TR̉ CHUYỆN CÙNG BẠN TRẺ

Bài 9

THẢO KÍNH CHA MẸ


Tôi đă chứng kiến một thằng nhóc 12 tuổi, hất nhào mâm cơm xuống đất,và mẹ nó th́ ngồi khóc, chứ không nói một tiếng nào, lư do đơn giản: bà mẹ nấu cơm không ngon.

Tôi cũng đă thấy một cô gái nói ch́ chiết với bà mẹ, trong lúc đó, bà mẹ im lặng quét nhà, lư do thật đơn giản: bà quên phơi áo quần cho cô ta.

Tôi cũng đă từng can ngăn một thanh niên, xách dao phay rượt ông bố, lư do cũng thật đơn giản: anh ta bị bố đánh v́ chơi với bạn xấu. Và có rất nhiều cảnh tương tự như trên mà tôi và các bạn đă thấy qua.

Điều răn thứ bốn của Thiên Chúa: "Thảo kính cha mẹ". Có bạn thanh niên đă vung tay nói hùng hồn với tôi về cha mẹ ḿnh: "Ai biểu đẻ tui ra làm chi, đẻ ra th́ phải nuôi". Bạn thanh niên này nói rất đúng và cũng rất sai. Thiên Chúa đă trao cái quyền tạo dựng cho những người làm cha làm mẹ, nhưng sự sống th́ Thiên Chúa nắm giữ "độc quyền", độc quyền hơn cả pḥng công chứng thành phố, Ngài không trao cho ai cả, nhưng anh có h́nh hài, anh có sự sống, và ai đă làm cho anh được to con lớn xác như ngày hôm nay thế, chắc là anh được con khỉ hay con sói nuôi như Tazzan chắc? V́ thế cho nên khi anh bạn thanh niên này vung tay tuyên bố như trên, th́ cũng có nghĩa là anh ta đang chửi Thiên Chúa. Đúng vậy, v́ khi sinh con, cha mẹ đă cộng tác vào chương tŕnh tạo dựng kỳ diệu của Thiên Chúa, và con cái chính là hồng ân của Thiên Chúa ban cho cha mẹ, như lời thánh vịnh đă ca tụng: "Này con cái là hồng ân của Chúa. Con ḿnh sinh hạ là phần thưởng Chúa ban "( Tv 127,3). Hồng ân, tức là món quà quư báu, mà anh bạn thanh niên này chính là món quà quư báu mà Thiên Chúa đă ban cho cha mẹ anh ta, tại sao lại nói như thế, chẳng lẽ anh bạn này không muốn trở thành món quà quư báu sao? Không cần phải hất hủi cha mẹ mới gọi là bất hiếu, phát biểu như anh bạn trên, hất đổ mâm cơm như nhóc con trên, hay như cô gái ch́ chiết mẹ vừa kể trên, cũng là đại bất hiếu rồi vậy. Các bạn trẻ thời nay thường hay viện cớ cha mẹ già cả, lỗi thời, không hợp với thời đại của con cháu nữa, mà đối xử với cha mẹ, lắm lúc, như một người đầy tớ không bằng. Dù cha mẹ già cả, dù cha mẹ lẩm cẩm hay dù cha mẹ là một người mang bệnh tâm thần chăng nữa, th́ cũng là người đă sinh ra ḿnh, vẫn là người đă được Thiên Chúa ủy quyền thay mặt Ngài mà sinh thành, dạy dỗ, nuôi dưỡng chúng ta, cho nên chúng ta phải luôn luôn tôn trọng và kính yêu cha mẹ, đó chính là thảo hiếu rồi vậy.

Giáo lư công giáo đă nói cho chúng ta biết phải thảo kính cha mẹ như thế nào, tôi nghĩ rằng, các bạn trẻ ai cũng đă đều học qua (không thuộc th́ không được rước lễ vỡ ḷng vậy), nhưng tôi cũng cứ nhắc lại để chúng ta cùng nhau tṛ chuyện cho có "căn bản" hơn. Giáo lư công giáo dạy rằng : "Phải thảo kính cha mẹ khi các ngài c̣n sống, cũng như khi các ngài đă qua đời. Khi cha mẹ c̣n sống, th́ phải hết sức phụng dưỡng, vâng lời và không làm cho cha mẹ buồn. Khi cha mẹ qua đời, bổn phận làm con phải luôn cầu nguyện cho cha mẹ được hưởng phúc thiên đàng". Có một điều rất quan trọng mà chúng ta không biết hay là không để ư, đó là: dù chúng ta đă già, tóc hai màu như cha mẹ, có con cháu đầy đàn, dù chúng ta có làm ông thủ tướng, làm ông cha cố, làm bà xơ d́ phước, hay làm chức phận này nọ trong xă hội, th́ đối với cha mẹ, các ngài vẫn luôn luôn coi chúng ta là những đức con c̣n nhỏ, vẫn luôn quan tâm như hồi chúng ta c̣n bé vậy. Đó là một dấu chứng của t́nh mẹ cha thương con bao la như biển Thái b́nh.

C̣n chúng ta, cha mẹ c̣n sống trước mắt chúng ta đó, chúng ta phải thảo hiếu như thế nào? -Khi cha mẹ c̣n sống- điều làm cho cha mẹ vui ḷng nhất, sung sướng nhất, thích thú nhất nơi con cái ḿnh, đố các bạn trẻ đó là điều ǵ? Là sự VÂNG LỜI. Tôi dám bảo đảm với các bạn là cha mẹ chúng ta thích nhất là sự vâng lời của chúng ta đối với các ngài. Của lễ đẹp nhất mà Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha chính là vâng lời, là phục tùng thánh ư của Cha hoàn toàn: "Người c̣n hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, chết trên cây thập tự" (Pl 2,8). Vâng lời cha mẹ, đó là tỏ rơ sự hiếu thảo của con cái, đó cũng là sự hănh diện của cha mẹ khi có đứa con biết vâng lời ḿnh. Các ngài thường đem sự vâng lời của con cái đi "khoe" cho hàng xóm biết: "Con tôi nó rất ngoan, không bao giờ làm trái ư tôi". Chúa Kitô cũng sẽ nói với Cha Ngài như thế: "Nó vâng lời cha mẹ giống như con vâng lời Cha vậy". Thật hạnh phúc biết bao cha mẹ nào có đứa con biết vâng lời. Bởi v́: "Ai thờ cha th́ bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ th́ tích trữ kho báu. Ai thờ cha th́ sẽ được vui mừng v́ con cái, Khi cầu nguyện họ sẽ được lắng nghe.(Hc 3,3-5).

Cái hiếu thảo to lớn thứ hai là săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Dĩ nhiên là khi các ngài c̣n sống, c̣n sống mới săn sóc, c̣n sống mới phụng dưỡng. Nhưng săn sóc như thế nào?

Có người săn sóc cho cha mẹ như thế này: mỗi tháng đều gởi tiền cho cha mẹ tiêu xài, nhưng chẳng bao giờ dẫn vợ con về thăm cha mẹ. Đây không phải là hiếu thảo, mà là bố thí cho cha mẹ.

Có người lại săn sóc cha mẹ như sau: từ thành phố về quê xa quá, đi lại tốn tiền mà thêm mệt nhọc, bèn đem mẹ lên thành phố ở nhà ḿnh, để gọi là mẹ con gần gũi bên nhau. Nhưng khi mẹ về ở trong nhà con của ḿnh, th́ mẹ rất ít khi gặp con của ḿnh, v́ con đi làm từ sáng đến tối, hoặc cùng bạn bè nhậu nhẹt, nên không có thời giờ để mẹ con tṛ chuyện, mẹ cũng chẳng dám bước lên nhà trên, v́ nó quá sang trọng, mà mẹ rờ tới cái ǵ cũng bị con dâu ḍm ngó và lấy giẻ lau lại, sợ cái chai cái lọ, ly tách bị dơ, đến nỗi bạn bè của con tưởng mẹ là người ở, người làm công… …Đây càng không phải là đứa con hiếu thảo với cha mẹ, mà là cha mẹ hiếu thảo với con cái.

Lại có người hiếu thảo với cha mẹ cách quái gỡ như thế này: Mỗi ngày trước khi đi làm th́ ra lệnh cho mẹ ḿnh: thau áo quần con bỏ trong thau, mẹ đem giặt cho con; trưa nay có bạn trai của con đến chơi, mẹ nhớ quét nhà, đừng hút thuốc lá hôi lắm, anh ấy chịu không nỗi, đừng thế này và đừng thế nọ.

Đây không phải là phụng dưỡng cha mẹ, mà là bắt cha mẹ phụng dưỡng ḿnh. Cha mẹ không cần chúng ta cho các ngài tiền để tiêu vặt, cha mẹ chỉ muốn chúng ta thỉnh thoảng ghé thăm các ngài, nói chuyện trên trời dưới đất (chuyện tiếu lâm), chuyện học hành của cháu chắt, chuyện nhà chuyện cửa của chúng ta, là các ngài vui hơn có bạc triệu trong tay. Dùng vật chất để săn sóc cho cha mẹ, để cha mẹ không thiếu thốn trong tuổi già là một điều tốt, nhưng các ngài chỉ muốn tận mắt nh́n thấy "thằng cu Ty nghịch ngợm, con Tư bụ bẫm" của ḿnh ngày xưa th́ mới vui ḷng. Nếu chúng ta đối xử đơn sơ như cách nghĩ đơn sơ của cha mẹ già th́ đó chính là hiếu thảo với cha mẹ vậy. Hiếu thảo với cha mẹ khi các ngài c̣n sống, đó là việc làm chính đáng mà Thiên chúa mà đă ban thành lề luật cho con người. Ai thảo hiếu với cha mẹ th́ đă vâng lệnh Thiên Chúa rồi vậy (Hc 3-7). Khi c̣n nhỏ, chúng ta hiếu thảo với cha mẹ bằng cách: vâng lời các ngài trong mọi việc một cách đơn sơ, hồn nhiên. Khi đến tuổi thanh niên, chúng ta hiếu thảo với cha mẹ bằng cách: phục tùng các ngài trong khiêm tốn và hồn nhiên. Khi đă gia đ́nh lập gia đ́nh, chúng ta hiếu thảo với cha mẹ bằng cách: dạy cho con cái ḿnh biết tôn kính, yêu mến ông bà, bởi v́ khi chúng nó yêu mến ông bà, th́ cũng chính là chúng chúng ta hiếu thảo với cha mẹ vậy. Khi chúng ta đă già, có cháu có chắt, th́ sự hiếu thảo của chúng ta đối với cha mẹ (nếu các ngài c̣n sống), không ǵ hay hơn là trở nên người "bạn già" của các ngài, bởi v́ lúc ấy, chỉ có chúng ta (đă trải qua quá tŕnh làm cha mẹ) mới hiểu và thông cảm được với các ngài, và đó cũng là tấm gương hiếu thảo cha mẹ sống động cho con cái, cháu chắt của chúng ta bắt được.

Khi cha mẹ qua đời- việc hiếu thảo to lớn nhất mà ai cũng biết, đó là cầu nguyện cho các ngài. Phải cầu nguyện như thế nào? Theo tôi th́ khi cha mẹ c̣n sống hay đă qua đời, đều phải săn sóc các ngài và cầu nguyện cho các ngài. Có người sẽ cười tôi và nói: chết rồi c̣n săn sóc ǵ nữa, chỉ cầu nguyện thôi. Giáo hội cho phép chúng ta được hỏa táng, và lấy tro đựng vào trong một cái hủ làm sẵn, gọi là hủ hài cốt, rồi gởi vào trong nhà thờ, rất gọn gàng, rất sạch sẽ và con cái dễ dàng thăm viếng. Đây là lúc chúng ta săn sóc: mỗi ngày chúng ta đến nhà thờ dâng thánh lễ, sau đó đến "nói chuyện" với cha mẹ rất thân t́nh, êm ái, và kể lể những khổ cực, những vui buồn của ḿnh như khi cha mẹ c̣n sống vậy, cho cha mẹ nghe, đó không phải là săn sóc sao?. Đứng trước hài cốt của cha mẹ, chúng ta vừa cầu nguyện với Chúa, vừa nói chuyện với các ngài, thật là hiếu, kính đôi đường vậy.

Có người một năm 2 lần mới đến thăm hài cốt cha mẹ ḿnh, đó là ngày giỗ cha mẹ ḿnh và ngày lễ các đẳng linh hồn (2.11) Có người rất ít khi xin lễ cầu nguyện cho cha mẹ đă qua đời, hồi tôi c̣n giúp xứ cho một họ đạo nhỏ ở Sài g̣n, nhiều năm phụ trách việc nhận tiền xin lễ và ư lễ của giáo dân, rồi phân chia ư lễ trong tuần để cha sở dâng lễ theo ư người xin. Tôi để ư thấy có nhiều người luôn xin lể cho linh hồn ông bà cha mẹ, mà không bao giờ tới nhà thờ dâng thánh lễ! Có một giáo dân nói với tôi: "Miễn là có xin lễ, đừng quên ông bà cha mẹ là được rồi, đi lễ cũng thế mà thôi, Chúa cũng biết!" – "Miễn là" cũng đồng nghĩa với guợng ép trong t́nh yêu, như một cô gái nọ đă mách nước cho cô bạn của ḿnh: "Mầy không thương thằng cha đó cũng được, "miễn là" mầy nhận lời đi chơi với nó là xong ngay, có tiền xài…" – Nếu cha mẹ nghe được chữ "miễn là" của đứa con nói, th́ chắc các vị ấy buồn ghê lắm, mà Thiên chúa cũng chẳng ban ơn cho đứa con "miễn là" ấy đâu.

Cầu nguyện cho cha mẹ khi các ngài qua đời, không phài là chuyện dị đoan, nhảm nhí mà là bổn phận của con cái đối với cha mẹ, và cũng là tuyên xưng niềm tin vào kẻ chết sống lại của chúng ta: "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại…"; không phải xin lễ cho ông bà cha mẹ, hay là những người đă qua đời là chuyện ngày nay, mà đă có từ xưa trong thời cựu ước: "Ông Giuda đă quyên được khoảng hai ngàn đồng bạc, và gởi vể Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quư này v́ cho rằng người chết sẽ sống lại " (2Mcb 12,43). Khi các ngài c̣n sống, chúng ta đem những của ngon vật lạ để cha mẹ dùng, nhưng khi chết rồi, th́ không thể dâng cho cha mẹ những thức ăn ấy nữa, mà chính là lời cầu nguyện và những việc làm hy sinh, bác ái của chúng ta. Có người, khi cha mẹ c̣n sống, để cha mẹ thiếu thốn mọi cái trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng khi cha mẹ vừa qua đời, quan tài c̣n để trong nhà, đă tổ chức ăn uống nhậu nhẹt rùm beng, gọi là để cha mẹ "nở mặt nở mày", để gọi là đứa con có hiếu! Mà cha mẹ mặt mày lúc đó đă thối rữa, c̣n đâu nữa mà nở mặt với không nở mặt chứ! Chẵng qua là cái dịp (cha mẹ chết) để có cơ hội ăn uống nhậu nhẹt "hợp pháp" mà không sợ bị ai quấy rầy mà thôi (không phải ai cũng như thế cả đâu). Các ngài đang cần lời cầu nguyện và hy sinh của con cái ḿnh. Có những đứa con, cha mẹ vừa nhắm mắt tắt hơi, th́ la ó, chửi nhau tùm lum, kiện nhau ra ṭa, để giành giựt gia tài, mà quan tài cha mẹ c̣n "nằm ch́nh ́nh" ở đó mà chẳng thấy đứa con nào giành cả, đúng là đại bất hiếu "trời không dung đất không tha", cũng có nghĩa là: Chúa không chúc phúc, mà người đời cũng không quên việc làm bất hiếu này của họ. Các ngài rất cần lời cầu nguyện và hy sinh của con cái ḿnh.

"Thứ bốn thảo kính cha mẹ". Hiếu thảo và kính yêu phải đi kèm với nhau, không ai vừa hiếu thảo lại vừa hất hủi cha mẹ. Nhưng tôi cũng thấy có người rất hiếu thảo với cha mẹ nhưng không kính trọng các ngài, những người này thường săn sóc cha mẹ rất chu đáo, nhung không muốn đi bên cha mẹ khi xuất hiện trước mặt đông người, v́ cha mẹ ḿnh quê mùa. Cũng có các vị quyền cao chức trọng, v́ sĩ diện, mà không dám giới thiệu cha mẹ ḿnh cho người khác biết,v́ mẹ bị bệnh tâm thần. Cha mẹ quê mùa hay bệnh hoạn, đó không phải là lư do để chúng ta mất sĩ diện với mọi người hay bạn bè; nếu cha mẹ bạn là người nông dân chất phác, mà giờ đây bạn trở thành một linh mục, một bà xơ, một ông bác sĩ hay một ông gíam đốc, th́ tôi bảo đảm với các bạn rằng, mọi người sẽ hết ḷng khen ngợi bạn (chứ không phải cha mẹ) là người có phúc, v́ bạn có cha mẹ rất thương yêu và nuôi dạy bạn nên người. Khi bạn sợ mất thể diện, ấy là lúc bạn đem hai chữ bất hiếu, khắc (chứ không phải viết) trên cái "bản mặt" trơ trẽn của ḿnh rồi vậy. "Cha con, con hăy hết ḷng tôn kính, và đừng quên ơn mẹ đă mang nặng đẻ đau. Hăy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành, Công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng?" (Hc 7, 27-28). \

Hiếu thảo cha mẹ, cũng có nghĩa là yêu mến anh chị em của ḿnh, họ chính là những tay, chân trong thân thể của ḿnh. Anh chị em trong nhà cần phải luôn thương yêu giúp đỡ nhau, con cái khôn ngoan th́ vui ḷng cha mẹ (Hc 3,2), khôn ngoan ở đây chính là anh chị em biết nhường nhịn nhau, anh chị nói th́ em nghe, trên dưới thuận ḥa, không phải là niềm vui của cha mẹ ḿnh sao? Sống mà để cho cha mẹ vui ḷng th́ đó chính là hiếu thảo rồi vậy, cần ǵ phải đem cha mẹ lên thành phố sống, cần ǵ phải mua sắm nhiều thứ cho cha mẹ mới gọi là có hiếu.

Anh chị em trong nhà, đành rằng cùng cha mẹ sinh ra, nhưng mỗi người có một cá tính không giống nhau, có người th́ nóng như lửa, có người th́ nguội như nước, lại có người th́ cười luôn miệng, nhưng cũng có người th́ gọi…mười ngày cũng chẳng nghe được một câu ơi ạ! Do đó, mà thỉnh thoảng trong nhà cũng có lúc anh chị em to tiếng với nhau rất …ác liệt, nhưng không phải v́ thế mà anh chị em trong nhà cứ đấu đá nhau hoài? Có hiếu với cha mẹ, chính là huynh đệ biết sống thương yêu nhau, nhưng khi đă lập gia đ́nh, có con cái, chúng ta mới thấy t́nh thương anh chị em dành cho nhau rất quan trọng, nh́n con cái ḿnh, th́ ḿnh hồi tưởng lại ḿnh với anh chị em ngày c̣n ở với cha mẹ, để mà thấy thương yêu cha mẹ và anh chị em hơn. Nếu các bạn là linh mục, th́ cần phải thảo kính cha mẹ nhiều hơn tất cả mọi người,v́ bạn được Thiên Chúa ủy quyền rao giảng lời của Ngài cho mọi người, bạn cần phải ư thức việc ḿnh làm, và noi theo điều ḿnh thực hiện… , cũng có nghĩa là khi bạn giảng về sự hiếu thảo với cha mẹ th́ chính bạn cũng đă hiếu thảo với cha mẹ rồi vậy. Nếu bạn là một nữ tu, tôi nghĩ rằng bạn có một tâm hồn nhạy cảm, rất nhạy cảm với cha mẹ, và tôi tin rằng, những người đi tu đều là những người hiểu rơ hơn ai hết về sự hiếu thảo đối với cha mẹ, bởi v́ chính họ ngày đêm luôn cầu nguyện cho cha mẹ ḿnh được bằng an xác hồn, bởi chính họ đă phó thác cha mẹ ḿnh cho Thiên Chúa khi dâng ḿnh làm nữ tỳ của Ngài. Và một khi đă giao cho Ngài coi sóc ǵn giữ, th́ Ngài sẽ không quên đâu.

Nước mắt th́ luôn chảy xuống chứ không chảy lên bao giờ cả. "Chảy xuống" cũng có nghĩa là cha mẹ luôn thương yêu con cái của ḿnh, đó là lẽ tự nhiên mà tạo hóa đă ban cho người làm cha làm mẹ. "Chảy lên" chính là nói về con cái, con cái thường là không nh́n thấy t́nh cảm rộng lớn bao la của cha mẹ, nên có những thái độ, những lời lẽ bất hiếu với cha mẹ trong cuộc sống, Thiên Chúa thấy trước mắt mọi sự, nên đă ban cho nhân loại điều răn thứ 4 này, tuy là đứng hàng thứ bốn trong muời điều răn của Thiên chúa, nhưng nó là điều thứ nhất trong bảy điều sau nói về con người phải tuân giữ. Một gia đ́nh hạnh phúc là một gia đ́nh mà cha mẹ, con cái đều la chu toàn bổn phận của ḿnh. Không một vị thánh nào mà không thảo kính cha mẹ, cũng như Thiên Chúa không bao giờ chúc phúc cho những người bất hiếu với cha mẹ ḿnh, lư do thật dễ hiểu: Bởi v́ cha mẹ thay quyền Thiên chúa mà sinh thành, dưỡng dục con cái, theo như ư Ngài muốn, vậy th́ bất hiếu với cha mẹ, cũng có nghĩa là bất hiếu, bất kính với Thiên chúa vậy.

Có một câu chuyện như sau:

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, trên chiếc tàu chở quân đội đi hành quân, có một anh lính trẻ buồn nhớ mẹ, anh ta liền lấy tấm h́nh của mẹ ra coi, v́ vô ư và gió biển thổi mạnh, nên tấm h́nh rơi xuống biển, anh ta vội vàng nhảy xuống biển để vớt tấm h́nh lên, viên sĩ quan cho rằng anh ta đào ngũ, bèn giam tù anh lính này, đến ngày ra hầu ṭa, quan ṭa hỏi anh: -" Tại sao anh đào ngũ trong khi đang hành quân, theo quân luật,đào ngũ trong khi đang hành quân là tử h́nh, anh biết không?".
Anh lính trẻ trả lời:-" Tôi biết, nhưng thưa quan ṭa, tôi không có đào ngũ".
Quan ṭa hỏi lại: -" Mọi người đều thấy anh nhảy xuống biển để trốn".
Anh trả lời: -"Tôi c̣n kỷ vật duy nhất mà mẹ tôi để lại, là tấm h́nh, không may nó rơi xuống biển, nên tôi phải nhảy xuống lấy lên, v́ đó là tấm h́nh của mẹ tôi"
-"Anh đưa tấm h́nh tôi coi". Anh lính trẻ lấy tấm h́nh ở trong túi áo, đưa tấm h́nh của mẹ ḿnh đă loang lỗ v́ tróc hết thuốc rửa cho quan ṭa xem, quan ṭa coi xong liền tuyên bố:
-" Một người con có hiếu với mẹ như thế th́ không thể là một người phản bội tổ quốc được. Anh vô tội"
Cả pháp đ́nh thở phào nhẹ nhơm vui mừng, mọi người chạy lại ôm lấy anh lính trẻ để chia xẻ niềm vui, và khen ngợi anh là một người con thật có hiếu . Người ta cũng khen ngợi vị quan án sáng suốt và có…hiếu với cha mẹ, v́ ai đă từng hiếu thảo với cha mẹ ḿnh, mới hiểu được t́nh cảm hiếu thảo này to lớn và thiêng liêng vô cùng. Xin Thiên chúa chúc lành cho chúng ta luôn luôn hiếu thảo với cha mẹ trong suốt cuộc đời của ḿnh./.

10 – LỜI KẾT

"Tṛ chuyện với các bạn trẻ" đến đây th́ chấm dứt, nghĩa là trên giấy trắng mực đen đă chấm hết./. Nhưng trong cuộc sống đời thường mỗi người, những câu chuyện trên đây vẫn c̣n tiếp diễn không ngừng, và sẽ tiếp diễn măi cho đến khi mặt trăng không c̣n chiếu sáng, mặt trời tắt ngủm mà thôi. Cũng có nghĩa là bao lâu c̣n con người trên mặt đất, th́ những câu chuyện trên đây vẫn c̣n tái diễn măi cho đến tận thế, dù cho vật đổi sao dời, dù cho chiến tranh hạt nhân bùng nổ cũng không làm cho ḷng con người trở nên tốt hơn, chỉ có Lời Chúa mới xoay chuyển được ḷng trí con người, chỉ có các bạn trẻ hôm nay học tập lời hằng sống, và ngày mai đem chiếu soi cho mọi nguời chung quanh nhận biết chân lư mà ḿnh đă sống. "Tṛ chuyện với các bạn trẻ" được viết ra sau những năm giúp xứ, "lăn lộn" nơi một xă hội đầy những cái không tốt – giữa trung tâm Sàig̣n văn minh phát triển – mà mọi người thường gọi là tệ nạn xă hội, "đưa tay ra là có thể phạm một tội tày trời, quá chân bước là có thể gặp một chuyện không may" cho đời sống tu đức.

Tôi đă tiếp xúc với nhiều hạng người trong xă hội "của Sàig̣n", mà nhiều nhất có lẽ là hững thành phần bất hảo: con trai lớn th́ đi ăn cướp, làm ma cô, con gái lớn th́ làm gái, làm điếm; trẻ em th́ đi cướp giựt nhiều hơn tới trường. Những người mà chính họ cũng thấy ḿnh không ra ǵ cho xă hội. Họ đang cần những tấm gương sáng của các bạn trẻ, bởi v́ gia đ́nh họ không được cái may mắn hạnh phúc như các bạn, bởi v́ không ai nói cho họ biết về t́nh yêu chân chính trong hôn nhân, nên họ yêu bừa yêu băi, mà con gái lỡ trượt chân một lần th́ lao đầu luôn vào chốn lầu xanh, nhưnglầu xanh th́ bị cảnh sát lục xét gắt gao, thành ra họ đón khách ở các gốc cây vào buổi tối.

Ở một nơi mà tôi thường nghe con nít hát bài "đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn…", nên có lúc nó cũng làm tôi suy nghĩ về đời sống tu tŕ của ḿnh. Nh́n các em thiếu nhi mới tuổi 14, 15 mà khuôn mặt đă đầy phấn son, và ḷng dạ th́ già trước tuổi, đă ĺ ra trước những trận đ̣n bị bắt quả tang ăn cắp. Tṛ chuyện với các bạn trẻ là để chia xẻ tâm t́nh bức xúc của ḿnh, những hiểu biết của ḿnh trong phạm vi khiêm tốn, với những kinh nghiệm qua những lần gặp gỡ, tiếp xúc và dạy dỗ những con người rất đời thường, nhưng rất cá biệt ấy. Và chính nơi họ, tôi đă t́m ra cho ḿnh một lư tưởng của ơn gọi, một sự kiên tŕ nhẫn nại mà hoàn toàn tự do.

Vậy, có thể nói, họ chính là những ông thầy đời của tôi vậy. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta./.