NHỮNG HỐI TIẾC MUỘN MÀNG

HẠT CÁT

Trong cuộc đời, có ai là người không có lúc cảm thấy hối tiếc về những hành động, những quyết định của mình đã làm? Tuổi đời càng cao, hối tiếc càng nhiều. Những tiếng thở dài, những lần gục đầu như vết mực loang, như nét vẽ sai chân dung cuộc đời.

Có những hối tiếc ta có thể phản tỉnh và chỗi dậy. Có NHỮNG HỐI TIẾC MUÔN MÀNG, quá muộn màng để có thể bắt đầu lại. Trong bộ phim tập "Bao Công xử án", có thể cho chúng ta những bài học thật hay. Bao Công là một quan án chí công vô tư, lại có khả năng xét án như thần. Ông được người đời khen tặng biệt hiệu "Bao thanh thiên". Những ngườI được ông xử, dù với kết quả ra sao, cũng khẩu phục, tâm phục. Xin đan cử một vụ án:

Mai Lạc Thiên là một thanh tra văn võ song toàn, tiếng tăm lừng lẫy. Suốt đời ngang dọc, ông đã lập được thành tích chưa bắt lầm một ai. Nhưng oái oăm thay, chính trong ngày ông được nhà vua ban tặng danh hiệu "Mai Thần bộ". Bao Công cũng có mặt để nâng ly chúc mừng, thì một người mắc bệnh cùi tên Lâm Đăng Tài xuất hiện xin gặp Mai Lạc Thiên. Mục đích của Lâm Đăng Tài đến để thú tội vớI Mai Lạc Thiên về vụ án 20 năm trước, Mai Lạc Thiên đã xử tội chết cho Bạch Linh Phong. Ông nói, chính ông đã gài bẫy vu họa cho Bạch Linh Phong. Ông tin tưởng ông mắc bệnh cùi là do qủa báo của tội ác năm xưa, cho nên nay ông cảm thấy vô cùng hối hận, và muốn rửa oan cho Bạch Linh Phong. Ông xác nhận ông mới là người có tội! Như một gáo nước lạnh đổ lên đầu, Mai Lạc Thiên chết đứng như Từ Hải. Những nghi vấn dần dần trở lại trong đầu. Cuối cùng, Mai Lạc Thiên thấy mình đã thực sự giết lầm người. Nhưng thay vì khiêm tốn chấp nhận lầm lẫn, Mai Lạc Thiên vì chút hư danh, đã bắt đầu gây nên một chuỗi những tội ác tầy trời: Giết Lâm Đăng Tài, giết tình nhân cũ Lý Giao Cầm với mục đích vu oan cho Bạch Tuyết Sang, là con của Bạch Linh Phong. "Giết ngườI thì phải chết ". Bộ luật Đại Tống ghi rõ! Sự việc đến tai Bao Công. Sau một thời gian theo dõi điều tra, Bao Công biết rõ, chính Mai Lạc Thiên là thủ phạm giết người bịt miệng. Nhiều lần Mai Lạc Thiên được mời đến phủ Khai Phong để được hỏi cung. Bao Công đã hết lời phân giải, khuyến khích để Mai Lạc Thiên nhận lỗi và thôi giết người vô tội. Nhưng danh vọng như mây mù che mắt, cho nên dù với những chứng cớ khá rõ ràng, Mai Lạc Thiên vẫn một mực chối tội. Sau cùng, Bao Công đã để cho con gái của Mai Lạc Thiên là Mai Yến Thi đứng ngoài cửa công đường để nghe cuộc đối đáp, đúng hơn, để nhận ra bộ mặt thật cuả cha cô. Mai Yến Thi đã biết rõ những hành động sai quấy của cha. Nhưng mặc dù là một cô gái có lương tâm trong sáng, cô cũng không thể đứng ra tố cáo cha. Cũng như mọi lần, sau lần chối tội thành công, Mai lạc Thiên hiên ngang bước ra khỏi công đường. Tới cửa thì gặp con gái. Hai cha con ôm nhau. Mai Yến Thi thưa với cha trong tiếng nấc nghẹn ngào: "Từ trước tớI nay, trong tâm hồn con, cha là một đấng đại anh hùng mà con hằng cảm phục, tôn kính. Nhưng nay không còn nữa. Cha của con bây giờ không phải là cha trong tâm hồn con khi xưa. Hình ảnh ấy đã chết rồi... " Bị xúc động bởi những lời này của con gái, Mai Lạc Thiên lấy lại được nghị lực. Ông trấn an con gái, rồi mạnh dạn quay trở lại công đường, tháo gỡ mũ quan, và qùi xuống trước mặt Bao Công. Bao Công hỏi: "Ông đã phản tỉnh? "

- "Vâng, đại nhân anh minh. Tội nhân Mai Lạc Thiên xin nhận hết tội lỗi... Nếu ngay từ đầu, hạ quan chấp nhận sư lầm lẫn, thì mọi chuyện đã được giải quyết êm thỏa. Nhưng thực tế lại không dễ để hạ quan nhận lỗi như vậy! Nay mọi sự đã quá trễ. Xin đại nhân định tội. "

Bao Công lắc đầu thở dài: "Qúa muộn mất rồi. Thật đáng tiếc! ". Và bản án tử "trảm đầu hổ " đã được dành sẵn cho Mai Lạc Thiên!

Nhìn người lại nghĩ đến ta. Câu chuyện hối lỗi muộn màng của Mai Lạc Thiên, cho chúng ta một suy tư về NH"NG HỐI TIẾC MUỘN MÀNG của phần tâm linh. Trong một lần xử, Trước thái độ cố chấp của Mai lạc Thiên, Bao Công đã phải viện đến thần linh để hy vọng giúp ông phản tỉnh kịp thời: "Ngẩng đầu 3 tấc có thần linh!" Nhưng lúc ấy, thần linh cũng không gía trị bằng cái hào quang hư danh trên đầu! Trước mặt Mai Lạc Thiên chỉ có danh vọng, giầu sang cùng kẻ hầu người hạ, tâng bốc khen lao. Nay nếu ông cúi đầu nhận tội, thì tất cả sẽ biến thành mây khói. Thần linh cũng không thể hiện hình để trả lại cho ông những gì ông bị mất! Cái lý luận rất thực tế đó đã khiến Mai Lạc Thiên càng trở nên mù quáng, cố chấp hơn.

ThờI đại ngày nay được coi là văn minh tiến bộ vượt bực. Những phát minh khoa học càng ngày càng giúp cho đời sống con người có được những tiện nghi thoải mái, dễ chịu. Người ta chỉ cần ở nhà, nhấc điện thoại lên là mua được những thứ cần, khỏi phải đi bộ, gồng gánh kềnh càng như xưa. Những biến cố xảy ra mãi tận bên kia qủa địa cầu, chỉ cần vài phút sau, người ta có thể nghe và thấy rõ như đang xảy ra trong phòng mình vậy! Lo chi thời tiết nóng hay lạnh, đã có máy điều hòa không khí. Ra khỏi cửa là bước lên xe. Xa nữa thì lên máy bay... Thiên đàng hạ giới đang trong tầm tay! bồng bềnh trước mắt. Hấp dẫn. Quyến rũ. Cơn sốt vật chất đang làm cho nhiều người ra mê man, dành giật. Họ sẵn sàng xử dụng mọi phương tiện để mong chiếm được chút của cải, hy vọng biến môi trường sống trở thành thiên đàng hạ giới. Bầu không khí độc hại của chủ nghĩa vô thần duy vật, đang có nguy cơ huỷ hoại đời sống tinh thần của con người thời nay. Nó như chất keo gắn chặt con ngườI vào với cuộc đời tạm bợ này. Người ta có thời giờ để bon chen và hưởng thụ, nhưng không có thì giờ để suy tư, dù là suy tư những tư tưởng rất căn bản và sát thân. Có lẽ thi sĩ Beaudelaire có lý khi ông nói: "Sự thành công của ma qủi là nó thuyết phục được con người rằng, nó không hiện hữu. " Những ý niệm về Thiên đàng, hỏa ngục, ít ra là hỏa ngục, đã bị chối bỏ bởi biết bao người thuộc mọi tầng lớp. Báo Sydney morning Herald ra ngày 18-9-1997, có đăng một tít dài tường thuật về Đức giám mục John Shelby Spong thuộc giáo phái Episcopal bên Mỹ (tương tự như Anh giáo). Ngài là một nhà thần học cấp tiến gây nhiều tranh luận nhất trong vòng vài thập niên qua. Trong dịp thăm Úc châu lần này, với mục đích giới thiệu cuốn sách mới nhất của ngài "Liberating the Gospels " ( giải phóng Kinh thánh ). Đức Giám mục Spong thẳng thừng phê bình Giáo hội ở Sydney là gần như hoàn toàn không phù hợp với thế giới tân tiến. Và vì Ngài đả phá rất nhiều khía cạnh thuộc lãnh vực tín lý, thần học rất căn bản của các giáo hội Kytô giáo nói chung, cho nên khi được hỏi, liệu ngài có cảm thấy sợ hãi sau khi chết, phải ra trước tòa phán xét của Thiên Chúa, và chịu hình phạt hỏa ngục không. Đức giám mục Spong trả lời: "Không. Tôi không lo lắng gì về điều ấy. Đây là vấn nạn của Giáo hội Công giáo La Mã. Chỉ có Giáo hội Công giáo La Mã mới xử dụng chiêu bài Thiên đàng, hỏa ngục để điều khiển hành động con người, và làm cho những người tin theo phải sợ hãi mà thôi! "

Đọc lời tuyên bố này của vị Giám mục cấp tiến thuộc giáo phái Episcopal, làm chúng ta liên tưởng đến lời khuyên khôn ngoan của Đức tổng giám mục Nguyễn văn Thuận: "Đừng nhắm mắt không tin có hỏa ngục, kẻo mở mắt ra, thấy mình trong hỏa ngục. " (Đ.H.V). Một vị thánh thời nay cũng nói: "Bạn không tin có hỏa ngục, nhưng lỡ sau khi chết, lại có hỏa ngục thì sao? Tốt nhất hãy tin có hỏa ngục, để rồi nếu có thật, thì đỡ cho ta. Còn nếu không có, thì ta cũng chẳng mất mát gì! "

Nhiều người lý luận, nếu Thiên chúa là cha nhân từ và thương xót, thì Ngài không thể dựng nên địa ngục để giam cầm, hành hạ những người bất hạnh muôn kiếp trong đó! Thiên chúa không trừng phạt những người phản lại Ngài, bằng cách ném họ vào địa ngục đời đời. "Ta là đấng Thánh ở giữa ngươi. Ta không thích tiêu diệt " (Os. XI,9). Chính con người bằng sự tự do, một nét đặc thù của Thiên chúa, mà Ngài đã rộng ban cho con người được chia sẻ, đã khước từ lời mời gọi nên một trong tình yêu Ngài, "Các con hãy ở lại trong tình yêu của Ta. Nếu các con giữ các giới răn của Ta, các con sống trong tình yêu Ta "(Jo.XV,9-10). "Điều Ta truyền cho các con là, Các con hãy yêu thương nhau " (Jo.XV,17). Khi còn sống, "chẳng ai thấy Thiên chúa bao giờ, (cho nên) nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên chúa ở trong ta "(1Jo.IV,12). Yêu đồng loại là yêu Thiên chúa, đó là "dấu để thiên hạ nhận biết các con là môn đệ Ta " (JoXIII,35). Mẹ Terexa Calcutta, khi hoạt động bác ái, mẹ không "chiêu dụ" ai trở lại đạo Công giáo. Mẹ thường khuyên mọi người hãy sống tốt đạo họ đang theo. Còn trở lại hay không, là công việc của ơn Chúa. Mẹ hiểu đâu là "dấu hiệu thật" của con cái Chúa. Mẹ Terexa Calcutta kể, có lần một cặp tân hôn đem đến cho Mẹ 10,000 rubi (đơn vị tiền Ấn Độ ). Họ theo đạo Hindu (Một chi nhánh của Ấn độ giáo). Họ nói, họ không tổ chức đám cưới, cũng không mua sắm đồ cưới, nhưng dành trọn số tiền này cho mẹ, để mẹ giúp những người nghèo khổ! Lần khác, có mấy vị sư người Nhật tới thăm mẹ. Sau khi nghe mẹ kể, mẹ và các chị dòng Bác ái mỗi tháng nhịn ăn một ngày, để lấy tiền đó giúp người nghèo. Ít lâu sau, mẹ nhận đươc một số tiền khá lớn, do các vị sư người Nhật này gửi tới. Mẹ nói, mẹ không biết các vị sư đó đã khuyên được bao nhiêu người nhịn ăn, để có được số tiền này. Thiên đàng đó! Thiên đàng ngay ở đờI này.

Đối nghịch với Thiên đàng là địa ngục. Những người ich kỷ, lòng tham không đáy, họ tự xây bức tường kiên cố để cô lập họ với đồng loại. Họ tự đào một hố sâu để cách ly những Lazarô nghèo khổ, bệnh tật, đến nỗi một mẩu bánh rơi cũng không tới được tay Lazarô, chỉ có đàn chó tới liếm những vết lở loét của Lazaro thôi. Sự cách biệt sâu sắc này thật là khốc liệt, đến nỗi ở giữa con và chúng ta có một vực thẳm ngăn cách, khiến cho tự bên này, ai muốn qua chỗ chúng con cũng không được, và tự bên ấy, không ai qua chỗ chúng ta đây được "(Luc.XVI,26). Điều này cho chúng ta hiểu đoạn Phúc âm Chúa nói về ngày phán xét chung. Tiêu chuẩn để Chúa định công tội là tình thương yêu đồng loại. Thánh Gioan giải thích thêm: "Ai có của cải, và thấy anh em mình phải túng thiếu, mà khóa lòng lại với anh em, thì làm sao tình yêu của Thiên chúa có thể ở trong họ được? "(1Jo.III,17) Một ngườI không có tình thương yêu, thì cũng không thích hợp với Thiên đàng là nơi chỉ dành cho những ngườI giầu tình thương yêu, vì "Thiên chúa là tình yêu" (1Jo.IV,8). Không về với Thiên chúa là sống trong địa ngục. Vậy địa ngục là tình trạng bị chia lìa với Thiên chúa, Đấng là tình yêu, nguồn hạnh phúc, là lương thực nuôi sống muôn đời, là suối bình an, là chân thiện mỹ, là cùng đích và niềm khát vọng tuyệt đối của linh hồn.

Linh hồn là vật thiêng không bao giờ chết. Một lần cho vĩnh viễn. Cho nên khi còn sống, con người phải nghiêm chỉnh cân nhắc hơn thiệt. Lời Chúa: "Không ai được làm tôi hai chủ "(Luc.XVI,13), luôn là một thách đố cho con người ở mọi thời đại. Nó càng trở nên một vấn đề hóc búa, đôi khi rướm máu cho con người thời nay. Thiên chúa hay tiền của? Giữ luật Chúa, hay nhắm mắt bỏ qua để được chút tiện nghi vật chất? Yêu thương chia sẻ, hay tham lam ích kỷ?... Phải có lý do sâu thẳm mới khiến Ngôi Hai Thiên chúa giáng trần nơi chuồng bò hôi hám, ngoài cánh đồng trống vắng, giữa đêm đông lạnh gía, và chịu kiếp sống nghèo hèn, lam lũ! Của cải vật chất tuy dù bản chất không xấu. Những tiện nghi của thời đại tiên tiến không phải đáng chê, nhưng tâm lý cho thấy, càng nhiều tiền của, con người càng có khuynh hướng xa rời Thiên chúa. Một cuộc sống thoải mái với qúa nhiều tiện nghi vật chất, thường dễ làm cho con người trở nên lười biếng trong việc thực thi Lời Chúa, trong việc giữ đạo. Để rồi dần dần, người ta đóng cửa lòng lại như đóng chặt cửa nhà kho, để một mình hưởng thụ. Họ rơi vào nguy cơ bỏ quên Thiên chúa và xa rời đồng loại khốn khổ. Vô tình họ sao lại y hệt hình ảnh "Ông phú hộ và Lazaro", và hình ảnh của dụ ngôn "Người giầu ác ôn" trong Phúc Âm: "Hồn ta ơi, người có của cải dư thừa nhiều năm. Nghỉ ngơi ăn uống và vui chơi đi! " Nhưng Thiên chúa bảo nó: "Đồ ngốc! Ngay đêm nay có người đòi mạng ngươi. Của cải ngươi tích trữ sẽ về tay ai? " (Luc. XVI 19-20).

Những dụ ngôn này của Chúa đã trở thành hiện thực ở tốc độ gần như hàng ngày trong cuộc sống con người. Có ai nghĩ rằng, một vị công nương xinh đẹp, cao sang, quyền qúi như Diana lại có thể bị chết vì tai nạn xe hơi, gây nên bởi bác tài xế say rượu và dùng ma túy, đã chạy xe với tốc độ nhanh kinh khủng 200 cây số giờ, ở một đọan đường chỉ được phép chạy 50 cây số giờ? Trong một buổi trực tiếp truyền hình trên T.V., người điều khiển chương trình hỏi đặc phái viên ở Luân Đôn, dân chúng Luân Đôn nghĩ sao về tin người tài xế lái xe cho công nương Diana là người say rượu, đặc phái viên này trả lời: "Dân chúng nói, họ không hiểu tại sao mẹ của một vị vua tương lai nước Anh, lại để cho một người say rượu lái xe? ". Gần đây báo chí còn tiết lộ, trong ngày xảy ra tai nạn, công nương Diana đã hai lần từ chối sự bảo vệ của cảnh sát Pháp. "Định mệnh" nào đã dun dủi, đưa đảy công nương Diana vào một tai nạn gần như "kỳ cục" như thế, để đưa đến cái chết cho 3 mạng người thuộc giới thượng lưu, giầu có: Công nương Diana, chàng trai Dodi hào hoa phong nhã, con một tỷ phú, và là người tình may mắn của công nương Diana, và bác tài "bất đắc dĩ" Henry Paul, là nhân vật thân cận của tỷ phú Mohamed Al-Fauyed? Chúng ta cầu nguyện và tin tưởng công nương Diana, (cũng như người yêu Dodi của công nương, và Henry Paul), không thuộc hạng "Đồ ngốc" của dụ ngôn trên kia. Nhưng đức tin cũng dạy chúng ta, hiện đã có vô vàn "Đồ ngốc" đang trầm luân muôn kiếp trong địa ngục, những linh hồn ngày đêm đang bị dày vò bởi NH"NG HỐI TIẾC MUÔN MÀNG !

Giáo hội là mẹ nhân lành luôn cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta, trần gian này chỉ là quê tạm, "sống gửi thác về ". Thiên đàng mới là quê thật mà Thiên chúa là cha đầy tình thương yêu, đã "sắm sẵn từ khi dựng lên trời đất" (Matt. XXV,34) để cho các con cái Ngài hưởng, sau khi đã làm trọn ý cha nơi dương thế.

Sau cái chết của công nương Diana một tuần, cả thế giới lại bàng hoàng xúc động khi nghe tin mẹ Terexa Calcutta qua đời. Mẹ Terexa Calcutta chính là hình ảnh người Samaritano tốt lành; là Veronica can đảm lau mặt Chúa; là Simeong vác đỡ thập gía Chúa; là Giuse và Nicodemo mai táng Chúa; và vì đời mẹ là cuộc đời đem tin mừng cho người nghèo khổ, cho nên mẹ cũng là hình ảnh một Maria, người đầu tiên được Chúa Kyto phục sinh hiện ra, sai đi báo tin mừng cho các tông đồ, và những người khác. 87 năm cuộc đời tận tình theo Chúa, phục vụ tha nhân, nhất là những người nghèo khổ, cùng cực trong xã hội. Nhiều người đã gọi mẹ là "vị thánh của những kẻ đầu đường xó chợ ". Tuổi đời của mẹ kể đã cao, nhưng cũng chẳng dài: "Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy!" Mẹ Terexa đi con đường hẹp, nhưng sao như mẹ vẫn thêng thang, tự toại? Chắc chắn mẹ đã nếm được hương vị ngọt ngào của lời Chúa: "Ách Ta êm ái, gánh Ta nhẹ nhàng ". Cho nên, trên khuôn mặt tuy khắc khổ, hằn lên những vết nhăn của một đời phục vụ, ánh mắt mẹ vẫn ngời sáng, trên môi thường điểm nụ cười. Có lần, một phóng viên hỏi, mẹ có sợ chết không? Mở to đôi mắt, mẹ Terexa Calcutta hỏi lại: "Sợ cái gì? Sợ vì được về với Chúa? " và mẹ nở một nụ cười rạng rỡ thay cho câu trả lời.

Tháng 11 là tháng giáo hội mời gọi chúng ta không chỉ nhớ,và cầu nguyện cho những người đã khuất, nhưng còn đặc biệt suy tư về những tấm gương như thế. Những cái chết vô lý, bất đắc kỳ tử; những tấm gương trong sáng của một đời theo Chúa, phục vụ tha nhân. Những khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực của cuộc sống luôn bày xóa trước mắt, như răn đe, như khuyến khích. Thiên chúa để như vậy, vì con người gồm có hồn và xác, tức có trong và đục, tinh tế và chậm chạp, nhạy bén và ù lỳ. Linh hồn là hình ảnh Thiên chúa nên trong sáng và hướng thượng. Xác là vật chất nên thường nặng nề, u mê. Nó như ngựa bất kham mà linh hồn phải xử dụng như phương tiện, để đi từ cõi đất về cõi trời, nên phải uốn nắn, khuất phục, để nó trở nên thuần thục. Nếu không, linh hồn sẽ bị nó hất xuống hố. Đây là cuộc chiến tuy âm thầm nhưng rất quyết liệt và dai dẳng. Nó chỉ chấm dứt để phân thắng bại chung kết, khi con người nhắm mắt suôi tay. Yếu tố để phân thắng bại này không hề dựa trên sự may rủi, như khi chơi một canh bạc. Ta thắng, thì đó là kết qủa của những năm tháng cố gắng tu luyện bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Ta bại, không phải vì Thiên chúa đã bỏ ta, mà vì ta đã bỏ rơi Thiên chúa bên lề cuộc đời. Đừng tưởng ta mới là người sợ mất Chúa. Thực ra, chính Chúa là đấng sợ mất chúng ta, hơn chúng ta sợ mất Chúa. "Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên chúa, nhưng chính Người đã yêu chúng ta trước " (Jo.IV 11-12). Đó là lý do tại sao Ngài đành bỏ trời cao, "đem thân đội lốt người phàm" để ăn xin tình yêu của con người. Tình yêu không thể là một ép buộc. Nếu một vị hoàng tử đem lòng yêu một cô gái lọ lem. Nhưng cô gái lọ lem lại quay mặt đi với vị hoàng tử, để chọn "củ hành củ tỏi nước Êgíptô ", thì vị hoàng tử cũng không thể kề gươm vào cổ cô gái để ép tình được! Điều này giải thích lý do tại sao, khi "con mắt linh hồn mở ra", người ta mới thấy mình "đổi của thật lấy toàn của gỉa " (ĐHV), để bắt đầu cảm thấy hối tiếc, rồi đấm ngực, giật tóc, khóc than ... Địa ngục là thế! NHỮNG HỐI TIẾC MUỘN MÀNG là thế!

Con người có lợi điểm hơn các Thiên thần ở chỗ con người có thể làm lại cuộc đời. Thiên thần một lần vấp ngã là vĩnh viễn trầm luân. Con người sau những lần sa ngã, vẫn có thể trỗi dậy để làm lại cuộc đời. Đức mẹ đã nói: "Không bao giờ quá trễ để trở lại". Điều này có nghĩa là, hãy trở lại ngay từ bây giờ! đừng chờ tới ngày mai. "Hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày, cũng không biết giờ " (Matt.XXV 13). Giờ đó có thể là một năm sau, có thể mười năm sau, mà cũng có thể là đêm nay. "Đồ ngốc! ngay đêm nay, có kẻ sẽ đòi mạng ngươi! "
"NHỮNG HỐI TIẾC MUỘN MÀNG "
là tên của ngườI đàn bà đã sinh ra ĐIA NGUC.

H Ạ T C Á T