“... một trái tim một tâm hồn” (TĐCV 4:32)

22. Trong mỗi thánh lễ chúng ta được mời gọi xét ḿnh để xem ḿnh đă đạt tới một sự hiệp thông lư tưởng mà sách Tông Đồ Công Vụ đă viết khi đề cập tới một cộng đoàn lư tưởng cho Giáo Hội của mọi thời chưa? Một cộng đoàn Giáo Hội được quy tụ quanh các Tông đồ, để lắng nghe Lời Chúa, để chia sẻ mọi sự từ tinh thần tới vật chất (xem Acts 2:42-47; 4:32-35). Trong năm Thánh Thể này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hăy tiến đạt tới lư tưởng đó bao có thể. Mỗi người hăy nỗ lực để cảm nghiệm được lư tưởng này khi hiệp thông với giám mục giáo phận trong những dịp cử hành thánh lễ với các linh mục, phó tế và toàn Dân thánh Chúa tại nhà thờ chính ṭa.(20) Cảm nghiệm này cũng có thể t́m đạt tại các giáo xứ trong các thánh lễ đặc biệt, nối kết mọi thành phần trong giáo xứ và canh tân lại ḷng mến yêu dành cho bí tích Thánh Thể Chúa.

Ngày của Chúa

23. Một cách đặc biệt Cha mời gọi tất cả hăy cố gắng trong năm Thánh Thể này hăy cử hành thánh lễ Chúa Nhật một cách trọng thể, biến ngày đó thành ngày của Chúa và ngày của Giáo hội. Cha ước mong chúng con hăy đọc lại Tông thư Dies Domini (Ngày của Chúa) mà cha đă ban hành trước đây.“Trong Thánh lê Chúa Nhật, các tín hữu sống lại cảm nghiệm vô cùng sốt mến của các Tông Đồ vào chiều ngày Chúa sống lại, khi Đấng phục sinh hiện ra với các ông lúc các ông đang nhóm họp để cầu nguyện (xem Gioan 20:19). Trong cùng một ư nghĩa ấy, Dân Chúa trong mọi thời cũng họp nhau lại thành những nhóm nhỏ, đó là thành quả đầu tiên của Giáo Hội”.(21) Trong năm ân thánh này, các linh mục và các thừa tác viên hăy chú tâm vào việc cử hành thánh lễ ngày Chúa Nhật hầu việc cử hành phụng vụ thánh này lôi kéo mọi thành phần, mọi nhóm, mọi hội đoàn đoàn thể trong cộng đoàn lại với nhau.

CHƯƠNG IV

THÁNH THỂ, NGUYÊN TẮC VÀ KẾ HOẠCH “TRUYỀN GIÁO”

“Các ngài trỗi dậy trở về Giêrusalem ngay lập tức” (xem Lc 24:33)

24. Hai môn đệ trên đường Emmaus đă “lên đường trở lại Giêrusalem ngay tức khắc”, khi hai ông nhận ra Thầy ḿnh” (xem Lc 24:33), hầu có thể tường thuật cho các tông đồ khác những ǵ ḿnh đă nghe và thấy. Cũng thế khi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô thực sự, khi rước Ḿnh và Máu thánh Chúa, chúng ta không thể cầm giữ niềm vui mà lại không chia sẻ. Tiếp xúc với Đức Kitô, và không ngừng được kiên vững và ḥa nhập trong bí tích Thánh Thể, đ̣i hỏi Giáo Hội cũng như mỗi người chúng ta cấp thiết làm chứng tá rao truyền Tin mừng Chúa. Cha dựa vào lời thánh Phaolô “mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này là mỗi lần anh em loan truyền sự chết của Chúa cho tới khi Chúa lại đến (1 Cor 11:26) Cha cũng đă nhấn mạnh điểm này trong bài giảng khi Cha công bố năm Thánh Thể. Thánh Phaolô liên kết tiệc Thánh Thể với việc rao giảng, nghĩa là khi ta đi vào thông hiệp cuộc nạn với Chúa Kitô th́ chúng ta cũng lănh trọng trách trở thành người truyền bá điều mà nghi thức ấy cử hành.(22) Nghi thức giải tán giáo dân sau thánh lễ đă nhắn gửi sứ mệnh mời gọi hăy loan truyền Phúc âm và những giá trị Kitô hữu làm thấm nhuần vào xă hội chúng ta đang sinh sống.

25. Thánh Thể không chỉ cung cấp sức mạnh nội tâm cần thiết để thể hiện sứ mệnh truyền giáo này mà c̣n là chương tŕnh và kế hoạch cho việc truyền giáo nữa. V́ Thánh Thể là một mốt sống được Đức Giêsu chuyển đạt cho chúng ta là tín hữu của Người qua sứ điệp của Người để chúng ta đưa vào văn hóa xă hội chúng ta đang sống. Chính v́ thế mà mỗi người tín hữu cũng như mỗi cộng đoàn cần thấm nhiễm những giá trị và sứ mệnh mà bí tích Thánh Thể muốn chúng ta truyền giảng. Làm sao chúng ta có thể không nh́n nhận ra những thúc bách ấy trong năm Thánh Thể này được?

Dâng lời tạ ơn

26. Một yếu tố nền tảng cho kế hoạch năm Thánh Thể được t́m thấy trong ư nghĩa danh từ “Thánh Thể”. Thánh Thể có nghĩa là tạ ơn. Trong Chúa Giêsu, trong hy tế của Ngài, qua lời “xin vâng” vô điều kiện trước thánh ư Chúa Cha đă hàm chứa lời “xin vâng”, “cám ơn” và lời “amen” cho toàn thể nhân loại. Sứ mệnh của Giáo Hội là nhắc nhớ cho người thế này sự thật lớn lao ấy, đặc biệt giữa một thế giới trần tục ngày nay, một thế giới cố t́nh quên sự hiện hữu của Thiên Chúa, tự cho ḿnh là cùng đích và tự măn. Kế hoạch Thánh Thể hóa công ăn việc làm cho cuộc sống thường nhật, trong gia đ́nh, trường lớp, công xưởng và trong mọi cảnh sống của chúng ta để chứng minh rằng loài người thụ tạo chúng ta không thể tồn vững nếu không có Đấng Hóa Công: “Không có Chúa mọi loài sẽ bị hủy diệt”.(23) Điểm siêu việt này không ngừng nhắc nhở chúng ta cảm tạ Chúa về mọi sự chúng ta có và hiện hữu - nói khác đi, chúng ta có thái độ “Thánh Thể” là thái độ tạ ơn trước mọi thực tại trần thế hữu h́nh và giới hạn này.(24)

Trong năm Thánh Thể này mọi người cần phải dấn thân làm chứng nhân cho Chúa trong xă hội trần thế. Các con đừng ngại nói về Chúa và làm chứng cho niềm tin của chúng con. “Văn hóa Thánh Thể” cần phải được đưa ra đối thoại và cổ súy hầu mang lại sức mạnh và nên của ăn nuôi dưỡng chúng ta. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng việc tôn kính công khai thuộc lănh vực tôn giáo lại chạm tới quyền bính trần thế hoặc gây ra những thái độ chống đối. Nếu trong lịch sử có những vết nhọ gây ra bởi các tín hữu th́ như Cha đă giảng giải trong dịp mừng Năm Đại Thánh là những biến cố đó không phải do Kitô giáo gây nên! Một người biết nói lời “cám ơn” như Đức Kitô bị đóng đinh trên Thập tự th́ đều bị kết liễu đời ḿnh bằng một sự tử đạo chứ không phải là một kẻ gây rối!

Con đường huynh đệ

27. Thánh Thể không chỉ biểu lộ một sự hiệp thông trong đời sống của Giáo Hội mà c̣n là một kế hoạch của t́nh huynh đệ đại đồng của gia đ́nh nhân loại. Trong việc cử hành bí tích Thánh Thể Giáo hội không ngừng canh tân lại vai tṛ trở thành “dấu chỉ và khí cụ” của ḿnh, không chỉ kết hợp với Thiên Chúa mà thôi mà c̣n kết liên toàn thể nhân loại.(25) Mỗi thánh lễ, dù dâng riêng hay thầm kín đều mang chiều kích hoàn vũ này. Người Kitô hữu tham dự vào bí tích Thánh Thể là học đ̣i để trở thành người cổ súy hiệp thông, ḥa b́nh và huynh đệ trong mọi hoàn cảnh. Hơn bao giờ hết giữa một thế giới đầy nhiễu nhương ngày nay, v́ khởi đầu thiên niên kỷ mới này đă dẫy đầy những cảnh bạo tàn khủng bố và chiến tranh, chúng ta hăy cầu xin Thánh Thể Chúa là trường dậy ḥa b́nh, uốn ḷng của con người nam cũng như nữ thuộc mọi tầng lớp hăy ư thức trách nhiệm của ḿnh với xă hội, với văn hóa và chính trị để trở thành những người cổ súy cho ḥa giải và ḥa hợp.

Phục vụ những kẻ thấp hèn

28. Một điểm khác mà Cha muốn nhấn mạnh tới và đó cũng là kết quả thiết thực khi thông hiệp với bí tích Thánh Thể. Đó chính là sự thúc bách mà Chúa Giêsu Thánh Thể ban cho Giáo hội, là xây dựng một cộng đoàn yêu thương huynh đệ. Chính trong Thánh Thể Chúa Giêsu đă bầy tỏ cho chúng ta t́nh yêu vô bờ bến của Người mà trong liên hệ b́nh thường con người không t́m thấy được như tiêu chuẩn Chúa đă đề ra: “Ai trong các con muốn làm kẻ cầm đầu, th́ phải làm kẻ rốt hết, và làm người phục vụ cho mọi người” (Mc 9:35). Chúng ta không t́m thấy trong Phúc âm thánh Gioan tường thuật Chúa lập phép Thánh Thể, nhưng thay vào đó là hoạt cảnh “rửa chân” (xem Gioan 13:1-20): qua việc cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu giảng giải cho các ông ư nghĩa của Thánh Thể. Thánh Phaolô đă khẳng khái quả quyết rằng việc cử hành Thánh Thể sẽ thiếu xót nếu không thực thi việc chia cơm sẻ áo cho những người túng nghèo (xem1Cor 11:17-22, 27-34).

Làm thế nào chúng ta có thể cử hành năm Thánh Thể trong giáo phận cũng như tại các giáo xứ mà lại không dấn thân xây dựng t́nh huynh đệ đối với những người cô thế cô thân và những người nghèo đói trong xă hội? Cha nghĩ tới hàng trăm triệu người chết v́ những thiên tại, bệnh tật, tới nhưữg người già lăo cô đơn, tới những người nhân công thất nghiệp v́ không công ăn việc làm, tới những người tỵ nạn bơ vơ... Đó là sự dữ đang hiện diện - dù dưới góc độ khác nhau - hiện diện ngay cả những nơi văn minh vật chất dư thừa nữa! Chúng ta đừng lừa dối ḿnh nếu chúng ta biết yêu thương nhau và quảng đại chia sẻ giúp đáp những người túng quẫn, v́ có làm thế chúng ta mới được gọi thực sự là những người môn sinh theo Chúa (xem Gioan 13:35; Mathêu 25:31-46). Đó cũng là tiêu chuẩn xét xử chúng ta có sống bí tích Thánh Thể thực sự hay không.

KẾT LUẬN

29. O Sacrum Convivium, in quo Christus sumitur! Năm Thánh Thể bắt nguồn từ sự chiêm ngưỡng điều mà Giáo Hội gọi là một mầu nhiệm vĩ đại, điều mà Cha không ngừng chiêm ngưỡng và suy niệm. Cha đă nói trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia. Khi nh́n tới năm thứ 27 của triều đại giáo hoàng của Cha, Cha coi đó là một hồng ân lớn lao và Cha kêu mời toàn thể Giáo Hội hăy chiêm ngắm, tán tạ và thờ lạy bí tích Thánh Thể cực cao cực trọng. Ước mong năm Thánh Thể sẽ là cơ hội quí báu cho mỗi người thăng tiến trong việc ư thức kho tàng vô giá mà Chúa Kitô đă lại cho Giáo Hội. Ước chi năm Thánh Thể thúc đẩy mỗi người hăy tham dự thánh lễ một cách sống động, sốt mến hầu đời sống Kitô hữu của chúng con được biến đổi trong t́nh yêu.

Chắc chắn các giáo xứ tùy sẽ đón nhận được từ cha xứ và các thừa tác viên những sáng kiến để mừng năm Thánh Thể. Ủy Ban Phụng Tự và Bí Tích sẽ đề nghị những chương tŕnh và kế hoạch khác nhau. Cha không đ̣i hỏi chúng con sẽ làm những điều qúa đặc biệt bề ngoài cho bằng những sáng kiến làm thay đổi nội tâm. Nếu thành qủa đạt được giúp các cộng đoàn cử hành thánh lễ các ngày Chúa Nhật cách sốt sắng cũng như thực hiện được các giờ chầu Thánh Thể sau các thánh lễ th́ quả là năm Thánh Thể thành công mỹ măn và là hồng ân lớn lao. Chắc chắn đó là cái đích chúng ta nhắm tới, nhưng chúng ta cũng đừng tự cao tự đại, v́ chúng ta luôn trông cậy vào ơn Chúa giúp.

30. Cùng các hiền huynh giám mục, Hiền đệ tin tưởng trao phó năm Thánh Thể cho các hiền huynh và Hiền đệ tin tưởng các hiền huynh sẽ đón nhận lời mời gọi của Hiền đệ với một nhiệt huyết tông đồ.

Cùng các linh mục thân mến, các con không ngừng lặp lại lời truyền phép hàng ngày; các con là những chứng nhân và là những người loan tin phép lạ t́nh yêu xảy ra ngay trên tay các con: hăy cố gắng cử hành thánh lễ hàng ngày trong suốt năm nay với niềm vui và ḷng sốt mến như thánh lễ đầu đời linh mục của các con, các con cũng cố gắng dành thời giờ để chầu Thánh Thể Chúa đang ngự trong nhà tạm.

Cùng các phó tế, Cha mong uớc năm nay là năm hồng ân cho các con, v́ các con là những thừa tác viên của Lời Chúa và tiếp cận phụng vụ bàn thánh. Cha kêu mời các con, những thừa viên viên đọc sách và giúp lễ cũng như các thừa tác viên Thánh Thể đặc biệt, các con hăy ư thức trách vụ mà các con nhận lănh là một món qùa qúi gía mà Thánh Thể Chúa ban tặng.

Đặc biệt với các chủng sinh, các linh m?c tương lai, Cha mời gọi các con hăy lợi dụng những giây phút tại chủng viện để làm cho thánh lễ mỗi ngày là những kỷ niệm hồng. Mỗi ngày chúng con phải có thời giờ dành cho Chúa và tâm sự với Ngài trong phép Thánh Thể.

Với các tu sĩ nam nữ chúng con được mời gọi sống tận hiến và chiêm niệm: đừng bao giờ chúng con quên Chúa Giêsu đang trong nhà tạm, Ngài mơ ước chúng con đến bên Ngài hầu Ngài có thể đong đầy trái tim tâm hồn chúng con t́nh bạn chí thân, v́ chính t́nh nghĩa thiết này làm cho đời chúng con có ư nghĩa và nên trọn hảo.

Đối các tín hữu, ước mong chúng con tái khám phá ra món qùa Thánh Thể là ánh sáng và sức mạnh cho mỗi ngày sống của chúng con. Giữa trăm cảnh ngộ khác nhau, chúng con tái khám phá lại nét đẹp tṛn đầy và sứ mệnh của gia đ́nh chúng con.

C̣n chung con giới trẻ, Cha kỳ vọng nơi chúng con, Cha mong gặp chúng con trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ ở Cologne. Với chủ đề “chúng ta hăy đến thờ lạy Người” gợi lên cho chúng con kinh nghiệm tốt đẹp nhất trong năm Thánh Thể này. Các con hăy dâng cho Chúa khi gặp gỡ Ngài đang ẩn náu trong phép Thánh Thể, tất cả nhiệt huyết tuổi trẻ của chúng con, những hy vọng và cả những khát vọng yêu thương của chúng con.

31. Chúng ta có các thánh là những mẫu gương, các Ngài đă t́m được của ăn dưỡng nuôi các Ngài trên con đường tiến tới sự thánh thiện. Biết bao lần các Ngài đă rơi lệ cảm động trước sự hiện diện của bí tích cực thánh này, hoặc trải qua hàng giờ ngất trí và say mến niềm vui không diễn đạt được trước nhà tạm Chúa. “Giáo Hội nh́n lên Đức Maria như mẫu gương, để bắt chước t́nh yêu Mẹ dành cho mầu nhiệm cực thánh này”.(26) Thánh Thể mà chúng ta rước lấy là Thiên Chúa nhập thể, Con của Mẹ: Kính chào thân xác đă được Đức Nữ trinh sinh ra - Ave verum corpus natum de Maria Virgine. Trong năm hồng ân này, nhờ Mẹ phù tŕ, xin cho Giáo Hội khám phá ra niềm phấn kích mới cho sứ mệnh truyền giáo và được thấu triệt trọn vẹn Thánh Thể Chúa chính là nguồn và cùng đích cho cuộc sống của Giáo Hội.

Cha gửi tới tất cả chúng con phép lành của Cha như bảo chứng ân sủng và niềm vui.

Từ điện Vatican, ngày 7/10/2004 nhân ngày Lễ Mân Côi và là 26 năm triều đại giáo hoàng của Cha.

Đức Gioan Phaolô II

Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb dịch


(1) Hiến Chế Mục Vụ: Gaudium Et Spes, 45.

(2) Ibid., 22.

(3) No. 55: AAS 87 (1995), 38.

(4) Nos. 32-34: AAS 90 (1998), 732-734.

(5) Nos. 30-32: AAS 93 (2001), 287-289.

(6) Ibid., 35: loc. cit., 290-291.

(7) Xem Tông huấn Rosarium Virginis Mariae (16 October 2002), 19-21: AAS 95 (2003), 18-20.

(8) Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (17 April 2003), 53: AAS 95 (2003), 469.

(9) No. 51.

(10) Ibid., 7.

(11) Ibid., 52.

(12) Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (17 April 2003), 10: AAS 95 (2003), 439.

(13) Xem John Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (17/4/ 2003), 10: AAS 95 (2003), 439. Ủy Ban Phụng Tự và Bí tích, Hướng dẫn Redemptionis Sacramentum về một số điều phải giữ hoạc tánh khi cử hành Bí tích Thánh Thể (25/3/ 2004), 38: Báo L'Osservatore Romano, 28/4/2004, Số đặc biệt, trang 3.

(14) Xem Thông điệp Mysterium Fidei (3/9/1965), 39: AAS 57 (1965), 764; Ủy Ban về nghi Lễ, Hướng dẫn Eucharisticum Mysterium việc tôn thờ Thánh Thể (25/5/1967), 9: AAS 59 (1967), 547.

(15) Xem Văn thư Spiritus et Sponsa, nhân kỷ niệm 40 Hiến Chế Sacrosanctum Concilium (4/12/ 2003), 13: AAS 96 (2004), 425.

(16) Xem Congregation Ủy Ban Phụng Tự và Bí tích, Hướng dẫn Redemptionis Sacramentum về một số điều phải giữ hoạc tánh khi cử hành Bí tích Thánh Thể (25/3/ 2004): Báo L'Osservatore Romano, 28/4/2004, Số đặc biệt,

(17) Ibid., 137, loc. cit., p.11.

(18) Xem John Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (17/4/ 2003), 44: AAS 95 (2003), 462; Giáo luật, số 908; Luật Giáo Hội Đông Phương số 702; Uỷ ban Đại kết, Directorium Oecumenicum (25/3/1993), 122-125, 129-131: AAS 85 (1993), 1086-1089; Ủy Ban Tín Lư, Thư Ad Exsequendam (18 May 2001): AAS 93 (2001), 786.

(19) Xem Đức Gioan Phaolô II, Tông thư Novo Millennio Ineunte (6 January 2001), 43: AAS 93 (2001), 297.

(20) Xem CĐ Vatican Hiến Chế Phụng Vụ Sacrosanctum Concilium, 41.

(21) No. 33: AAS 90 (1998), 733.

(22) Xem Bài giảng của ĐTC ngày Lễ Ḿnh Và Máu Thánhchúa (10/6/2004): Báo L'Osservatore Romano, 11-12/6/2004, trang 6.

(23) Vatican II về Đai Kết, Hiến Chế Gaudium et Spes, 36.

(24) Ibid.

(25) Xem Vatican II về Đai Kết, Hiến Chế Giáo Hội - Lumen Gentium, 1.

(26) Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia (17/4/2003), 53: AAS 95 (2003), 469.