Tám Bước
Trên Đường Tu Đức
theo
Thánh Gioan Thánh Giá


(Mai Thư)

 


Mục lục

 Lời mở đầu
 Thời khắc nồng nhiệt (The moment of fervor)
 Thời khắc độ lượng (Moment of Generosity)
 
Thời khắc đau khổ (Moment of Suffering)
 Thời khắc tẻ nhạt (Moment of Flatness)
 Thời khắc nuối tiếc (Moment of Longing)
 Thời khắc dốc lòng (Moment of Commitment)
 Thời khắc đen tối (Moment of Darkness)
 Thời khắc hiệp nhất (Moment of Union)

 

 

 

Lời mở đầu


Tám bước trên dường dẫn tới một đời sống Tu Đức lành mạnh: Theo chân Thánh Gioan Thánh Gíá Tim chúng ta có nhiều ước muốn, một số nằm ngay trên bề mặt, một số nằm tận đáy sâu. Nhưng có lẽ chỉ có một ước muốn chung mà tất cả chúng ta đều có đó là ước muốn tìm được chính nguồn gốc của sự sống. Steven Spielberg trình bày cuộc đời của Indiana Jones như những dụ ngôn của ngày nay nhắm vào ước muốn sâu thẳm này của nhân loại.

Trong các cuốn phim về Indiana Jones, chúng ta được theo rõi nhưng cuộc phiêu lưu kỳ thú. Trong phim "Raiders of the Lost Ark" chúng ta theo rõi Indina Jones trong sự theo đuổi một kho tàng cổ, đó là "hòm bia giao ước". Indy phải tranh đua với một nhà khảo cổ danh tiếng trong công cuộc khám phá này.

Nhà khảo cổ rất tiếc lại làm việc cho quân đội Đức. Tất cả mọi người đều hiểu rằng, việc tìm ra hòm bia giao ước" sẽ đem lại quyền năng to tát cho người khám phá. Không may thay, chính bọn gian ác lại chiếm giữ được hòm bia.

Trong khi chúng tìm cách chuyên chở bảo vật này về bộ chỉ huy Đức, chúng đã không thể cưỡng lại ước muốn nhìn trộm một tí. Trong một khung cảnh man dại, chúng bắt đầu cậy thùng chứa hòm bia. Quyền lực của hòm bia được giải thoát. May mắn thay, Indy nhớ được rằng theo Kinh Thánh, Kẻ nào nhìn thẳng vào mặt Thiên Chúa sẽ phải chết. Indy đã che mắt trong khi chứng kiến những kẻ khác bị tan biến bởi quyền lục chính chúng đã giải thoát. Trong "Indiana Jones and the Temple f Doom", Indy đuổi theo một viên ngọc qúy, đã bị trộm của một làng nhỏ và đem tới một cung điện gần đó, nơi có nhiều chuyện kỳ lạ xảy ra.

Viên ngọc là một trong năm viên ngọc Sankara. Sankara là một thiền sư được Thần Shiva trao cho những viên ngọc này. Các viên ngọc có những đặc tính kỳ diệu, và được ban cho để chống lại quyền lực của ma qủy. Bây giờ chúng lại được dùng để phá hoại.

Trong một cảnh cuối phim, Indy rượt đuổi dưới đường hầm của cung điện trên một chiếc xe thợ mỏ và tìm được viên ngọc đồng thời giải phóng được dân làng và trẻ em bị bắt giữ làm nô lệ dưới hầm.
Trong "Indiana Jones and the Last Crusade" chúng ta được gặp cha của Indy, một nhà học giả nổi tiếng đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm Chén Thánh của Bữa Tiệc Ly. Gần đây ông đã giải được mật mã của một mật thư giúp cho ông biết được chỗ cất dấu Chén Thánh. Địch thủ trong vụ này là một triệu phú, một người đã biết rằng kẻ uống chén này sẽ được trường sinh .

Người này đã điên rồ nghĩ rằng chén thánh là nguồn suối trường sinh cho riêng mình. Hắn đã hiểu ý nghĩ đen của lời Chúạ Cuộc chạy đua được tiếp diễn. Màn cuối cùng trong cuốn phim cho thấy ông triệu phú là người đầu tiên vào hang động. Tiếc thay ông ta đã uống nhầm chén khác và bị tiêu huỷ trước mắt chúng ta.

Indy vào hang, uống đúng chén thánh, rồi đem chén này đến cho cha mình, là nguời dã bị bắn và bị thương trong cuộc đuổi bắt. Indy đổ chén chữa thương trên mình cha mình, trước khi chén bị tuột khỏi tay và bị chôn vùi trong khi hang bị sập.

Steven Spielberg đã vay mượn ba biểu tượng tôn giáo rất hùng mạnh (Hòm Bia, viên ngọc, Chén Thánh) từ ba tôn giáo lớn - Do Thái Giáo, Ấn Độ Giáo và Thiên Chúa Giáọ Trong cả ba câu chuyện được ông trình bày khéo léo chung quanh sự dễ vuột mất của quyền lực chứa đựng trong mỗi truyền thống, chúng ta thấy phim cấu kết với biểu tượng bị mất đi một lần nữa. Trên hết ,Spielberg đã kể câu chuyện về các cuộc chay đua, tìm kiếm và tham vọng khủng khiếp của trái tim con ngưòị Trong cả ba câu chuyện, Spielberg dường như giả dụ rằng sự thích thú nhất trong đời chỉ có thể tìm được trong sự theo đuổi chính nguồn sống. Các truyền thống tu đức cho chúng ta biết nguồn của sự sống chính là Thiên Chúa, cũng có ước muốn được kết hợp với chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta nối kết với sự hiện diện cứu chuộc và tình yêu chữa lành của Ngài. Đây là nguyên tắc đầu tiên trong đời sống tu đức. Dây là khởi điểm cho bất cứ sự tăng trưởng của đời sống thiêng liêng nào. Nếu chúng ta muốn đến gần Chúa, điều quan trọng là chúng ta cũng phải ý thức rằng Chúa cũng muốn đên gần với chúng ta. Nhưng làm sao để chúng ta có thể kết hiệp sâu xa với nguồn của sự sống này?

Các truyền thống tu đức đề nghị nhiều phương thức khác nhau đã chứng tỏ là hữu ích cho việc tăng cường đời sống thiêng liêng của chúng ta.

Sau đây là tám bước trên con đường đưa dẫn đến sự chữa lành và sự tăng trưởng của đời sống thiêng liêng theo đường lối của thánh Gioan Thánh Giá, một nhà thần bí I-pha-nho của thế kỷ 16, một người hiểu cặn kẽ hoạt động của con tim loài người, và hiểu rõ các đường lối khác nhau Chúa dùng để đưa dẫn chúng ta đến gần hơn với sự mầu nhiêm của tình yêu của Ngài. Tám bước này còn được gọi là tám giây phút đặc biệt trong đó Thánh Gioan Thánh Giá coi là quan trọng cho đời sống Tâm linh. Trong các bài kế tiếp chúng tôi sẽ kế tiếp về tám bước này.

 


Thời Khắc Nồng Nhiệt (The moment of fervor)


Đây là thời khắc của sự gần gũi. Đây là lúc trái tim chúng ta bị rung cảm và linh hồn bị khuấy động. Đây chính là lúc thân mật, khi tình yêu dường như nắm giữ chúng ta, dù chỉ trong khoảnh khắc.

Tôi xa nhà nhiều năm trong thòi gian đi tầu và đi học. Các con tôi lớn lên không được gần gũi bố. Khi được đoàn tụ thì con trai đã 13 tuổi. Hai con gái 9 và 7 tuổi dễ gần bố hơn. Tôi cảm thấy khó khăn khi no"i chuyện với con trai. Nhiều khi chỉ là một cuộc đối thoại một chiều. Tôi nói và con tôi dạ, tôi không rõ trong lòng nó nghĩ gì. Sống trên đất Mỹ chúng ta thấy những cử chỉ thân mật giữa vợ chồng con cái rất cần thiết. Tôi lớn lên trong gia đìn`h 10 người con, tôi không bao giờ nghe cha mẹ nói lên những lời thương yêu. Có chăng chỉ là những sự săn sóc lo lắng.

41 năm về trước, khi ba tôi đưa tôi ra phi trường để đi Pháp học. Đó cũng là lần cuối tôi được ở gần ba tôi. Khi từ biệt ba tôi chỉ nói "con cố gắng học hành", chỉ một ánh mắt cho biết tình thương. Không một cái bắt tay, không một cái ôm vai. Tôi đâu có ngờ đó là lần cuối cùng tôi được ở bên người và mãi mãi đời đời tôi không được nói lên rằng tôi thương ba tôi. Do đó tôi muốn là tôi với con trai tôi sẽ phải gần gũi và thân mật hơn. Nhưng lớn lên tiêm nhiễm phong tục xưa cổ tôi không thể ôm con trai, nắm tay và nói những lời thân mật. Phải đợi đến năm con 24 tuổi, khi đó là 10 năm về trước, khi vợ chồng tôi đi Âu Châu nhân dịp kỷ niệm lễ bạc, lúc tiễn đưa chúng tôi ở phi trường, tôi mới ôm được con tôi lần đầu. Đối với con gái thì khác hẳn, chúng hôn tôi dễ dàng.

Bây giờ thì dễ hơn, mỗi khi con cháu đến nhà, việc ôm hôn không còn gì khó khăn nữa, cả khi ở nhà thờ trong lúc chúc lành cho nhau.

Điều quan trọng là người cha phải bầy tỏ tình yêu với con trai vì chưa bao giờ được nghe thấy lời này ở miệng bố của mình. Còn gì thân mật hơn khi hai cha con có thể ôm nhau mà khóc khi chia sẻ những ngọt bùi.

Một thời khắc nồng nhiệt, một thời khắc gần gũi. Tình yêu tác động ra sao trong thời khắc đó trong đời?

Thánh Gioan Thánh Giá no;i rằng thời khắc này là nền tảng của đời sống tu đức. Thời khắc này thức tỉnh chúng ta trong nhiệm mầu của Thiên Chúa.

Thánh Gioan Thánh Giá là một nhà ẩn sĩ huyền bí. Một huyền bí gia (mystic) không phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và Thiên Chúa. Đối với họ Chúa là tình yêu và cảm nghiệm chân thật về tình yêu là được bàn tay Chúa chạm đến.

Đây là lúc chúng tạ ý thức được rằng đời sốg và tình yêu lớn hơn bản thân chúng ta rất nhiều. Tình yêu sâu đậm đúng là một mầu nhiệm. Khi tình yêu này tới, tình yêu này như ùa vào và chiếm giữ trái tim chúng ta và hầu như giải thoát chúng ta ra khỏi bản ngã nhỏ bé của chúng ta.

Không có thời khắc này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi cái vỏ của mình. Tình yêu của chúng ta sẽ bị giảm thiểu xuống trình độ của con người. Mầu nhiệm đich thực của tình yêu to lớn hơn nhiều. Và trong thời khắc nồng nhiệt, chúng ta mới cảm nhận được rằng đây là sự thực.

Thánh Gioan Thánh Gía khuyên chúng ta nên hưởng thụ thời khắc này. Hãy biết ở đây là một ân sủng vì được ban cho thay vì tự mình đạt được. Chúng ta haỹ tận hưởng mầu nhiệm và sự phong phú của thời khắc này.

 

Thời Khắc Độ Lượng (Moment of Generosity)


Đây là thời khắc khoan dung và lo lắng cho tha nhân. Đây là lúc tình yêu thúc đẩy chúng ta vướt qúa mức độ bình thường của lòng bác aí. Đây không hẳn chỉ là vấn đề giản dị khi quyết định làm một cái gì tốt lành cho kẻ khác. Tình yêu là động lực chính ở đây, tình yêu thúc đẩy chúng ta vươn ra và giúp đỡ kẻ khác. Thời khắc này dễ hay lây và khiến cho chúng ta trở nên can đảm.

Cách đây mươi năm, tôi có người bạn da đen cũng làm giáo sư trong trường. Anh ta khá to con và thường hay tình nguyện giúp việc tại các trung tâm tạm trú cho những người vô gia cu vào mùa đông. Một ngày kia, trời tuyết đổ xuống, trường chúng tôi bị đóng cửa. Anh rủ tôi đi cùng trên chiếc xe 4WD cuả anh. Công việc của anh là giữ trật tự trong trung tâm. Tối hôm ấy có 70 người từ khắp mọi viả hè của thành phố kéo đến trú ngu.

Bạn tôi tên Mark, đang tìm chỗ cho một người năm thì có biến động xẩy ra. Có hai người vô gia cư bắt đầu đánh lộn. Mark nhanh nhẹn lôi cả hai ra khỏi phòng chính và đẩy họ về phía tôi để tránh cho cuộc ẩu đả hỏi lan rộng. Tôi bị xô vào góc tường và không muốn bị vạ lây. Mark bình tĩnh đe doạ hai người này là sẽ gọi cảnh sát nếu họ không chịu làm hòa, và hứa với họ là sẽ cho họ ở ại qua đêm nấu ho ngưng đánh nhau. Cuộc đánh lộn được dẹp tan nhanh chóng. Mark đã tìm được chỗ khác cho họ nằm.

Về khuya, tôi thấy Mark lấy đèn bấm soi mặt một người , rồi lại gần tôi nói nhỏ: "Anh có thể cùng tôi chở người này đến trung tâm tẩy trùng không? Anh ta có chấy dận." Nghe thế, trong đầu tôi chỉ nghĩ đến sự kiện là tôi có thể lây bệnh chấy giận của anh ta/ Tôi ngần ngại không muốn cầm tay lôi người này đi. Đến trung tâm, Mark tự giới thiệu và xin cho người này được nhập viện.

Đêm đó tôi đọc câu chuyện Thánh Kinh về việc Chúa Giêsu chữa người cùi. Chúa đã dơ tay ra nắm lấy họ và chữa cho họ khỏi bệnh. Phải chăng những người vô gia cư ngày này là những người phong cùi của thời trước. Phong tục và xã hội đã biệt lập họ, họ phải tự động cho người khác biết về tình trạng của họ mỗi khi có người đến gần, vì họ là những người "không sạch". Dường như đa số chúng ta cũng cảm thấy ngần ngại mỗi khi phải chạm chán hay gần gũi những người đầu đường só chợ bây giờ.

Thời khắc độ lượng cũng rất can đảm:

Chắc hẳn chúng ta còn nhớ vụ máy bay rớt xuống sông Potomac ở Hoa Thịnh Đốn vào muà đông khỏang mươi năm về trước. Qua màn ảnh máy TV, chúng ta chứng kiến cảnh một người vật lộn với giòng nước giá băng để cứu kẻ khác. Chúng ta thấy người này khoác áo phao cho hết người này đến người khác sắp chêt đuối cho phi cơ trực thăng cứu họ. Chúng ta thấy ông ta đuối sức dần. Cuối cùng khi đên phiên ông, ông không còn đủ sức để tự khoác aó phao cho mình. Chúng ta thấy người đã cứu nhiều người khác đi dần vào cái chết. Thân thể người này không hề được xác định danh tánh, nhưng ông ta sống mãi trong lòng những người ông đã cứu sống.

Tình yêu đã làm gì trong lúc này?

Thánh GioanThánh Giá nói rằng tình yêu biến đổi thế giới khi thúc đẩy người ta lo lắng cho kẻ khác và làm việc thiện. Đời sống tốt đẹp hơn và con người thay đổi khi tình yêu thúc đẩy chúng ta hành động.

Thánh Gioan khuyên chúng ta ra sao trong thời khắc nàỷ Ngài nói rằng khi chúng ta bị thúc đẩy để làm một điều tốt lành cho kẻ khác vì tình yêu, chúng ta hãy liều mình một chút.

Chúng ta cần được khuyến khích vì có thể có sự nguy hiểm. Chúng ta không thể biết được phản ứng của người chúng ta giúp. Chúng ta cũng không biết điều gì sẽ xẩy đến cho chúng ta khi chúng ta hành động vì yêu thương. Thánh Gioan bảo: "Hãy liều một chút, vì chúng ta sẽ làm thay đổi được sự việc.

 

Thời Khắc Đau Khổ (Moment of Suffering)


Có nhiều loại khổ đau trong đời. Người độc thân có cái khổ của người độc thân. Kẻ có gia đình có cái khổ của người có gia đình.

Tôi thương mấy bạn độc thân lui cui một mình lúc ốm đau không ai chăm sóc. Các tu sĩ và các linh mục cũng có những giây phút cô đơn lạnh lẽo.

Cha mẹ tôi sanh 10 người con. Tôi chỉ có ba đứa và cái lo của tôi trong việc gây dựng nuôi dưỡng cho ba đứa con không thể sánh với những hy sinh, thức khuya giậy sớm, tần tảo buôn bán để nuôi nấng 10 anh chị em tôi của cha mẹ tôi. Ngày này qua ngày khác, thời giờ và nghị lực họ dành cho những đứa con thật là lớn ao không kể xiết.

Loại khổ đau này được làm cho dễ gánh chịu vìđây là kết qủa của chính sự chọn lựa của chúng ta. Tình yêu thúc đẩy chúng ta lựa chọn một lối sống, và tình yêu nâng đỡ chúng ta trong những hy sinh chúng ta phải làm vì người khác.

Còn một loại khổ đau khác khó khăn hơn. Loại khổ đau sẽ có ngày xảy đến cho tất cả chúng ta/. Đây là loại khổ đau trong đó chúng ta không có sự lựa chọn. Khổ đau này được đặt để cho chúng ta. Nó có thể đến trong khoảnh khắc, hoặc có thể được phát triển từ từ.

Anh bạn tôi có 3 đứa con, 2 trai, 1 gái. Đứa con trai lớn 13 tuổi học trường Our Lady of Good Counsel bị mắc bệnh ung thư phổi. Sau bao nhiêu tháng ngày chạy chữa, kể cả việc ghép tuỷ xống cuả đứa em gái lúc đó mới có 2 tuổi, nó đã chết. Cha mẹ em mất ăn ngủ ngày đêm săn sóc cho em trong thời gian em mang bệnh gần hai năm trời. Tôi đã thấy em từ lúc là cậu bé khôi ngô tuấn tú, một chú giúp lễ tại nhà thờ. Vi trùng ung thư tàn phá thân thể em. Chemo therapy và radation làm cho em rụng hết tóc, và da em vàng như nghệ. Cuộc giải phẫu em và em gái của em để truyền tuỷ xống là lá bài cuối cùng. Vậy mà cũng không có kết qủa gì cả.

Tôi đến nhà quàn, tất cả các bạn học của em đều có mặt. Bài điếu văn của cha phó xứ OGLC và là thầy học cũ của em làm cho tất cả mọi người rơi lệ.

Tình yêu đóng vai trò gì, Thiên Chúa đóng vai trò gì trong những đau khổ của chúng ta? Có rất nhiều người trong chúng ta đặt câu hỏi Chúa ở đâu khi khổ đau uà tới. Có người lại tự hoi tại sao Chúa để cho điều này xảy ra, nghĩ rằng Chúa có trách nhiệm về sự đau khổ của chúng ta.

Thánh Gioan Thánh Giá nói như sau về khổ đau: Điều mà tình yêu và Thiên Chúa làm trong những khổ đau của chúng ta là nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không đơn độc. Gánh nặng lớn lao của khổ đau không phải chi" là nỗi đau lúc đó, mà là sự cô độc. Khổ đau lột xác chúng ta và tách biệt chúng ta với mọi người. Lúc đó chúng ta ý thức rõ ràng nỗi cô đơn cùng cực. Thánh Gioan khuyên chúng ta phải xích lại gần người khác mỗi khi khổ đau. Chúng ta cần ph?ai ôm lấy nhau. Chúng ta cần biét là chúng ta không đơn độc.

Khổ đau có thể là một kinh nghiệm rất tai hại. Tất cả chúng ta đều biết có những người trở nên chua chát vì đau khổ. Ngược lại cũng có những người chịu đựng những nỗi đau ghê gớm nhưng vẫn là những kẻ luôn luôn lo lắng và săn sóc cho người khác.

Điều khác biệt là ở chỗ người chịu đau khổ có cảm nhận được chút tình yêu nào qua nỗi đau hay không.

 

Thời Khắc Tẻ Nhạt (Moment of Flatness)


Đây là thời khắc tế nhị nhất, là lúc con người mất hết hứng thú và không còn tha thiết điều gì nữa. Những gì bình thường thúc đẩy con người không còn hiệu lực nữạ Người này cảm thấy khô khan trống rỗng và cuộc sống hoàn toàn tẻ nhạt.

Thánh Gioan Thánh Giá gọi thời khắc này là giây phút đầu tiên của sự thanh tẩy, vì con người phải hoàn toàn thay đổi trong thời khắc này, phải tìm đường lối mới để có thể tiếp tục hoạt động. Điều quan hệ ở đây là tái tạo được động lực thúc đẩy. Đây không phải là vấn đề tìm lại được sự hứng thú cũ, mà là tìm được lý do mới để có thể tiê"p tục hoạt động, thay vì buông xuôi không làm gì nữa.

Không nên nhẫm lần kinh nghiệm này với tình trạng chán nản tuyệt vọng. Trong tình trạng tuyệt vọng con người không những mất hết hứng thú mà còn mất hết cả nghị lực nữa. Người này giống như một động cơ đã chết máy. Trong thời khắc tẻ nhạt, con người vẫn còn hoạt động nhưng thiếu hài lòng về công việc của mình. Phần thưởng tiềm ẩn trong công việc không còn đủ hấp dẫn nữa/.

Có một sự khác biệt trong tình yêu đầu đời lãng mạn và tình yêu trưởng thành tận hiến. Gioan Thánh Giá đề nghị rằng mồi người chúng ta phải đi qua con đường thanh tẩy để có thể đi từ tình yêu non dại đến tình yêu già dặn. Sự thanh tẩy àm cho tình yêU sâu đậm hơn thay vì hời hợt.

Khi hai người mới yêu nhau, cái gì cũng đẹp, họ chỉ nhìn nhau, nắm tay nhau cũng đủ no nê rồi. Khi đã lấy nhaụ có nhiều mụn con, trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, mối tình của họ phải biến thành cái "nghiã" mà các cụ ngày xưa gọi là cái "nghiã đá vàng".

Trong tình yêu chớm nở, con người sung sướng dâng hiến cho người yêu, cho lý tưởng trong đời, cho mục đích tối hậu của tình yêu/. Những phần thưởng tiềm tàng lúc này đủ mạnh để thuc đẩy con người tiếp tục tiến lên. Trong giai đoạn này, con người rất hài lòng về tình yêu.

Trái lại trong thời khắc tẻ nhạt, những phần thưởng tiềm tàng không còn nữa/. Con người hết cảm thấy hài lòng. Muốn cho tình yêu được trưởng thành, chúng ta phải tìm ra những lý do thúc đẩy mạnh hơn sự hài lòng để có thể tiếp tục tiến tới/.

Chúng ta phải tìm đến những lý do tốt lành khác để nâng đỡ chúng ta trong tình yêu/. Sự thanh tẩy này phải xảy ra trong hôn nhân, trong tình bằng hữu, trong việc làm, và trong đời sống tận hiến. Sự thanh tẩy này phải xảy ra nếu chúng ta muốn cho tình yêu tăng trưởng quá mư"c độ của những vui thú tầm thường.

Vậy thì Thiên Chúa ở đâu giữa những tẻ nhạt của cuộc đời/? Thiên Chúa là những gì tốt lành nhất, bên ngoài chúng ta, bên ngoài những vui thú và hài lòng của chúng ta.

Lời khuyên của Gioan Thánh Giá trong thời khắc này là cố gắng giữ cho đúng thông lệ. (Điều này có vẻ lạ lùng vì đường hướng sinh hoạt cũ hết còn hiệu lực.) Thánh Gioan cảm nhận được đây là thời khăc rất tế nhị và nguy hiểm, và là lúc có sự thay đổi lớn. Chúng ta cần có nền tảng căn bản để giữ được thăng bằng trong lúc có biến cố. Thánh Gioan khuyên chúng ta cứ giữ đúng lịch trình cũ và để cho tình yêu hướng dẫn chúng ta tiến sâu hơn.

Những thời khắc nồng nhiệt, độ lượng, đau khổ và tẻ nhạt là những kinh nghiệm của con người và là những dịp để thăng tiến về tu đức. Sự chữa lành xảy ra trong bốn thời khắc này ở mức độ nhân bản. Sức mạnh của tình yêu tiếp tục thuc đẩy chúng ta vượt ra khỏi con người thấp hèn, ra khỏi bản ngã nhỏ bé, để tiến tới một kinh nghiệm to tát và sâu xa hơn chính chúng ta.

Sự thúc đẩy làm cho chúng ta thay đổi từ từ. Chúng ta bớt bị thúc đẩy bởi những quyến rũ vật chất trong đời, và thoát ra khỏi những ràng buộc tầm thường này.

Đó là hành trình thanh tẩy các giác quan. Bốn thời khắc kếtiếp thanh tẩy chúng ta ở mức độ khác, mức độ tinh thần. Sự thay đổi này sâu đậm hơn và tinh tế hơn.

 

Thời Khắc Nuối Tiếc (Moment of Longing)


Thánh Gioan Thánh Giá goị thời khắc này là lúc thanh tẩy con người. Thời khắc này thường khởi sự với một cái nhìn ngược về qúa khứ, một sự tiếc nuối một cái gì đã từng có.

Năm nay tôi đã trên 60 tuổi; làm việc trong một trường trung học với hơn ngàn học sinh cỡ tuổi 14 - 18 làm cho tôi nuối tiếc thuở học trò của mình trên 40 năm về trước. Thời vô tư, ngây thơ chỉ biết yêu trộm nhớ thầm. Tuổi trẻ ngày nay yêu cuồng sống vội. Chúng lao đầu vào tình dục, rượu chè, ma tuý. Con gái 14, 15 tuổi đã có bầu, con trai 16 tuổi đã bệ rạc, bụi đời, dâm đãng, ra tù vào khám, và bỏ học. Tôi có một trò 16 tuổi, đúng 17 năm về trước nó còn nằm trong bụng mẹ nó khi mẹ nó cũng là học sinh của tôi. Tôi cũng có những phụ huynh trở thành bà ngoại ở tuổi 33, 34.

Mặc dù tiếc nuôi tuổi trẻ, tôi không muốn trẻ lại để sống trong thế hệ của các học sinh của tôi hiện nay. Thòi buổi này lũ trẻ có qúa nhiều cám dỗ, chúng được nhiều tự do hơn chúng ta, và cha mẹ chúng không có đủ thì giờ, phương tiện và khả năng để kiểm xoát chúng.

Tuy nhiên tôi nuối tiếc thời thơ ấu chạy giặc ngoài Bắc trong các năm 1946 -1951. Đây là thời cưỡi trâu thổi sáo, ở truồng tắm sông, đuổi bóng mây trên đường làng, tát áo bắt cá, và thả diều trên đồi caọ Tuổi trẻ ngày nay không được hưởng những thú vui lành mạnh của đời sống giữa thiên nhiên đồng nội.

Tôi nuối tiếc cái thời mà cuộc sống thật vô tư và đầy hy vọng. Gioan Thánh Gía nói: "Nếu một người có thể duy trì sự tiếc nuối, nếu người này có thể học cách cầu nguyện trong sự mong ước, sẽ có một tác động xảy ra, sẽ có một sự chuyển dịch từ từ, từ cái gì đã từng có sang một cái gì có thể vẫn có."

Tôi không còn trai tráng như xưa, để bơi lội 2 cây số mỗi ngày, chạy 13 miles trong một Walkathon for the Refugees như mấy năm về trước, hay đánh tennis đơn 4 giờ liền. Nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì các sinh hoạt này ở mức độ thấp hơn một chút và tiếp tục hoà nhập với giới trẻ để cảm thấy mình chưa già. Sự thực thì sự mê say và hứng khởi vẫn còn đó nhưng thể xác không còn dẻo dai như trước. Tôi vẫn mê khiêu vũ trong cac' tiệc cưới, và khi nhạc sống nổi lên là chân cẳng ngứa ngáy chịu không nổi. Đam mê này làm tôi ở miết ngoài sàn nhảy không biết mệt để ngày hôm sau thì cả người đau nhức, và phải "trả nợ qủy thần" mấy ngày sau.

Tôi có quen một cha xứ già, ngài tâm sự với tôi là người ganh tị với hai ông phụ tá trẻ tuổi. Người hâm mộ sự hăng say và lý tưởng của họ. Nhưng người cũng hết sức cảm tạ đội ơn Thiên Chúa về những năm tháng dài được làm cha sở họ đạo, về những giáo dân cha đã quen biết, và đã được dự phần vào cuộc sống bao nhiêu người/.

Cha mong mỏi phục vụ dân Chúa, muốn trở nên nguồn hy vọng và nâng đỡ của họ, muốn là đầy tớ tốt lành của Chúạ Cha nói: "Dần dần tôi đã chuyển hướng để chú tâm nhiều hơn từ những gì tôi đã mất đi sang những gì tôi vẫn có thể duy trì."

Trong thời khắc nuối tiếc, Thánh Gioan nói "Hãy cầu nguyện trong ước vọng của bạn." Tình yêu hướng dẫn chúng ta đến với những quà tặng chúng ta vẫn còn có thể đem cho người khác. Gioan Thánh Giá gọi thời khắc này là thời khắc thanh tẩy vì khi chúng ta cầu nguyện trong ước vọng, chúng ta khám phá được rằng cuối cùng, những gì xẩy ra trong đời sống thật sự quý giá và đáng kể nhất, vẫn là những quà tặng mà chúng ta sẵn sàng cho đi, nhưng không, và mãi mãi...

 

Thời Khắc Dốc Lòng (Moment of Commitment)


Đây là thơì khắc minh bac.h. Cũng là thời khắc can đảm. Đây là lúc con người được đầy đủ tự do để làm chứng tá cho những gì người này yêu chuộng và tin tưởng.

Tôi đã hành nghề gõ đầu trẻ và quản trị giáo dục trên đất Hoa Kỳ được 21 năm. 21 năm qua tôi đã làm việc với bốn năm ngàn trẻ em tuổi từ 14 đến 18. Tôi đã có rất nhiều "success stories". Tôi muốn tự nhủ rằng mình đã "touch many lives" trong 21 năm qua, nhất là khi những trò cũ gửi thiệp thông báo ra trường Đại Học hay mời dự tiệc cưới của họ.

Hôm qua một trò cũ tên David Congleton gọi điện thoại cho tôi cho hay nó đã xong Đại Học về biology và nursing, và hiện đã có vợ và có việc làm tại một nhà thương. Đây là trò bị tôi gọi xuống phạt gần như hàng tuần về tội trốn học, đánh lộn, chửi thề và hỗn láo với thầy cô. Vậy mà nó đã nhớ đến tôi sau 7 năm từ ngày nó bỏ học trường trung học. Sau một năm rửa chén và bơm xăng nó đã nhớ lời tôi dạy dỗ và ghi danh học lớp tối trong chương trình tráng niên. Nó lấy dước bằng GED và tiếp tuc. học lên đại học cộng đồng rồi chuyển qua George Mason Ụ. David nói: "You were the kindest person I have ever met. You have spent so much time listening to my problems and have given me the kind of advises I need. Thanks to you I am who I am today!"

Tôi có một trò khác bị đuổi ra khỏi nhà ở tuổi 16, mà bây giờ đã có bằng Ph.D. Tôi chỉ muốn là một người Kitô giáo chân chính, đôi xử với mọi người một cách tử tế, hiền lành, khoan nhân, và công bằng. Nếu tôi sống đưọc như vậy là nhờ Chúa đã ban cho tôi cái quà tặng quý báu là biết cảm thông, lắng nghe, và có lòng thương người. Là Phó Hiệu trưởng tôi không la hét mà chỉ khuyên bảo từ tốn. Học sinh ra khỏi phòng tôi phải vui vẻ nhận lãnh hình phạt mà tôi ấn định, nếu không tôi sẽ tiếp tục răn dạy cho đến khi nó nghe ra thì thôi.

Đây là nghiệp dĩ thứ hai của tôi sau 21 năm làm thủy thủ. Tôi đã thay đổi rất nhiều từ một hạm trưởng hét ra lửa thành một nhà giáo hiền lành. Tôi có thể nói là tôi hoàn toàn hăng hái dốc lòng làm việc để lo lắng cho những đứa trẻ được trao pho; cho tôi. Trong nghề của tôi, nếu không thích tuổi trẻ, nếu không thích hội nhập với mọi người thì không phục vụ đúng chỗ. Những nhà giáo chọn nghề này chỉ vì muà hè được nghỉ là môt sự sai lầm lớn lao. Họ coi lớp học như hỏa ngục và hoc. trò là những tên qủy sứ. Vừa tan học là họ biến mất không ở lại để dạy kèm thêm các học sinh kém.

Tôi thích công việc làm của tôi, và tôi hãnh diện về nghề nghiệp của tôi. Tôi tân. tâm cho nghề và không quản những ngày giờ bỏ ra để sinh hoạt với học sinh sau giờ học. Có những ngày thật là đáng quý, nhưng cũng có những ngày tôi tự hỏi tại sao phải đối phó với những tên cao bồi, du đãng, mất dậy, những tên nghiện hút, ăn cắp, vàcả những đứa bị tôi đuổi rồi đến ăn trộm nhà tôi trong khi tôi đang ở trường?, hay đến nhà tôi nửa đêm ném 96 cuộn giấy đi cầu lên cây cối chung quanh nhà tôi trong khi tôi phải trực tại một cái PROM cuối năm (Chúng lấy bình bọt sà bông cao râu xịt chữ "Dr. Bùi, We love You! Class of 96"). Tôi phải mất bao nhiêu công lao mới gỡ hết được những cuộn giấy mầu bay phất phới trên cây này.

Những ngày này tôi cảm thây nản chí và muốn về hưu cho rồi. Nhưng nghĩ đến những trò đang cần đến tôi thì tôi lại lên tinh thần. Chỉ khi nào chúng ta biết chắc chắn về những gì chúng ta đang làm thì chúng ta mới ở trong thời khắc minh bạch rõ ràng.

Thánh Gioan Thánh Giá khuyến khích chúng ta tập trung tư tưởng vào những gì chúng ta biết chắc chắn, và sẵn sàng làm nhân chứng cho hành động của mình. Việc này sẽ đem lại sự minh bạch cho người khác và sưởi ấm lòng họ.

Chúng ta sẽ "biến đôi được bộ mặt trái đất" và"make a difference"!

 

Thời Khắc Đen Tối (Moment of Darkness)


Thời khắc đen tối là đêm đen của linh hồn. Đây là thời khắc nổi tiếng nhất trong những bài viết của thánh Gioan Thánh Giá. Đây là thời khắc cô đơn trong đời. Đù nó đến bằng cách nào, con người cũng cảm thấy bị bao trùm bởi bóng tối và cảm thấy trơ trọi.

Tôi đã cảm nghiệm được thời khắc này 32 năm về trước khi tôi chỉ huy chiến hạm Nhật Tảo. Trên đường tuần dương ngoài khơi Phan Thiết, tôi nhận được lệnh của Phòng Ba Bộ Tư Lệnh Hải Quân là phải trực chỉ Đà Nẵng để đón một phái đoàn tướng lãnh ngoại quốc thăm viếng Cửa Việt và Vĩ tuyến 17. Tôi đã nhận được công điện khí tượng thông báo sẽ có bão đánh vào vùng biển Quy Nhơn, nằm ngay trên hải trình của tôị Tôi xin phép Bộ Tư Lệnh cho vào trú bão tại Vũng Cam Ranh, nhưng viên Trưởng Phòng Ba lúc đó từ khước. Tôi buộc lòng pải tiếp tục lên đường.

Quả nhiên khi ngang qua Quy Nhơn, chúng tôi bị bão đánh trúng. Không phải một trận bão mà ba trận bão (typhoon) liên tiếp đánh vào miền trung trong ba ngày liền: tôi còn nhớ tên là Eric, Joan, và Kate. Những tên cuả những người đẹp mà thủy thủ chúng tôi phải ghê sợ như những bà chằng lửa. Ba trận bão này thổi liên tiếp trong 76 giờ đồng hồ. Con tầu của tôi như chiếc lá trong trận cuồng phong.

Trong ba ngày ba đêm tôi không ăn không ngủ, đứng trên đài chỉ huy để lèo lái con tầu. Nhũng đợt sóng cao như trái núi đổ trùm lên từng lớp lại từng lớp. Con tầu ngụp lặn, lắc lư tới những góc độ khủng khiếp. Tất cả mọi đồ vật không cột chặt đều bị hất tung xuống sàn. Ghế bành bằng sắt cũng bị lật up'. La bàn từ nhảy ra khỏi giá treo và văng xuống sân đài chỉ huyï Không nấu ăn được chúng tôi phải gặm bánh mì khô, bánh mặn và uống nước chai. Tôi đứng móc tay vào cột chống bên thành tầu cho khỏi té, hay cánh tay mỏi rời. Nước biển đổ trùm trên đầu cổ ngấm vào trong người lạnh buốt. Tấm khăn lông quàng quanh cổ không ngăn nổi cho nước khỏi lọt vào trong người. Tất cả các cửa kín nước đã được đóng kín. Thuỷ thủ đoàn của tôi, người thì tụng kinh niệm Phật, người thì làm dấu và đọc Kinh Mân Côi.

Tôi cố gắng trông cậy vào đức tin để tìm một sự nâng đỡ và sức mạnh. Nhưng dường như chẳng thấy gì cả. Tôi như thấy mình đang quay cuồng và bị cuốn hút xuống một vực sâu tối đen thăm thẳm. Tôi càng xuống sâu, vực đen càng đen hơn. Tự đáy sâu tôi có thể nghe thấy tiếng tôi kêu van: "Lạy Chúa! Xin giúp đỡ chúng con! Xin thưong giúp con!"

Là hạm trưởng tôi là nhân vật mà tiếng Latinh gọi là Master Post Dicit (?) (Master after God) trên tầu đã cảm thấy hoàn toàn bất lực và nhỏ bé trước cuồng lực của bão tố. Tầu nghiêng qúa 57 độ là lật úp, và sinh mạng của toàn thể thuỷ thủ đoàn nằm trong tay tôi. Trong đời tôi chưa bao giờ tôi sợ như vậy kể cả những lúc bị tấn công khi giang hành. Tôi thấy thần chết gần kề tới nơi, nhớ đến vợ con tôi và những người thân của thủy thủ đoàn.

Tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy cô đơn hơn thế. Chỉ một sai nhầm nhỏ bé của tôi cũng có thể đưa con tầu vào lòng đại dương.Tất cả mọi người đang trông cậy ở mình tôi. Tôi đã nghĩ đến các tông đồ trên thuyền lo sợ bão tố trong khi Chúa Giêsu ngủ ngon. Tôi đã cầu nguyện hết sức sốt sắng và tôi đã cảm thấy được bình tâm, bớt lo sợ khi tôi đã phó thác cả con tầu trong bàn tay nhân lành của Chúa. Tôi đã lái tầu suốt 76 giờ cho tầu gối sóng, điều chỉnh vận tốc để tầu đứng yên trong khi các đợt sóng phủ trùm lên, trùm lên liên miên. Ban đêm tôi cho chiếu đèn rọi trước mũi tầu để định hướng của các đợt sóng. Tôi thấy được ánh đèn của hải đăng trên Poulo Gambir (Cù Lao Xanh) và lái tầu tới gần ph'ia tây nam của hòn đảo nhỏ xíu này để dùng hòn đảo chặn bớt song lớn.

Sau ba ngày ba trận bão lần lượt tan khi đánh chạm đất liền. Tôi ngó vào bãi biển Quy Nhơn, hàng ngàn chếc ghe bị thổi bay lên bãi cát. Trong hải cảng, bốn thương thuyền đứt neo bị mắc cạn. Bão vừa ngớt tôi vội thẳng hướng bắc ra Đà Nẵng. Khi tới nơi mới được tin vì thòi tiết xấu máy bay không thể đáp xuống Đà Nẵng, chuyến thăm viếng của thượng cấp bị huỷ bỏ. Bao nhiêu nguy hiểm cả tầu phải chịu đựng trong ba ngày thật là vô ích. Tôi muốn chửi thề và nguyền rủa người đã không biết gì về hải hành đã ra một cái lệnh ngu dốt như vậy. Nhưng Chúa đã lo liệu cho chúng tôi, Chúa đã đưa chung tôi về đến bến an toàn. Kinh nghiệm này làm cho tôi bớt sợ bão tố, vững tin vào Chúa và vào khả năng hải hành của mình.

Vậy thì Thiên Chúa ở đâu trong thời khắc đen tối này?

Gioan Thánh Giá nói rằng: "Điều mà tình yêu tác động trong lúc này là làm cho những hy vọng sâu xa nhất của chúng ta được nổi lên trên mặt. "Xin Chúa thương giúp chúng con!" Lời khuyên của Gioan trong thời khắc này là quyết định cậy trông tuyệt đốị Gioan nhấn mạnh rằng đây là một quyết định, một sự lựa chọn phai làm. Dường như không có một lý do tốt đẹp nào để trông cậy ngoại trừ đây là sự lựa chọn chúng ta làm.

Không phải tất cả mọi người đều lựa chọn sự trông cậy. Một số người lại quyết định sẽ không bao giờ trông cậy nữa sau một kinh nghiệm tương tự. Vấn đề của sự lựa chọn không bao giờ trông cậy nữa là vì đây là con đường dẫn đưa đến sự tuyệt vọng. Nếu chúng ta chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân chúng ta, thì cuối cùng, chính điều này cũng sẽ không đủ.

 

Thời Khắc Hiệp Nhất (Moment of Union)


Đây là thời khắc cuối cùng của sự biến đổị Trong thờikhắc này, chúng ta trở nên giống như người chúng ta yêu. Chúng ta trở nên thánh thiện y như Thiên Chúa chí thánh.

Khi người ta sống gần nhau lâu năm trong hôn nhân, một hiện tượng kỳ lạ xảy ra khi tình yêu của họ trưởng thành. Họ bắt đầu khoác lấy những tính nết của người họ yêu thương. Họ có thể bắt đầu giống nhau về nhiều phương diện. Họ ăn nói giống nhau, và đi đứng giống nhau. Cha mẹ tôi ăn ở với nhau 43 năm. Họ có 10 mụn con với nhau. Khi tôi về thăm nhà cách đây hai năm, cha mẹ tôi không còn nữa, nhưng các anh các chị tôi đã kể lại như sau: "Vào những năm cuối trước khi cha tôi mất, mỗi khi có ai hỏi cha tôi cái gì thì cha tôi trả lời khoảng 1 phút, rồi mẹ tôi tiếp tục và châm dứt câu trả lờị Điều lạ lùng là những gì mẹ tôi nói họ cảm thấy y như chính là lời của cha tôi đã nói rạ"

Sự kết hiệp sâu xa biến đổi con ngườị Chúng ta trở nên giống như người chúng ta yêụ Gioan Thánh Giá khuyên chúng ta luôn luôn đầu hàng cho tình yêu.

Việc này sẽ làm cho chúng ta trở nên thánh thiện y như Chúa là đấng Thánh.

Những thời khắc nuối tiếc, thời khắc đen tối, thời khắc dốc lòng, và thời khắc kết hiệp là những thời khắc sâu xa nhất của con người. Đây là những dịp chữa lành và tăng trưởng sâu đậm về tâm linh. Sự chữa lành xảy ra trong các thời khắc này hiện hữu ở mức độ của sự tự do của chúng ta.

Mỗi thời khắc dường như thách đố chính thần trí của con người. Người này cảm thấy bị thử thách tận đáy của xương tủy. Sự thách đố trong c'ac thời khắc này là vấn đề tự chủ. Trong mỗi thời khắc, con người phải tranh đấu với hiện tượng mất mát về khả năng kiểm xoát. Đây là hành trình của sự thanh tẩy cho linh hồn của chúng ta.

Ngược lại, trong khi những thời khắc sâu xa của đời sống con người này đe dọa sự tự chủ của chúng ta, tình yêu thúc đẩy chúng ta đầu hàng nhiều hơn. Trong khi tình yêu dạy dỗ chúng ta nghệ thuật đầu hàng, chúng ta lại tìm thấy được nhiều tự do hơn. Sự tự do chân chính của linh hồn chỉ có được khi chúng ta lựa chọn sự đầu hàng buông xuôi/.

Tám thời khắc trong đời, đầy ý nghiã và đầy ân sủng.

Mầu nhiệm vĩnh viễn và bao quát của tình yêu luôn luôn hoạt động trong những thời khắc này trong đời sống con người. Tìnhyêu lôi kéo chúng ta ra khỏi bản ngã chúng ta, biến đổi lối sống ích kỷ của chúng ta, đưa đẩy chúng ta tới những liên hệ mật thiết hơn với mọi người, và thường xuyên lôi cuốn chúng ta về với sự viên mãn của tình yêu, và biến đổi sụ tự do của chúng ta ngay trong ngọn lửa thiêu đốt của tình yêu này.

Ước muốn lớn lao nhất của Thiên Chúa cũng là một và tương tự như ước muốn thâm sâu của con người. Đó là làm sao để chúng ta tìm được nguồn gốc chữa lành và đời sống chúng ta có thể biết và có thể sống trong tinh thần của tình yêu chân thật và vĩnh cửu.


Mai Thư