T̀NH YÊU

TRONG CHƯƠNG TR̀NH CỦA THIÊN CHÚA

 

 

    Tiếng gọi lên đường là tiếng gọi đức tin và cũng là tiếng gọi t́nh yêu.

    Với Vua Davit, Thiên Chúa bắt đầu diễn tả t́nh yêu của Ngàinhư t́nh cha . Tuy nhiên, vẫn chỉ  mới là vài nét mờ nhạt. Sự thật nằy quá lớn lao, phải đợi chính ConThiên Chúa làm người là Đức Giêsu Kitô đến bày tỏ bằng lời nói và bằng bản thân Ngài, ta mới cảm nhận được sự thân mật của t́nh Cha.

    Và như thế, kinh nghiệm Kitô giáo không xa lạ ǵ với điều bạn trẻ đang quan tâm: T́nh yêu.

 

I.                                         ĐI T̀M CHÂN DUNG T̀NH YÊU:

 

Hai tiếng t́nh yêu diễn tả nhiều thực tại khác biệt, thuộc thể xác hoạc tinh thần, do đam mê hoặc có suy xét chín chắn, nghiêm trang hay hời hợt, có tính xây dựng hoặc phá hoại. Người ta thích một cái ǵ dễ chịu, một con vật, một người cùng làm việc, một người  bạn thân, cha mẹ họ hàng, con cái và sau cùng là một người khác giới.

    T́nh yêu là một cái ǵ quá phong phú, nếu chỉ chú trọng tới một mặt, người ta thường diễn tả lệch lạc. Nhà tâm bệnh học chỉ thấy nơi t́nh yêu một mănh lực gây bất ổn và có tính cách tội phạm, v́ họ quá chú trọng đến những biểu lộ sai trái bên ngoài như ghen tuông, xài phí, hận thù, báo oán…Nhà sinh vật học lại coi t́nh yêu đơn giản như một hấp lực giới tính, một hấp lực có tính cách vật lư hóa học. Nhà tâm lư học lại thấy trong t́nh yêu một bản năng cộng cảm và vô số những thảm kịch do sự mong manh của t́nh yêu gây nên. C̣n các nhà luân lư và thần học có lẽ lại quá lưu ư đến những yếu tố siêu nhiên và tâm linh trong t́nh yêu.

    Hai tiếng t́nh yêu mang lại nhiều âm hưởng, thực tế t́nh yêu dệt bằng nhiều màu sắc khác nhau. Một nhà thơ Việt Nam đă tự hỏi: “Lằm sao định nghĩa được t́nh yêu ?”

    Thơ, nhạc, những phim và chuyện hay kể cho ta nghe những t́nh yêu thật thơ mộng. Bên cạnh đó, đầy dẫy những phim yêu ra kinh doanh, khiến t́nh yêu bị bôi nhọ, bóp méo, đến nỗi trong những gia đ́nh lễ giáo, đoi khi khắc khe khó chịu khi nghe con cáinói tới ýnh yêu.

    Thế nhưngcần nhớ rằng, nói đến t́nh yêu không chỉ là nói đến quan hệ nam nữ mà c̣n có cả tương quan giữa cha mẹ và con cái, giữa bằng hữu với nhau, giữa người với người nói chung và, trên hết, giữa Thiên Chúa với con người. Tất cả những t́nh yêu ấy phát xuất từ Thiên Chúa, v́ kinh thánh có nói : “ Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Ga 4, 8).

    Cần trở vế với mạc khải Kinh Thánh để biết được thế nào là t́nh yêu trong chương tŕnh cua Thiên Chúa từ ban đầu.

Ai hăy làm thinh chớ ùnói nhiều

Để nghe dưới đáy nước hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Vằ để xem trời giải nghĩa yêu.

Hàn mặc Tử                          

Ta hăy trở về với câu chuyện sáng tạo, Ađam mở mắt ra và trân trân nh́n Eva. Bạn thử trả lời xem Adam quan tâm đến điều ǵ nơi Eva ?Không phải chỉ là “xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”, nhưng mà đôi mắt. Adam thấy Eva đang nh́n ḿnh và trong đôi mắt nàng có sự tha thiết cảm thông mà ông chưa hề bắt gặp được nơi thụ tạo nào trước đó. Adam t́m gặp được một người bạn, một người có thể cùng ông “ nh́n nhau” . Ông đă có được một ai đó để ông gọi và sung sướng được nghe sinh linh ấy trả lời. Nh́n nhau, gọi nhau và trả lời nhau: Điều ấy chiỉ có thể diễn ra giữa những ngôi vị, giữa những “ai đó” có thể tự xưng ḿnh là “tôi”.

    Rebeca đă nghe tiếng gọi t́nh yêu của Isaac, con trai Abraham, và tự nguyện lên đường ra đi vạn dặm. Isaac được hạnh phúc trong t́nh yêu với Rebeca và khuây khỏa được nỗi ưu phiền v́ mất mẹ.

    Giacop yêu Rakhen và sẳn sàng làm việc bảy năm để cưới được nàng. “Những năm ấy đối với chàng chỉ như vằi ngày thôi, bởi v́ chàng quá yêu nàng” (St 29,20).

    Tuy nhiên t́nh yêu không chỉ là sáng kiến của hai người. Câu chuyện Tobia và Xara cho thấy chính Thiên Chúa quan tâm đến t́nh yêu của con người và đưa đẩy họ đến với nhau, dù có phải can thiệp vào lịch sử.

 

II. YÊU THƯƠNG LÀ QUAN TÂM

 

     Thánh Gioan : “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,19). Yêu thương không dừng lại ở những t́nh cảm đẹp, những cảm xúc muốn được chiều chuộng, nhưng đ̣i phải biết quên ḿnh để cống hiến, hành động đáp ứng.

    1.  Yêu thương ai là quan tâm tới người ấy, thấy được những nhu cầu của họ và đáp ứng những nhu cầu ấy một cách tế nhị, cụ thể . Nói cách khác, tức là ưu ái nh́n đến người ấy, muốn điều tốt cho người ấy. (Yêu thương nhau là ân cần tŕu mến để ư đến nhau và cùng nhau nh́n theo một hướng)

    2. Yêu thương th́ phải ḱnh trọng: Yêu thương ai th́ kính trọng ngụi ấy. Tôn trọng sự tự do, tôn trọng sự khác biệt, để đi tới sự hiểu biết và ḥa hợp

    3. Yêu thương trong sự thật: Nghĩa là Yêu thương như Thiên Chúa muốn, do đó, cần nhận định đúng để đáp ứng như Thiên Chúa muốn

    4. Yêu thương cách khiêm nhường: Vừa quảng đại hiến dâng vừa vui vẻ đón nhận sự giúp đỡ của người khác.

    5. “Ḷng yêu mến th́ khoan dung, nhân hậu; ḷng yêu mến không ba hoa, không tựu măn, không khiếm nhă, không ích kỷ, không cáu kỉnh, không chấp nhất sự dữ, không mừng trước sự bất công, nhưng biết chia vui cùng ḷng chân thật. Trong muôn sự, ḷng mến hết ḷng bao dung, hết ḷng kính tin, hết ḷng trông cậy, hết ḷng kiên nhẫn” (1Cr 13, 4 - 7)

III .TRONG TRÁI TIM CỦA THIÊN CHÚA .

 

     Trăm sông đều đổ về biển mà cũng đều do biển mà ra, bởi chính biển đă cho mây tạo nên mưa nguồn mà làm nên mợi ḍng sông. Mọi t́nh yêu đều bắt nguồntừ t́nh yêu Thiên Chúa và đều được mời gọi hướng về Thiên Chúa . Mai sau rồi bạn sẽ lập gia đ́nh hoặc t́nh nguyện sống độc thân v́ Nước trời hoặc vi nhân loại, quyết định của bạn cần phải do t́nh yêu thôi thúc và bạn sẽ chỉ hạnh phúc khi đời bạn triển nở trong yêu thương. Trái tim sẽ luôn đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc sống, không chỉ v́ nó bơm máu huyết cho toàn thân mà c̣n cả theo nghĩa nó là hiện thân của t́nh yêu nơi bạn, như lời khuyên sau đây của cha Jean Le Presbytre:

 “Bạn hăy quan tâm để trái tim bạn đừng bao giờ khô cứg lại, nhất là đừng khi nào tan nát cả. Trái tim có thể gây cho bạn bao đau khổ nhưng trái tim lại cũng là:

Nguồn an vui: với những t́nh yêu rất lành mạnh tươi nở

Nguồn sáng suốt : Những tư tưởng cao đẹp lại chẳng phát xuất từ trái tim đó sao ?

Nguồn tận tâm: Những trái tim tàn héo hấp hối nào ích lợi ǵ cho ai ?

Nguồn thiện cảm : Để bạn trở thành tất cả cho mọi người

Nguồn ảnh hưởng : nhờ trái tim mà bạn có được sức truyền cảm rung động

Nguồn thánh thiện : bởi v́ chính trái tim giúp chúng ta vươn lên trời cao

    Muốn có trái tim hào hiệp chân thành, cần phải biết điều khiển nó. Nó chính là một sức mạnh tuôn trào, hăy khơi nguồn cho nó. Nó chính là một động cơ. Đừng khi nào bạn để nó trở thành chiếc tăy lái và nhất là đứng khi nào để nó rung động dồi dào nhất với một đức tự chủ mạnh mẽ nhất.

    Hăy cẩn thận, đừng để lẫn lộn rung động với đa cảm. Đa cảm chỉ là một lạm dụng của những rung động. Tuổi của bạn là tuổi mà những lạm dụng ấy thường hay lui tới. Khi trái tim vừa mở mắt, nó rung động v́ những chuyện nhỏ nhặt không đâu.

    Bạn hăy tỉnh thức, đừng bắt chước những người trẻ đă sớm gieo rắc bao mảnh t́nh khờ dại, nhạt nhẽo và khô héo. Họ tưởng là họ yêu nhưng thực ra chỉ là yêu ḿnh, chỉ v́ ích kỷ. Họ hoang phí trái tim để rồi   khi thời gian cần phải tận tâm, đến lúc chữ yêu chân thật tới với đời họ th́ trái tim đă nát tan tự bao giờ, không c̣n lại ǵ nữa.

    C̣n bạn, hăy hiến dâng trái tim cho Thiên Chúa và hăy chân thành khẩn nguyện: “ Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng, xin làm cho trái tim con nên giống trái tim Chúa”

Tuy nhiên, đối diện với thhực tế không đơn giản. Bạn sẽ thấy ḿnh giới hạn, bất lực, không làm được điều ḿnh muốn và, rất nhiều khi, không Yêu thương được như ḿnh muốn. Kinh nghiệm thất bại trong Yêu thương giúp bạn biết khoan dung và tha thứ, đồng thời nhận ra rằng để Yêu thương cần có ơn Chúa, cần cầu xin Chúa Thánh thần dạy ta biết Yêu thương

    Cũng cần biết chia sẻ và cộng tác: Trước những nhu cầu quá lớn, một ḿnh ta không làm ǵ được. Cần phải gặp gở, trao đổi với đồng bạn và hỏi ư kiến người trên để đi đến hợp tác hành động chung, sẽ dẫn đến việc chia sẻ những kinh nghiệm tâm linh và những cái nh́n…

( Kết :

    Hăy cầu nguyện và huấn luyện con tim của bạn theo cùng nhịp đập với con tim của Chúa Giêsu Kitô.

   

( Câu hỏi thảo luận:

1.      Trong bài hát trẻ thơ, bạn nghe các em nhỏ nghêu ngao: “ không dám đâu, em c̣n phải làm bài; không dám đâu, em c̣n phải học bài” Những anh chị thành công rực rỡ trên con đường đời chẳng phải là những người đă biết hát bài ấy cho đến khi rời ghế đại học đó sao ?

2.      Hăy nêu một câu kinh thánh mà bạn coi là kim chỉ nam cho trái tim của bạn ?

3.      Chia sẻ cảm nghiệm về t́nh yêu của bạn và đă phản ánh được t́nh yêu trong trái tim của Chúa chưa ?

 

KINH DÂNG TRÁI TIM CHO CHÚA

 

    Lạy Chúa Giêsu, trái tim con đang bừng cháy lửa Yêu thương và tự hiến. Nhưng con muốn rằng t́nh yêu con dành cho Chúa phải làm chủ mọi t́nh cảm khác.

    Có lắm người bạn của con tự hào về những chuyện t́nh cảm nho nhỏ, nhưng con để ư thấy rằng những chuyện ấy làm tê liệt việc học hành của họ và thu hẹp chân trời của họ. Con muốn giữ ḿnh tránh khỏi những thứ t́nh cảm ấy.

    Con muốn giữ cho ḷng con được tự do đối với mọi quyến luyến t́nh cảm, cho đến ngày con đủ khả năng nhận lấy những trách nhiệm của một gia đ́nh, nếu đó là sứ mệnh Chúa đă định cho con.

    Lạy Chúa Giesu, con xin dâng trái tim con cho Chúa một cách thật đặc biệt, xin hăy làm cho nó trở nên giống như trái tim Chúa. Amen

    Chúng con đừng có kẻ thù…Hăy thắng sự thù ghét bằng sức mạnh của t́nh yêu . Hăy trau dồi thói quen bất bạo động, yêu thích con đường đối thoại và khẳng định các giá trị hơn sử dụng sức mạnh. Hăy cởi mở với những kẻ thiếu thốn, nghèo khó, ở bên lề. Ước ǵ họ là những người bạn mà chúng con ưu tiên mời vào bàn ăn của đời ḿnh.

ĐGH Gioan Phaolo II

 

TƯƠNG LẠI THUỘC VỀ NGƯỜI TRẺ

 

A.        NGƯỜI TRẺ THUỘC TUỔI NÀO ?

 

1.Về mặt thể lư, đời người đại khái có bốn giai đoạn lớn :

-Tuổi nhỏ: từ bé -> 15,16 tuổi

-Tuổi thanh niên : 17 -> 30

-Tuổi trưởng thành: 30 trở đi

-Tuổi già: 60 trở đi

Sự nghiệp đời thường được xây dựng vào tuổi thanh niên và trưởng thành. Trong khóa chia sẻ này, người trẻ hiểu là các bạn tuổi thanh niên, nhất là vào tuổi cài trâm …

2. Tuy nhiên tuổi đời không chỉ đo bằng thời gian, mà c̣n bằng tinh thần. Có những người già trước tuổi; lại có những người, tuy tuổi đời chồng chất, mà tinh thần vẫn trẻ trung

Soi gương th́ thấy ḿnh già,

Soi ḷng lại thấy ḿnh là thanh niên.

 

B.        MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA NGƯỜI TRẺ HÔM NAY

 

Người trẻ hôm nay rất nhạy để cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái mới mẻ, cái đáng yêu của cuộc đời. Họ hướng về tương lai, muốn góp phần xây dựng cuộc đời cho ḿnh và xă hội, nhưng họ đừng ảo tưởng, mà phải nh́n vào thực tế quanh ḿnh.

1.Loài người đang chuẩn bị bước sang thế kỷ 21

2. Nét đặc trưng của thế kỷ 21

-Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh

-Sự bùng nổ và phát triển kinh tế

-Sự bùng nổ về dân số

-Môi sinh và môi trường xh

-Vai tṛ phụ nữ được đề cao

-Con người thấy cần trở về với nhũng giá trị tinh thần, tâm linh, tôn giáo

-Luân lư và tôn giáo đươọc kể là phương cách chống sa đọa, ích kỷ, và giúp con người sống bác ái hơn, tin tưởng hơn…

 

C.        THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NGƯỜI TRẺ

 

Ư thức được trách nhiệm cao cả của ḿnh, lại nhận biết môi trường sống hôm nay, người trẻ sẽ vào đời như thế nào?

I/ Vào đời bằng thái độ hăng say, tin tưởng.

Dù muốn dù không , người trẻ cũng phải vào đời. Nói chung, với ba thái độ:

1.Thái độ e dè, sợ sệt, bi quan, yếm thế : Từ đó sẽ đi đến chỗ bất cần, bất măn, tiêu cực. Bạn đừng làm thế, nhưng hăy biết cậy trông nơi Chúa, Đấng đă nói: Hăy an tâm, thầy đây đừng sợ

2. Thái độ háo hức, nôn nóng, nhưng lại không chuẩn bị, chỉgặpđâu hay đó. Người môn đệ Chúa Giêsu th́ luôn sẳn sàng. “Anh em hăy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Anh em hăy sẳn sàng, v́ chính giờ phút anh em không ngờ, th́ Con Người sẽ đến”

3.Thái độ ung dung, tin tưởng lạc quan, v́ đă sẳn sàng và có Chúa hằng nâng đở anh em

Bạn chọn thái độ nào? Chắc bạn muốn chọn thái độthứ ba. Nhưng muốn thế, bạn cần chuẩn bị hành trang sẳn sàng.

II/ Người trẻ chuẩn bị những ǵ ?

1.           Bạn cần có kiến thúc phổ thông và cái nh́n bao quát về mọi vấn đề, sao cho phù hợp với hoàn cảnh và thời đại.

2.           Bạn trau dồi khả năng chuyên môn, để có một nghề vững chắc, bảo đảm cuộc sống của ḿnh và gia đ́nh.

3.           Nhất là bạn cố gắng học cách sống làm người và sống làm con Chúa . Vất vả lắm, nhưng thật là hănh diện, vui tươi.

 

D.        MỘT CHÚT TÂM T̀NH

 

Tôi đang nắm trong tay tương lai của tôi, của gia đ́nh tôi,của xă hội và Giáo hội tôi. Tôi không thể sống ương hèn, biếng nhác, tầm thường. Tôi nhất dịnh chuẩn bị đầy đủ và sẳn sàng để tiến tới tương lai